Giang Khôn Tuấn, bác sĩ trưởng của một bệnh viện ở Trung Quốc đã làm một video phân tích về các khối u trên cơ thể.
Bác sĩ cho rằng, trên thế giới có 2 kiểu người, một kiểu người là chỉ cần chạm thấy khối u trên cơ trhể là ngay lập tức đến gặp bác sĩ, còn một kiểu người là khi phát hiện thấy khối u họ không quan tâm quá nhiều, thậm chí khối u phát triển đến 5, 6cm cũng không nghĩ là cơ thể đang có vấn đề.
Bác sĩ Giang Khôn Tuấn sẽ chỉ ra cách giúp mọi người nhận biết khối u trên cơ thể là ung thư hay khối u lành tính thông qua 5 đặc điểm sau.
Bác sĩ Giang Khôn Tuấn
1. Đầu tiên nhìn vào hình dạng bất thường và không đồng đều của khối u. Hầu hết các khối u ác tính có hình dạng bất thường và hơi gập ghềnh. Nếu khối u khi chạm vào rất nhẵn mịn, đại đa số là lành tính.
2. Hãy chú ý xem kích thước của khối u có thay đổi hay không. Ví dụ, khối u ban đầu là 1 cm, sau 1 tháng phát triển thành 1,5 – 2cm, điều này có nghĩa là khối u phát triển rất nhanh, loại khối u này rất nguy hiểm, cần đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời.
3. Khối u ác tính có đặc điểm là sẽ lan ra bên ngoài, vì vậy nó sẽ dính vào các mô xung quanh. Có thể thử phương pháp đẩy khối u, nếu khối u không trượt, thì có rất nhiều khả năng đó là khối u ác tính.
Kích thước của khối u thay đổi nhanh chứng tỏ đây là khối u nguy hiểm
4. Độ cứng của khối u cũng là trọng tâm của quan sát, bởi vì hầu hết các khối u lành tính sẽ tương đối mềm, trong khi các khối u ác tính thường là cứng.
5. Các khối u ác tính thông thường phát triển rất nhanh, và giữa khối u sẽ có hiện tượng l.ở l.oét, và khối u lành tính bình thường sẽ không có l.ở l.oét.
Độ cứng của khối u cũng là trọng tâm của quan sát
Bác sĩ Giang Khôn Tuấn bổ sung thêm, ngoài 5 đặc điểm trên, còn có một cách đơn giản để phân biệt khối u ác tính hay lành tính. Ví dụ, hầu hết mọi người đều bị cảm lạnh, sau khi cảm lạnh sẽ cảm thấy phần cổ bị sưng, cái này gọi là “ hạch bạch huyết”, nhưng sau 2- 3 tuần nó sẽ nhỏ hơn, vì vậy nó là mấu chốt rất quan trọng, nếu hạch bạch huyết sau khi phát triển to lại biến thành nhỏ, về cơ bản nó không phải là ung thư, có thể chỉ là cảm lạnh dẫn đến virus, hoặc là khối u do cảm lạnh gây nên.
Xác định các bệnh ung thư thông qua vị trí của khối u?
Vị trí xuất hiện khối u cũng cho bạn biết mình mang u lành hay u ác. Nếu u, hạch trên cổ hiện diện trên 3 tuần, rất cứng, đau, ngày càng to ra và có thể di chuyển hoặc xuất hiện thêm thì đó có thể là dấu hiệu đầu tiên của bệnh bạch cầu hoặc bệnh Hodgkin, một loại ung thư hệ lympho, hoặc bạn bị bệnh ung thư đã di căn.
Khối u xuất hiện ở chân và có dấu hiệu ra m.áu hoặc khiến bạn đau, sưng tấy hay khó lành thì đó có thể là dấu hiệu của ung thư da. Ung thư biểu mô tế bào, một dạng ung thư da thường khởi phát với một mảng đỏ có vảy và sau đó cứng lại.
U ở dưới cánh tay nếu mềm, có tình đàn hồi, bị đau và đau nhiều hơn khi bạn uống đồ uống có cồn thì đó là dấu hiệu ung thư vú hoặc bệnh Hodgkin
U ở dưới cánh tay có thể là khối u do tắc tuyến nang lông, sưng vú hoặc là sưng hạch bạch huyết. Nhưng nếu chúng thường mềm, có tình đàn hồi, bị đau và đau nhiều hơn khi bạn uống đồ uống có cồn thì đó là dấu hiệu ung thư vú hoặc bệnh Hodgkin.
Khối u nằm ở háng kèm theo biểu hiện đổ mồ hôi về đêm, sốt, sụt cân không rõ nguyên nhân, da bị đau và đỏ tấy thì nên đi khám ngay, đó có thể là dấu hiệu của ung thư.
Hà Vũ
Theo Aboluowang/vietnamnet
1001 thắc mắc: Vì sao hơi nước gây bỏng nặng hơn nước sôi?
Nhiệt ẩn hóa hơi làm hơi nước nóng chứa nhiều năng lượng nhiệt hơn và gây bỏng nghiêm trọng hơn nước sôi.
Nhiệt ẩn hóa hơi là năng lượng nhiệt cần thiết để chuyển sang một đơn vị khối lượng chất lỏng sang trạng thái khí ở áp suất khí quyển tại điểm sôi của nó.
Nước sôi chỉ chứa một lượng năng lượng nhiệt cần thiết để làm sôi nó. Tuy nhiên, vì hơi nước được hình thành từ nước sôi, nó vừa chứa lượng nhiệt của nước sôi, vừa chứa nhiệt ẩn hóa của hơi nước. Do đó, hơi nước có nhiều năng lượng nhiệt hơn, kết quả là gây bỏng nặng hơn nước sôi.
Clip nguồn youtube
Vì sao nhiệt độ nước không thay đổi dù tiếp tục được đun sôi?
Khi mới đun, nhiệt độ của nước sẽ không ngừng tăng lên. Tuy vậy khi nhiệt độ đạt tới 100oC, thời điểm mà nước bắt đầu sôi, nhiệt độ được giữ nguyên bởi nhiệt được sử dụng để thay đổi trạng thái của nước chứ không phải để tăng nhiệt độ.
Như thế có nghĩa là, nguồn nhiệt mà ta dùng để đun nóng nước trong lọ có nhiệt độ là 100o và nó cũng chỉ có thể làm cho nước trong lọ đạt tới 100oC mà thôi.
Khi ở 100oC, nước là hỗn hợp của cả trạng thái lỏng và trạng thái khí, đây là thời điểm cân bằng giữa trạng thái lỏng và trạng thái khí. Chỉ cần đun nước ở trạng thái lỏng thì khi tăng thêm lửa hoặc tiếp tục duy trì nhiệt, sẽ làm cho nước từ trạng thái lỏng dần chuyển sang trạng thái khí. Nước cho dù ở trạng thái hỗn hợp khí hay lỏng, nhiệt độ khi sôi cũng không thể tăng cao hơn.
Kết luận: Nước đã sôi mà càng tăng nhiệt độ với mục đích làm cho nước nóng hơn thì chỉ làm nước càng cạn nhanh mà thôi!
Tại sao không nên đun nước sôi nhiều lần?
Các tạp chất phổ biến nhất được tìm thấy trong nước máy bao gồm vôi, canxi, florua, nitrat, magiê và một số chất hữu cơ khác
Nước đun sôi 1 lần, đảm bảo diệt khuẩn. Nhưng khi đun sôi lại nước, bạn phá hủy các chất dinh dưỡng có trong nước và biến chúng thành các hợp chất nguy hiểm…
Khi đun nước nhiều lần, nhiệt độ cao sẽ chuyển đổi Nitrate thành Nitrosamine là chất gây ung thư (đặc biệt là ung thư buồng trứng, ruột, bàng quang, tuyến tụy, dạ dày và thậm chí có thể gây ra bệnh bạch cầu).
Vì vậy, tốt nhất, chỉ nên đun sôi lượng nước đủ dùng trong ngày và đổ bỏ phần nước thừa trong chai, bình đi trước khi châm thêm nước mới vào ngày hôm sau.
Không nên đun nước sôi quá lâu, thời gian tốt nhất là để nước sôi 5 – 10 phút, nhiệt độ sôi lâu sẽ khiến các chất hóa học có hại kết tủa trong nước.
Tuyệt đối không đun nước sôi quá 1 lần để dùng ăn uống, nó không chỉ không có lợi mà thực sự gây hại cho sức khỏe.
Theo T.iền phong