Trẻ bị viêm loét dạ dày nên ăn như thế nào?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát và điều trị bệnh viêm loét dạ dày cho trẻ nhỏ. TS. Đoàn Huy Cường – Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 – đã chia sẻ những kiến thức hữu ích về chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị viêm loét dạ dày để cha mẹ tham khảo.

tre bi viem loet da day nen an nhu the nao 9f4c94

Vì sao trẻ bị viêm loét dạ dày?

Bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ thường do vi khuẩn HP gây ra. Vi khuẩn này chủ yếu lây lan qua đường tiêu hóa.

Trẻ bị lây nhiễm vi khuẩn HP có thể do việc ăn uống không đảm bảo vệ sinh, bát đũa rửa chưa sạch, không rửa tay trước khi ăn, gắp mớm thức ăn cho trẻ, cho trẻ ăn hàng quán…

Nên cho trẻ ăn gì khi bị viêm loét dạ dày?

Theo bác sĩ Đoàn Huy Cường, cách điều trị hiệu quả và ngăn chặn trẻ nhiễm vi khuẩn HP đó là phải ăn uống hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng giúp cho dạ dày được nghỉ ngơi, giảm tiết dịch vị, trung hòa acid, tạo điều kiện cho niêm mạc dạ dày nhanh hồi phục, vết loét nhanh liền sẹo và tránh tái phát.

Để đạt được mục tiêu này, cha mẹ nên cho trẻ sử dụng các loại thức ăn giảm tiết dịch vị, ví dụ các thực phẩm có chất ngọt, chất béo ít gây tiết dịch vị. Các loại thực phẩm có tính chất bọc, hút, thấm niêm mạc dạ dày, giúp giảm kích thích tiết dịch vị, trung hòa acid, ví dụ: sữa, gạo tẻ, bánh mỳ, bánh quy… cũng rất phù hợp với trẻ bị viêm loét dạ dày.

Trẻ còn có thể sử dụng thêm sữa, trứng – các thực phẩm giàu đạm có khả năng trung hòa acid; chất béo trong sữa, trứng có tác dụng ức chế tiết dịch dạ dày đồng thời làm tăng thời gian lưu thức ăn trong dạ dày.

tre bi viem loet da day nen an nhu the nao 6e8e40

Các thức ăn cho trẻ bị viêm loét dạ dày phải được chế biến mềm, nhừ hoặc cắt nhỏ, nghiền nhuyễn. Trẻ phải ăn chậm, nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày.

Bên cạnh đó, trẻ cần hạn chế hoặc không sử dụng các loại gia vị, thực phẩm gây kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị, ví dụ: ớt, tiêu, giấm, cà ri, mù tạt, trái cây chua, sữa chua, dưa hành, dưa cà muối chua, nước dùng thịt, thức ăn lên men như mắm, tương, cháo; thịt nguội chế biến sẵn…

Không nên ăn nhiều thịt nạc, cá nạc và nước luộc thịt, cá vì gây tiết nhiều dịch vị, gây ảnh hưởng xấu tới vết loét dạ dày; hạn chế các thức ăn quay, rán vì có thể làm kích thích niêm mạc dạ dày; tránh dùng thức ăn sống, thô, cứng, nhiều chất xơ như gạo lứt, đậu đỗ, một số rau trái… trong thời gian đau dạ dày cấp tính.

Khi cần bổ sung chất xơ, cha mẹ nên chọn các loại rau có lá non, mềm, ví dụ: rau đay, rau mồng tơi, rau dền và hạn chế các loại rau sinh hơi gồm: súp lơ xanh, bắp cải, củ hành, cải hoa, dưa leo, tiêu xanh, bắp, củ cải, dưa cải…

Không nên để thức ăn nóng quá hay lạnh quá vì làm cho dạ dày co bóp mạnh. Nhiệt độ thức ăn, nước uống thích hợp là 40 – 50 C.

Trẻ bị đau dạ dày nên ăn như thế nào?

tre bi viem loet da day nen an nhu the nao 38e6fc

Cha mẹ nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ, có thể ăn thêm các bữa phụ vào lúc 10h, 15h và 22h, vì ăn số lượng ít sẽ làm giảm sự căng dạ dày nên giảm tiết acid dạ dày. Không ăn quá nhiều canh cùng bữa cơm vì làm căng dạ dày gây tiết acid.

Trẻ nên ăn thường xuyên, đều đặn, không ăn quá no và không để bụng quá đói. Khoảng cách giữa các bữa ăn ngắn sẽ giúp dạ dày luôn có thức ăn để trung hòa acid và giảm đau.

Cha mẹ cũng nên tăng cường các chất béo từ cá (mỡ cá, cá mỡ) vì cung cấp nhiều acid béo thiết yếu và năng lượng cho cơ thể; tăng cường thức ăn giàu kẽm (hàu, sò, thịt, cá…) giúp mau lành vết thương, vitamin A giúp sinh trưởng lớp tế bào biểu mô của niêm mạc dạ dày.

Sau khi ăn xong, trẻ không nên chạy nhảy ngay, mà cần có chế độ nghỉ ngơi

Khi viêm loét dạ dày đã ổn định vẫn nên duy trì cho trẻ 2-3 bữa ăn phụ giữa các bữa ăn chính. Cha mẹ không để trẻ ăn quá no hoặc quá đói, chọn cho trẻ thức ăn mềm, tránh những thức ăn kích thích niêm mạc dạ dày và gây tăng tiết dịch dạ dày nói trên.

Ngoài ra, cha mẹ chú ý giúp trẻ ăn uống điều độ, đúng bữa, không nhịn đói, bỏ bữa; thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống tránh nhiễm vi khuẩn HP; tránh để trẻ bị căng thẳng nhiều, áp lực thi cử.

Khi sử dụng thuốc, hãy lưu ý với bác sĩ về t.iền sử bệnh của trẻ để được dùng thuốc phù hợp và cho trẻ uống thuốc sau khi đã ăn no.

Theo viettimes

Tìm hiểu phác đồ điều trị vi khuẩn HP kháng thuốc

Vi khuẩn HP là nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm loét dạ dày. Hiện nay, vi khuẩn HP kháng thuốc đang gia tăng gây khó khăn trong điều trị và tăng nguy cơ biến chứng.

tim hieu phac do dieu tri vi khuan hp khang thuoc dca17a

Vi khuẩn Hp kháng thuốc gây ra khó khăn trong điều trị và tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm

Vì sao phác đồ chuẩn điều trị vi khuẩn HP thường không hiệu quả?

Phác đồ điều trị H.pylori (vi khuẩn HP) thường gồm một cặp kháng sinh nhằm tăng hiệu lực, chống sự kháng thuốc. Tuy nhiên tính acid của dạ dày không thuận lợi cho việc phát huy hiệu lực kháng sinh nên thường dùng phối hợp cặp kháng sinh với thuốc kháng acid.

Trước đây việc dùng các phác đồ phối hợp kháng sinh và kháng acid thường cho kết quả điều trị tới 80 – 90%. Tuy nhiên, thời gian gần đây sức đề kháng kháng sinh của vi khuẩn HP ngày càng tăng nên hiệu quả điều trị giảm dần.

Mức đề kháng kháng sinh của H.pylori hiện nay

Một nghiên cứu khảo sát từ năm 2006 – 2009 trên 22.904 người dùng kháng sinh cho thấy: tỉ lệ đề kháng tiên phát cuả HP khá cao so với năm 2005: clarithromycin 17,2%; metronidazol 26,7%; amoxicyclin 11,2%; tetracyclin 5,9%; levofloxacin 16,2%; đa kháng với 2 kháng sinh trở lên 9,6%. Từ năm 2003 đến năm 2010, tỉ lệ diệt trừ vi khuẩn HP thành công với phác đồ chuẩn giảm còn 62,5%.

Tỉ lệ này thay đổi theo từng châu lục, từng nước, có nơi vượt rất xa mức trung bình. Với clarithriomycin: tỉ lệ kháng chung ở châu Âu 11,1% trong đó Hà Lan chỉ 0,8%, Thụy Điển chỉ 1,5% song Tây Ban Nha lại đến 49,2%; tỉ lệ kháng chung ở châu Á là 18,9% trong đó Malaysia chỉ 2,1% song Nhật Bản lại chiếm đến 40,7%. Với tetracyclin, amoxicyclin, metronidazol tỉ lệ kháng chung ở châu Phi lần lượt là 43,9% – 65,6% – 92,4%; nghĩa là các kháng sinh này hầu như không còn hoặc hiệu lực rất yếu với HP.

tim hieu phac do dieu tri vi khuan hp khang thuoc 32b087

Vi khuẩn HP kháng thuốc gây khó khăn trong việc điều trị

Nguyên nhân của vi khuẩn kháng thuốc

Dùng thuốc kháng sinh điều trị nhiều loại nhiễm khuẩn: Các kháng sinh điều trị HP cũng được dùng trong điều trị nhiều loại nhiễm khuẩn khác: clarithromycin, amoxicyclin, metronidazol, levofloxacin trong nhiễm khuẩn hô hấp, đường ruột; dùng levofloxacin trong nhiễm khuẩn niệụ. Chính quá trình dùng các kháng sinh khi điều trị các bệnh khác đã tạo điều kiện cho HP dần thích nghi với các kháng sinh này.

Không tuân thủ đúng phác đồ điều trị HP: Bệnh nhân điều trị bệnh lý dạ dày do vi khuẩn HP gây ra tự ý bỏ thuốc khi triệu chứng đã hết (nhưng vi khuẩn HP chưa bị diệt hoàn toàn) hoặc quên uống thuốc trong quá trình điều trị. Chính điều đó đã tạo cơ hội cho vi khuẩn HP tồn tại và kháng thuốc.

Vi khuẩn HP kháng thuốc gây hậu quả thế nào?

Theo thống kê tại các bệnh viện, chỉ có khoảng 50% bệnh nhân nhiễm HP có thể diệt trừ được vi khuẩn này sau lần sử dụng phác đồ diệt HP đầu tiên, còn lại phải tái điều trị với các phác đồ khác. Điều này gây ra gánh nặng về sức khỏe và kinh tế với người bệnh, điều trị kéo dài khiến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị ảnh hưởng vì các tác dụng phụ của thuốc.

tim hieu phac do dieu tri vi khuan hp khang thuoc 5acba2

50% bệnh nhân thất bại với lần điều trị HP đầu tiên

Trường hợp điều trị không dứt điểm, kết hợp với các yếu tố nguy cơ khác khiến bệnh viêm loét dạ dày do HP có thể tiến triển nặng dẫn đến biến chứng nguy hiểm đó là xuất huyết tiêu hóa. Vi khuẩn HP khi kháng thuốc có thể lan truyền tính kháng thuốc sang các quần thể vi khuẩn khác cư trú trong hệ tiêu hóa, hậu quả là gây thêm khó khăn trong điều trị các bệnh n.hiễm t.rùng khác khi mắc phải.

Giải pháp từ thuốc Đông y thế hệ 2

Để giảm nguy cơ vi khuẩn HP kháng thuốc, giảm tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh khi điều trị bệnh dạ dày, người bệnh nên tìm hiểu các loại thuốc dạ dày từ thảo dược tự nhiên.

Thuốc Đông y tuy không có tác dụng nhanh nhưng lại an toàn với sức khỏe, không gây ra tác dụng phụ như dùng thuốc Tây. Hơn nữa, thuốc Đông y tác động vào cả nguyên nhân nên giúp bệnh ít hoặc không tái phát. Bởi vậy, để điều trị dứt điểm các bệnh dạ dày, hầu hết các chuyên gia đầu ngành đều cho rằng người bệnh nên kết hợp cả Tây y và Đông y, trong đó thuốc Đông y thế hệ 2 là giải pháp mới điều trị hiệu quả vượt trội và an toàn.

Thuốc Đông y thế hệ 2 điều trị bệnh dạ dày được thừa hưởng tinh hoa từ bài thuốc bí truyền kỳ diệu trong dân gian kết hợp với công nghệ hiện đại sản xuất tại nhà máy dược phẩm đạt chuẩn GMP-WHO. Thuốc dạ dày Đông y thế hệ 2 không chỉ có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP, mà còn có công dụng hành khí, hòa vị, tán hàn, chỉ thống, giúp điều trị hiệu quả bệnh viêm loét dạ dày, đầy bụng khó tiêu đầy hơi, giảm nhanh cơn đau dạ dày.

Xuân Khánh

Theo Đời sống Plus/GĐVN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *