Tự tẩy tóc ở nhà bằng thuốc tẩy giá rẻ cho tiết kiệm, cô gái 20 t.uổi phải lĩnh di chứng nặng nề suốt đời

Xu hướng tẩy tóc để nhuộm màu lạ đang được giới trẻ cực kỳ ưa chuộng, tuy nhiên nó ẩn chứa những rủi ro hết sức kinh khủng.

Tẩy tóc là việc sử dụng các hóa chất chuyên dụng. Thuốc sẽ tẩy đi sắc tố melanin có trong tóc làm mất đi màu nguyên thủy của nó. Sau đó nhuộm tiếp các màu thời trang, sáng nổi bật thì mới có thể lên màu đúng như bạn muốn. Việc này đòi hỏi phải có người dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc, lẫn việc lựa chọn các loại thuốc tẩy an toàn thì tóc mới tốt và đẹp.

tu tay toc o nha bang thuoc tay gia re cho tiet kiem co gai 20 tuoi phai linh di chung nang ne suot doi afd03e

Annaliese sở hữu một mái tóc chắc khỏe và suôn mượt trước khi có quyết định sai lầm nhất trong đời.

Tuy nhiên, vẫn có vô số người vì sợ tốn quá nhiều t.iền cho việc ra salon tóc nên tự tẩy ở nhà. Mới đây là trường hợp của Annaliese Fox, 20 t.uổi được đăng trên tờ Dailymail đã cho thấy nhiều mối nguy hiểm khôn lường. Theo đó, Annaliese vì muốn tiết kiệm t.iền nên đã đi mua loại thuốc bột tẩy tóc với giá rẻ 10.99 đô, bán trôi nổi ngoài thị trường. Sau khi tẩy xong, cô tự quấn tóc lại trong bọc và ra ngoài mua tiếp thuốc nhuộm.

Thế nhưng, chỉ 1 giờ sau khi tẩy thì bỗng da đầu của Annaliese xuất hiện cảm giác như bị đốt cháy, cảm giác bỏng rát y hệt như bị dí đầu vào bếp nóng. Lúc này cô thật sự hoảng loạn và chạy gấp vào phòng tắm, dùng vòi sen xả lại sạch các chất tẩy còn dính trên tóc. Tuy nhiên, mọi chuyện đã quá muộn.

“Lúc ấy tôi có cảm giác bị bỏng rát dữ dội trên da đầu lẫn ở cổ. Dù đã xả dưới vòi tắm hoa sen lạnh nhiều lần nhưng các chất tẩy đã thấm vào chân tóc đến mức mà khi dội vòi sen lên thì thực sự có hơi nước bốc ra từ đầu”, Annaliese nhớ lại.

tu tay toc o nha bang thuoc tay gia re cho tiet kiem co gai 20 tuoi phai linh di chung nang ne suot doi ca45da

Các hóa chất trong thuốc tẩy giá rẻ đã thấm quá sâu khiến da đầu cô bị bỏng một mảng lớn.

Quá đau đớn, cô liền tức tốc đến một bệnh viện địa phương ngay trong đêm. Sau khi xem xét, các bác sĩ đã chụp ảnh đầu cô và gửi lên Khoa bỏng nặng tại bệnh viện Royal North Shore. Nhận thấy tình trạng bỏng của Annaliese quá nghiêm trọng, họ liền chuyển cô đến Trung tâm y tế Sydney để điều trị.

Tại đây, hội đồng bác sĩ cho biết Annaliese đã bỏng quá nặng nên không thể chữa trị được nữa. Họ chẩn đoán rằng, do đã ủ tóc với các hóa chất nguy hiểm đó lên 1 giờ nên chúng đã thấm và len lỏi vào tận da dầu. Tình trạng của Annaliese gần như phải điều trị bỏng hóa chất cấp độ 3. Cô bị mất phân nửa mái tóc, để lại một vết sẹo xấu và rất có thể phải ghép da – một trong những liệu pháp trị bỏng nặng cực kỳ đau đớn.

“Trong cuộc đời thì đây là sai lầm khiến tôi phải hối hận nhất. Chỉ vì tiết kiệm 200 đô mà giờ đây tôi dường như mất hết, tóc thì không biết lúc nào mọc lại, còn sẹo thì xấu đến dường nào. Thông qua câu chuyện của tôi, thật sự mong các chị em đừng mạo hiểm bằng cách tự tẩy tóc nữa. Đây là một quyết định ngu dốt nhất, hãy ra salon tóc để họ làm cho bạn”, Annaliese trải lòng trên tờ Dailymail Úc.

Tẩy tóc có hại gì không?

Tẩy tóc là một quá trình không hề dễ chịu mà còn có phần nguy hiểm. Ngoài việc phá hoại cấu trúc ban đầu của tóc, hóa chất cũng tác động đến da đầu và tạo cảm giác rất khó chịu. Nên nếu đã thật sự muốn tẩy tóc thì bạn phải thật kiên nhẫn và có sức chịu đựng cao.

tu tay toc o nha bang thuoc tay gia re cho tiet kiem co gai 20 tuoi phai linh di chung nang ne suot doi bcd53d

“Đừng tự tẩy tóc tại nhà và nhất là không sử dụng các chất tẩy giá rẻ, bằng không thì kết cục cũng như tôi” – Annaliese khuyên.

Sau khi tẩy tóc thì tóc bạn sẽ có một số ảnh hưởng như:

– Tóc bị khô, mất độ ẩm, dễ bị hư tổn và khô xơ.

– Nếu như tẩy tóc không đúng cách, tóc bạn còn có thể bị gãy rụng số lượng lớn do lớp biểu bì trên da dầu bị vỡ.

– Nếu thợ có tay nghề không cao, hoặc bạn sử dụng các chất tẩy không rõ nguồn gốc thì nguy cơ bỏng nặng là rất cao. Thường thì bạn sẽ có cảm giác da đầu bị bỏng, nổi mẩn đỏ kèm theo những cơn đau rát.

– Da đầu bị biến màu do ảnh hưởng của thuốc tẩy.

Thế nhưng điều đó không có nghĩa tẩy tóc là xấu. Sau khi tẩy tóc xong thì bạn nên chú ý chăm sóc tóc hơn, sử dụng dầu gội chuyên dụng, ủ dưỡng tóc hay sử dụng tinh dầu dưỡng ẩm nhằm để hạn chế tối đa việc tóc xơ rối sau nhuộm. Chỉ cần như vậy bạn có thể an tâm tẩy nhuộm theo ý thích mà không cần lo lắng gì. Quan trọng nhất, hãy giao mái tóc của bạn cho một thợ chuyên nghiệp và tuyệt đối không sử dụng thuốc tẩy giá rẻ nhé.

Theo Helino

Uống trà xanh cần biết những đại kỵ này để khỏi rước họa vào thân

Trà xanh là thức uống quen thuộc với cuộc sống hàng ngày của người dân Việt. Trà xanh cũng có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên dù là loại thực phẩm có tác dụng tốt cho sức khỏe tới đâu, cũng đều có những thứ kỵ với chúng.

uong tra xanh can biet nhung dai ky nay de khoi ruoc hoa vao than dfdc3c

Ảnh minh họa: Internet

Một số loại thực phẩm không nên sử dụng kết hợp với trà

Trà và đường kính

Lá trà có vị đắng tính hàn, mục đích khi dùng trà là để sử dụng vị đắng trà để kích thích tuyến tiêu hóa, thúc đẩy bài tiết dịch tiêu hóa và tăng cường chức năng tiêu hóa.

Cùng với việc tận dụng tính hàn lạnh của trà để đạt tới hiệu quả thanh nhiệt giải độc, nếu cho thêm đường kính vào đó sẽ làm ức chế hiệu quả này của trà. Nếu bạn muốn ra ngoài uống trà cũng cố gắng lựa chọn và gọi loại ít đường hoặc không đường!

Trà và thuốc tây

Axit tannic trong lá trà kết hợp với một số loại thuốc sẽ có phản ứng hóa học dẫn tới kết tủa, ảnh hưởng tới sự hấp thu thuốc. Các chất kích thích như caffeine và theophylline có chứa trong lá trà làm suy yếu hoặc chống lại tác dụng an thần có chứa trong thuốc. Do đó bạn nên dùng nước ấm để uống thuốc, mới có thể phát huy hết tác dụng của thuốc.

Trà và rượu

Có rất nhiều người thích uống trà sau khi uống rượu vì nghĩ rằng uống trà có thể giúp giải rượu, kích thích tiêu hóa thức ăn, lợi tiểu. Tuy nhiên kỳ thực uống trà khi này sẽ bất lợi cho thận tạng.

Theophylline có trong lá trà có tác dụng lợi tiểu, còn chất acetaldehyde trong rượu lúc này chưa hoàn toàn được p.hân h.ủy, nếu uống trà sau khi uống rượu sẽ làm cho chất acetaladehyde này đi vào trong thận, dẫn tới sự kích thích lớn trong thận, từ đó gây ra tổn thương tới các chức năng của thận. Cùng kéo theo đó có thể sinh ra một loạt các triệu chứng khác như lạnh thận, tiểu dắt, đau t.inh h.oàn…

Trà và thịt dê

Thường xuyên ăn thịt dê có tác dụng bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên khi ăn thịt dê xong không nên uống trà. Nguyên nhân là vì trong thịt dê có nhiều protein, trong khi trà xanh có chứa axit tannic, chúng phản ứng với nhau tạo thành hợp chất không tiêu hóa được, vừa mất chất dinh dưỡng, vừa gây ra táo bón. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, chất độc sẽ nằm lâu trong ruột, thấm ngược trở lại cơ thể, gây hại đến sức khỏe.

Do vậy, sau khi ăn thịt dê xong không nên lập tức uống trà mà nên đợi từ 2 -3 tiếng sau mới nên uống. Điều này áp dụng cũng tương tự với thịt chó.

Tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng trà xanh

Gây kích thích dạ dày: Caffeine có thể là thủ phạm được cho là làm tăng lượng axit tham gia vào quá trình tiêu hóa khiến dạ dày bị kích thích. Điều này có thể gây đau hoặc buồn nôn.

Gây thiếu m.áu: Một nghiên cứu cho biết uống trà xanh sau bữa ăn giàu chất sắt có thể làm cho các hợp chất chính trong trà liên kết với sắt. Nếu điều này xảy ra, trà xanh sẽ trở thành thủ phạm cản trở hấp thu, chuyển hóa sắt của cơ thể. Chất chống oxy hóa polyphenol trong trà xanh ức chế sự hấp thụ sắt.

Gây viêm: EGCG là hợp chất chính trong trà xanh. Hợp chất này được biết là có tác dụng ức chế một loại enzyme gọi là myeloperoxidase, có thể gây viêm hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng viêm của bạn hiện có. Nhưng khi trà được tiêu thụ cùng với thực phẩm giàu chất sắt, EGCG sẽ mất khả năng ức chế hoạt động gây viêm của myeloperoxidase.

Tạo cảm giác đau đầu: Chất caffeine có trong trà xanh có thể gây đau đầu theo từng mức độ khác nhau. Biểu hiện đau đầu cũng có thể do thiếu sắt như chúng ta đã thấy từ việc uống quá nhiều trà xanh.

Ảnh hưởng đến thai nhi: Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, lời khuyên là bạn không nên uống đến tách trà thứ 2 trong ngày. Một ly trà xanh có chứa khoảng 200 mg caffeine. Nếu uống nhiều hơn, có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai.

Khó ngủ dẫn đến mất ngủ: Lượng caffeine gây mất ngủ trong trà xanh được ước tính là 10 – 14 g trong một ngày. Một tác dụng xấu khác của của trà xanh là vấn đề với giấc ngủ . Điều này được lý giải là bạn sử dụng trà xanh với liều lượng nhiều hoặc cơ thể nhạy cảm với các chất có trong đó.

Chứng ợ nóng: Trà xanh có tính axit, có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản, gây trào ngược axit dạ dày dẫn tới ợ nóng. Tình trạng có thể trở nên tồi tệ hơn nếu ai đó đã bị ợ nóng trước đó. Hầu hết các loại trà xanh đi kèm trong chai đều tăng chất bảo quản có tính axit như axit ascobic. Chất bảo quản này làm nới lỏng cơ thắt thực quản dưới.

Chóng mặt, ù tai: Người ta đã phát hiện sử dụng liều lượng caffeine dài hạn trên 1,5 g mỗi ngày có thể dẫn đến một số triệu chứng bao gồm chóng mặt, thêm chứng ù tai.

Huyết áp cao: Flavonoid trong trà xanh được cơ thể hấp thụ với tốc độ nhanh chóng. Điều này, cùng với hàm lượng caffeine trong trà có thể dẫn đến tăng huyết áp đột ngột. Mặc dù sự gia tăng này không gây ra bất kỳ mối lo ngại nào về sức khỏe, nhưng có một điều rõ ràng trà xanh có thể không phải là thức uống an toàn nhất để điều chỉnh mức huyết áp.

Giảm tác dụng của thuốc: Trà xanh có thể làm giảm tác dụng có lợi của nadolol, một loại thuốc dùng để điều trị huyết áp cao. Ngoài ra, những người dùng thuốc chống đông má) như Coumadin/warfarin nên sử dụng trà xanh một cách thận trọng do hàm lượng vitamin K của nó. Trà xanh và aspirin đều làm giảm hiệu quả đông m.áu của tiểu cầu.

Khi uống trà, cần nhớ những nguyên tắc sau:

Tránh uống trà khi đói: Lý do là bởi trà sẽ xâm nhập phế phù làm cho tỳ vị của bạn bị lạnh. Bạn dễ rơi vào tình trạng cồn cào, nôn nao, khó chịu, hoa mắt, chóng mặt…Điều này rất nguy hiểm cho cơ thể.

Tránh uống trà lạnh: Trà lạnh có thể gây đình trệ khí, khiến bạn phát sinh nhiều đờm tiết.

Tránh pha trà để quá lâu: Trà để lâu dễ bị ôxy hóa, nhiễm vi khuẩn có hại.

Tránh pha trà lại nhiều lần: Khi đó các nguyên tố vi lượng có trong trà sẽ không còn.

Tránh uống trà trước bữa ăn: Nước trà sẽ làm loãng dịch vị của bạn.

Tránh uống trà ngay sau bữa ăn: Axit tannic có trong lá trà sẽ làm cho protein trong thức ăn trở nên cứng. Hơn nữa, nước chè cũng ức chế sự hấp thụ chất sắt. . hãy uống chè xanh sau khi ăn khoảng 30 phút, điều này sẽ có lợi cho sức khỏe.

Tránh dùng nước trà để uống thuốc: Axit tannic có trong lá trà sẽ gây ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc.

Tránh uống nước trà đã để qua đêm: Khi để qua đêm, một số vitamin trong trà xanh sẽ bị p.hân h.ủy, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

QUẢNG AN (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *