Thực phẩm tăng cường khả năng miễn dịch phục hồi cơ thể

Khi bị ốm, bạn nên chọn đúng các loại thực phẩm cung cấp năng lượng đồng thời hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh. Một số loại thực phẩm có các thành phần có thể hỗ trợ trong việc phục hồi cơ thể trong khi phải chống chọi lại với bệnh tật.

thuc pham tang cuong kha nang mien dich phuc hoi co the b435cc

Một số loại thực phẩm giúp phục hồi cơ thể trong khi phải chống chọi lại với bệnh tật

Súp gà dễ tiêu hóa, lại là nguồn cung cấp vitamin, chất khoáng, calo và protein – những chất dinh dưỡng cơ thể sẽ cần với lượng lớn hơn khi đang bị ốm. Súp gà cũng là nguồn cung cấp nước và các chất điện giải nếu bạn đang có các triệu chứng tiêu chảy, mất nước hay sốt. Ngoài ra, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng, súp gà sẽ hiệu quả hơn trong việc làm sạch chất nhầy ở mũi, so với các loại dịch khác.

Nước hầm xương chứa calo, vitamin và chất khoáng (magie, canxi, folate và phospho). Nếu uống nước hầm xương khi còn nóng, nước hầm xương sẽ có thể chống ngạt mũi do tác dụng của hơi nước nóng. Nước hầm xương đặc biệt hữu ích trong trường hợp bụng bạn khó chịu và không ăn được những loại thực phẩm dạng rắn.

Nước dừa. Giữ đủ nước là một trong số những điều tối quan trọng khi bạn bị ốm, đặc biệt là nếu bạn bị sốt, vã mồ hôi rất nhiều, nôn mửa, tiêu chảy vì những tình trạng này sẽ khiến bạn mất rất nhiều nước và chất điện giải. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nước dừa có thể giúp bạn lấy lại nước sau khi luyện tập thể thao và sau những trường hợp tiêu chảy nhẹ.

Trà nóng. Cũng như súp gà, trà nóng hoạt động như một chất chống ngạt mũi tự nhiên, giúp làm sạch đờm và chất nhầy ra khỏi khoang mũi. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận khi uống trà, chỉ nên uống trà có độ nóng vừa đủ để làm thông mũi. Trà nóng quá có thể gây kích thích họng nhiều hơn.

Mật ong không chỉ là loại thực phẩm tuyệt vời cho bạn khi đang bị ốm mà còn là một giải pháp cho những cơn ho gây ra do vi khuẩn. Rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, mật ong có tác dụng giảm ho ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng, không nên cho trẻ dưới 1 t.uổi sử dụng mật ong. Trộn một nửa thìa mật ong với một cốc sữa ấm, một cốc nước hoặc một cốc trà. Đây là loại đồ uống bổ sung nước, giảm ho và có tác dụng diệt khuẩn rất tốt.

Tỏi được sử dụng như một thảo mộc dùng để chữa bệnh từ lâu và được chứng minh là có khả năng chống vi khuẩn, virus và chống nấm. Tỏi cũng có khả năng kích thích hệ miễn dịch.

Gừng được biết đến nhiều nhất với tác dụng giảm buồn nôn. Gừng cũng được chứng minh là có thể làm giảm buồn nôn liên quan đến thai nghén và điều trị ung thư. Ngoài ra, gừng còn hoạt động như một loại thuốc chống viêm không chứa steroid, có tác dụng chống oxy hóa, chống khuẩn và chống ung thư.

Đồ ăn cay nóng như ớt cay có chứa capsaicin có tác dụng giảm ho. Một nghiên cứu chỉ ra rằng viên uống có chứa capsaicin có thể cải thiện các triệu chứng ở những người bị ho mãn tính do capsaicin làm họ ít nhạy cảm với các kích thích hơn. Đồ ăn cay nóng cũng có thể gây đầy bụng, đau bụng và buồn nôn ở một số người.

Chuối dễ tiêu hóa và có nhiều chất xơ hòa tan. Nếu bạn bị tiêu chảy, chuối là một trong số những loại thực phẩm tốt nhất bạn có thể ăn vì chất xơ trong chuối có thể giúp làm giảm tiêu chảy.

Sữa chua. Các nghiên cứu cho thấy sữa chua có thể giúp cả người lớn và trẻ nhỏ ít bị cảm lạnh hơn, hồi phục nhanh hơn sau khi bị ốm và uống ít kháng sinh hơn. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ nhỏ được bổ sung lợi khuẩn sẽ cảm thấy khỏe hơn và hồi phục nhanh hơn khoảng 2 ngày, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cũng giảm đi khoảng 55%.

Một số loại trái cây. Trái cây là nguồn cung cấp tuyệt vời các loại vitamin, chất khoáng và chất xơ -những chất có thể hỗ trợ chức năng miễn dịch của bạn. Một số loại trái cây có thể chứa các thành phần có lợi tên là anthocyanin. Đây là những loại flavonoid giúp trái cây có màu đỏ, xanh và tím như dâu, nam việt quất, mâm xôi. Anthocyanin khiến cho các loại trái cây họ dâu trở thành những loại thực phẩm tuyệt vời khi bị ốm bởi chúng có tác dụng chống viêm rất mạnh, chống virus và tăng cường miễn dịch.

Rau có lá xanh như rau cải, cải xoăn hay diếp cá chứa rất nhiều vitamin, chất khoáng và chất xơ. Những loại rau này còn là nguồn cung cấp vitamin A, C, K và folate rất tốt. Các loại rau có lá xanh đậm cũng chứa rất nhiều chất có tác dụng chống oxy hóa, có thể bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương và chống viêm, chống vi khuẩn.

Cá hồi là một trong số những loại protein tốt nhất bạn nên ăn khi bị ốm. Cá hồi mềm, dễ ăn và chứa rất nhiều protein tốt cho sức khỏe. Cá hồi đặc biệt giàu axít béo omega 3, có tác dụng chống viêm rất mạnh. Cá hồi cũng là một nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng tuyệt vời, bao gồm vitamin D – loại vitamin đóng vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch.

Người bị ốm không nên ăn gì?

Thực phẩm chứa acid cao: Khi cơ thể đang cố gắng để trở lại cân bằng, bạn đừng tiếp thêm acid vào người. Tránh xa bất kỳ thực phẩm nào mà bạn có thể nhạy cảm, như sữa và gluten, ăn ít thịt đỏ.

Thức ăn vặt: Đường tinh luyện và chất làm ngọt nhân tạo gây viêm. Thay vào đó, nên lựa chọn mật ong hoặc siro cây phong chứa nhiều dưỡng chất có lợi, hoặc ăn nhiều trái cây tươi sẽ tốt hơn cho sức khỏe. Ăn bánh kẹo ngọt sẽ khiến bệnh càng thêm nặng

Thực phẩm giàu chất béo: Ăn gà rán sẽ không làm bạn cảm thấy khỏe hơn. Các thực phẩm chứa nhiều chất béo, dầu mỡ thường khiến cơ thể bạn bị viêm hơn. Khi đang bị bệnh, bạn cũng đừng ăn bánh mì kẹp và thức ăn nhanh.

Sữa: Mặc dù còn nhiều tranh cãi về vấn đề này, nhưng hầu hết các chuyên gia đều tin rằng, bơ sữa làm tăng chất nhầy, đờm. Tuy nhiên, sữa lên men như sữa chua lại có lợi do chứa lượng probiotic cao.

Theo anninhthudo

Cách điều trị và phòng ngừa viêm thanh quản

Môi trường làm việc đặc biệt, nghề nghiệp đặc thù phải dùng giọng nói thường xuyên, nên thầy cô giáo hay mắc chứng bệnh viêm thanh quản. Bệnh thường gây khó chịu nếu không chữa trị kịp thời dễ dẫn tới mạn tính.

cach dieu tri va phong ngua viem thanh quan 2b0341

Viêm thanh quản là bệnh nghề nghiệp của giáo viên. Ảnh: TG.

Phiền hà khi mắc bệnh

Viêm thanh quản là căn bệnh thường gặp ở những người mà dây thanh quản phải hoạt động nhiều trong đó có nghề giáo. Khi người bệnh bị viêm thanh quản đồng nghĩa với dây thanh bị kích thích và gây viêm nhiễm. Tình trạng này dẫn đến sự biến dạng của các âm thanh.

Đây là nguyên nhân khiến người bệnh bị khàn giọng thậm chí mất giọng, nói không phát ra âm thanh. Không ít thầy cô giáo trong cuộc đời dạy học của mình đã hai, ba lần mắc phải chứng bệnh viêm dây thanh quản.

Đặc biệt với khí hậu lạnh của mùa đông miền Bắc, nếu không giữ ấm cơ thể khi bị viêm họng cũng rất dễ dẫn tới căn bệnh này.

Cô Nguyễn Thị Tâm, giáo viên Trường Marie Curie – Hà Nội tâm sự: Là giáo viên dạy môn Ngữ văn nên cô thường xuyên phải sử dụng giọng nói để truyền thụ kiến thức cho học sinh. “Thông thường tôi phải dạy từ 5 – 7 tiết một ngày.

Nếu được xếp thời khóa biểu cách tiết các giáo viên còn có thời gian nghỉ để lấy hơi. Nhưng những hôm phải đứng lớp bốn, năm tiết liền thì sau đó cổ họng thường bị trống và khô. Đặc biệt, những thời điểm cuối kỳ và cuối năm, vào đợt ôn tập cho học sinh, cường độ làm việc nhiều hơn, nên chúng tôi cũng hay mắc chứng đau rát họng.

Những tháng mùa đông, thời tiết lạnh khiến cơ thể khó thích nghi nên việc bị viêm họng là không tránh khỏi. Có những lần do nhiễm lạnh, tôi bị đau rát họng nhưng vẫn cố đứng lớp khiến bệnh kéo dài mất cả tiếng tới hai tuần liền.

Khi đi khám, bác sĩ chẩn đoán tôi bị viêm thanh quản và đã kê thuốc kháng sinh điều trị đồng yêu cầu tôi phải hạn chế nói thì mới có thể khỏi bệnh. Lần đó tôi phải nghỉ dạy tới hơn một tuần liền”, cô Tâm cho biết.

Theo cô Vũ Thị Kim Phượng, giáo viên Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội), ngoài thời gian giảng dạy, đa phần các giáo viên phải kiêm nhiệm công tác chủ nhiệm lớp, nên việc nhắc nhở, quán xuyến học sinh cũng khiến các thầy cô phải nói nhiều hơn.

Đặc biệt vào khoảng thời gian sau nghỉ hè, những ngày đầu của năm học mới, không ít giáo viên có hiện tượng viêm họng, mất giọng khi thay đổi tần suất nói đột ngột hơn sau thời gian được nghỉ ngơi.

Trong số đó có những giáo viên trẻ mới ra trường, do chưa biết tiết chế giọng nói khi giảng dạy sẽ hay mắc bệnh viêm dây thanh quản.

cach dieu tri va phong ngua viem thanh quan bde594

Viêm dây thanh quản có thể dẫn tới mất tiếng và kéo theo nhiều hệ lụy khác.

Bắt bệnh viêm dây thanh quản

Trao đổi về căn bệnh viêm thanh quản, là người chuyên điều trị các bệnh về đường hô hấp, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Ngọc Hồng, Trưởng khoa Bệnh phổi nghề nghiệp của Bệnh viện Lao Phổi Trung ương cho biết: Trong cổ họng, thanh quản là cơ quan phát âm với cấu tạo dây thanh là 2 nếp gấp của niêm mạc bao bọc phần cơ và sụn.

Giọng nói được phát ra chính là nhờ sự đóng – mở của dây thanh, nếu quá trình này diễn ra liên tục, dây thanh sẽ bị viêm hoặc bị kích thích dẫn tới khàn giọng. Họng xuất hiện dịch nhầy, nặng hơn có thể mất tiếng hoàn toàn.

Thầy cô giáo là những người mà tần suất phát ra âm thanh khá nhiều nên rất dễ mắc chứng bệnh viêm dây thanh quản. Đây là một trong những căn bệnh nghề nghiệp của các giáo viên.

Điều nguy hiểm, căn bệnh viêm thanh quản có thể dẫn tới những biến chứng. Một số trường hợp viêm thanh quản do n.hiễm t.rùng, sau đó có thể lan sang các bộ phận khác của đường hô hấp. Viêm thanh quản mạn tính có thể gây ung thư vòm họng, ung thư thanh quản… đe dọa tính mạng của người bệnh.

Viêm thanh quản cấp tính chỉ kéo dài trong vài ngày. Các triệu chứng bệnh sau khoảng 7 ngày hoặc kéo dài đến 2 tuần là biến mất sau khi được điều trị về triệu chứng. Nếu các triệu chứng viêm thanh quản kéo dài hơn 3 tuần, thì đây là viêm thanh quản mạn tính và cần được điều trị sớm.

Theo bác sĩ Nguyễn Ngọc Hồng, bệnh này có thể gặp ở mọi lứa t.uổi, thường gặp ở mùa đông, xuân, mùa hè và giáo viên là đối tượng hay mắc nhiều nhất, do đặc thù nghề nghiệp. Khi người bệnh bị n.hiễm t.rùng đường hô hấp trên, hoặc lạnh sẽ có các biểu hiện ho khan, viêm họng, sốt…

Mắc bệnh viêm thanh quản, người bệnh sẽ có các triệu chứng như: Các hạch bạch huyết sưng (các tuyến bạch huyết) ở cổ, đau khi nuốt; Người bệnh sẽ có cảm giác đầy trong cổ họng, hoặc sổ mũi, có khi bị mất giọng nói khó khăn trong giao tiếp.

“Để phòng tránh bệnh viêm thanh quản mọi người không nên hút thuốc, tránh ngửi phải khói thuốc. Vì khói thuốc sẽ làm khô cổ họng và kích thích dây thanh âm của bạn. Hạn chế rượu và cà phê, điều này khiến bạn mất tổng lượng nước trong cơ thể. Nên uống nhiều nước.

Chất lỏng giúp giữ cho chất nhầy trong cổ họng của bạn mỏng và dễ dàng để làm sạch. Tránh ăn thức ăn cay nóng. Thức ăn cay có thể gây ra axit dạ dày di chuyển vào cổ họng hoặc thực quản, gây ợ nóng hoặc bệnh trào ngược dạ dày (GERD).

Muốn có một cơ thể khỏe mạnh, bạn cần bổ sung ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau trong chế độ ăn uống của mình. Những loại thực phẩm này chứa các vitamin A, E và C, giúp giữ cho các màng nhầy ở trong cổ họng khỏe mạnh; Nên rửa tay thường xuyên, và tránh tiếp xúc với những người bị n.hiễm t.rùng đường hô hấp…”, bác sĩ Nguyễn Ngọc Hồng đưa ra khuyến cáo.

Viêm thanh quản mạn tính là hậu quả của tình trạng viêm thanh quản kéo dài do cảm lạnh hay n.hiễm t.rùng đường hô hấp. Chanh tươi và mật ong sẽ là bài thuốc dân gian điều trị các bệnh về đường hô hấp như đau họng, viêm amidan, viêm thanh quản mãn tính hiệu quả.

Cách làm: Lấy 1 quả chanh, rửa sạch và dùng dao bén khía lớp vỏ ngoài quả thành hình múi khế. Đặt quả chanh vào một cái chén nhỏ rồi cho thêm mật ong nguyên chất đủ để thấm được vào cả quả. Sau 2 giờ thì lấy chanh ra cắt miếng và ngậm nuốt nước từ từ, uống luôn cả phần nước mật ong và chanh tươi sẽ rất tốt.

Minh Châu

Theo GDTĐ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *