Tại sao một số dạng bệnh bạch cầu ảnh hưởng đến t.rẻ e.m?

Một số dạng bệnh bạch cầu có xu hướng xuất hiện sớm và ở nhiều t.rẻ e.m hơn so với người lớn.

tai sao mot so dang benh bach cau anh huong den tre em cd6b67

Ảnh minh họa.

Tác nhân dẫn đến ung thư ở t.rẻ e.m

Bệnh bạch cầu làm gián đoạn sự phát triển tế bào bình thường trong m.áu và tủy xương, là tác nhân dẫn đến một phần ba các trường hợp ung thư ở t.rẻ e.m, theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS).

Bệnh biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và các tiểu loại ảnh hưởng chủ yếu đến t.rẻ e.m thường tiến triển nhanh chóng và cần điều trị ngay lập tức, tích cực.

“Có sự khác biệt di truyền rõ ràng giữa ung thư ở trẻ nhỏ và ở người trưởng thành” – TS Thomas Mercher, Giám đốc nghiên cứu ung thư huyết học của Viện Nghiên cứu y học và y tế Quốc gia (Viện Gustave Roussy) tại Villejuif, Pháp cho biết.

Các đặc tính di truyền trong các tế bào ung thư bạch cầu ở t.rẻ e.m có thể xuất hiện rất sớm trong đời hoặc thậm chí từ trong bụng mẹ, nhưng quá trình xảy ra từng bước như thế nào là không rõ ràng.

TS Thomas Mercher và các đồng nghiệp đã thu thập mẫu di truyền từ các bệnh nhân trẻ t.uổi mắc dạng bệnh bạch cầu tủy cấp tính (AML) và sao chép bệnh lên chuột thí nghiệm. Nghiên cứu của nhóm, được công bố trên tạp chí Cancer Discovery vào ngày 29/10/2019, phần nào trả lời được câu hỏi tại sao ung thư xuất hiện sớm, thường là trước khi trẻ mắc bệnh tròn 2 t.uổi.

AML phổ biến ở người lớn hơn t.rẻ e.m. Tuy nhiên, một dạng phụ hiếm gặp gọi là “bệnh bạch cầu nguyên bào tủy loại 7″ (AML-M7) chủ yếu xuất hiện ở trẻ dưới 2 t.uổi. T.rẻ e.m mắc các dạng AML khác phát triển bệnh vào khoảng 6 t.uổi và có tỷ lệ sống sót cao hơn so với các cá nhân mắc phải AML-M7.

Trở lại năm 2012, TS Thomas Mercher đã thu thập các tế bào ung thư bạch cầu từ cả t.rẻ e.m và người lớn mắc AML-M7, phát hiện ra sự khác biệt chính giữa vật liệu di truyền ở t.rẻ e.m so với người lớn. Nhiều tế bào của t.rẻ e.m chứa các gen đã hợp nhất với nhau để tạo thành các gen lai mới.

Mỗi gen đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tế bào m.áu, nhưng một khi bị kẹt lại vào nhau, những gen đó có thể định hướng các tế bào tạo ra các protein bất thường và cuối cùng biến thành tế bào ung thư.

Nhưng sau đó, các nhà khoa học khác đã tìm thấy nhiều bằng chứng về gen tổng hợp trong bệnh bạch cầu AML-M7. Nhưng không ai biết chính xác những gen lai này đã làm gì hoặc tại sao chúng chỉ xuất hiện ở t.rẻ e.m.

Chìa khóa nằm ở tủy xương

TS Thomas Mercher và các đồng nghiệp tập trung nghiên cứu về một loại gen tổng hợp có tên là ETO2 – GLIS2. Là sự kết hợp giữa hai loại gen thông thường riêng biệt, ETO2 và GLIS2, đột biến này xuất hiện ở khoảng 30% t.rẻ e.m mắc AML-M7 và dường như có liên quan đến phản ứng kém đối với các phương pháp điều trị ung thư và tỷ lệ sống sót thấp.

Nhóm nghiên cứu đã quan sát cách gen lai chiếm quyền kiểm soát các tế bào gốc tạo m.áu, các tế bào thường tạo ra các tế bào m.áu khỏe mạnh nhưng có thể bị tấn công bởi bệnh bạch cầu.

Các nhà khoa học đã phát triển một mô hình thí nghiệm trong đó họ có thể đưa đột biến ETO2 – GLIS2 vào trạng thái “bật” hoặc “tắt” trong một mô nhất định bên trong chuột thí nghiệm. Họ đã tiến hành thí nghiệm trên cả chuột trưởng thành và thai chuột để xem liệu gen tổng hợp có ảnh hưởng đến các tế bào khác nhau hay không tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của tế bào.

Khi nhóm nghiên cứu kích hoạt ETO2 – GLIS2 trong tế bào gốc của thai nhi, các protein thu được dường như làm xáo trộn các con đường tế bào thông thường, biến các tế bào thành các tế bào m.áu khỏe mạnh.

“Kết quả cho thấy, nhiều người nên chú ý đến môi trường tủy xương của thai nhi, nơi có thể tìm thấy tế bào gốc tạo m.áu. Khi còn là một em bé sơ sinh và sống trong môi trường thuần khiết.

Sự khác biệt quan trọng giữa bệnh bạch cầu ở t.rẻ e.m và người trưởng thành có thể nằm ở cách thức hoạt động của tủy xương những người ở các độ t.uổi khác nhau và cách ung thư chỉ huy mô cho mục đích riêng của chúng” – TS Mignon Loh, bác sĩ chuyên khoa huyết học nhi khoa tại Đại học California (Hoa Kỳ) cho biết.

Nghiên cứu về ETO2 – GLIS2 cũng có thể làm sáng tỏ cách thức các dạng bệnh bạch cầu ở t.rẻ e.m khác dựa trên gen tổng hợp, với điều kiện phát hiện của nhóm nghiên cứu trên chuột là đúng ở người. Nghiên cứu sâu hơn về bản chất của tế bào gốc thai nhi nói chung có thể tiết lộ những con đường khác mà bệnh bạch cầu khai thác các tế bào đang phát triển.

Lê Đức

Theo Livescience/giaoducthoidai

4 lưu ý của các chuyên gia giúp bạn yên tâm nhuộm tóc mà không sợ ung thư hoặc ảnh hưởng sức khoẻ

Nhuộm tóc là một trong những hoạt động làm đẹp rất phổ biến hiện nay, tuy nhiên, nhuộm tóc liệu có thực sự khiến bạn bị ung thư hoặc gặp các vấn đề sức khỏe và có cách nào để nhuộm tóc một cách an toàn hay không?

Giới trẻ ngày nay rất quen thuộc với việc nhuộm tóc để thay đổi tạo hình của bản thân và đáp ứng nhu cầu làm đẹp. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ nghe đến cụm từ “nhuộm tóc gây ung thư” hay chưa? Liệu điều này có đúng hay không?

4 luu y cua cac chuyen gia giup ban yen tam nhuom toc ma khong so ung thu hoac anh huong suc khoe 29ee6a

Trên thực tế, có vô vàn tin đồn xung quanh ảnh hưởng của việc nhuộm tóc đối với sức khỏe của con người. Chủ yếu những tin đồn này xuất phát từ việc trong thuốc nhuộm tóc có chứa chất phenylenediamines và nitrobenzene, những chất được các nhà khoa học xác định là chất dễ gây dị ứng, biến đổi gen và ung thư. Do đó, nhiều người nghĩ rằng thuốc nhuộm tóc gây ra bệnh ung thư và vô vàn vấn đề khác cho sức khỏe.

Tuy nhiên, hãy cùng hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên ngành để làm rõ về câu chuyện “nhuộm tóc có gây ung thư, bệnh bạch cầu hay không?”.

Bác sĩ Wang Zhao, Trưởng khoa Huyết học, Bệnh viện Hữu nghị Bắc Kinh cho biết: Khi thuốc nhuộm tiếp xúc với da người, chỉ khi được làm nóng thì các chất hữu cơ benzen trong thuốc mới có thể đi vào mao mạch trên da đầu rồi tiếp cận với tủy xương và tác động biến đổi ác tính ở các tế bào m.áu để gây ra bệnh bạch cầu.

4 luu y cua cac chuyen gia giup ban yen tam nhuom toc ma khong so ung thu hoac anh huong suc khoe 276d8b

Giáo sư Huang Xiaojun, Giám đốc Viện Huyết học, Bệnh viện Nhân dân Đại học BắcKinh chia sẻ: Phenylenediamines rõ ràng là một chất gây ung thư nhưng hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào về mối liên quan giữa thuốc nhuộm tóc và bệnh ung thư cả. Ngay cả những nghiên cứu lớn trên trường quốc tế trong suốt 30 năm qua vẫn chưa có ai khẳng định được điều này.

Bác sĩ Feng Aiping, Phó Trưởng khoa Da liễu, Bệnh viện Liên minh Vũ Hán cho rằng thuốc nhuộm tóc chủ yếu gây ra viêm da tiếp xúc, nhưng chỉ 10% trong số tất cả những người nhuộm tóc mới gặp phải trường hợp bị viêm da dị ứng.

4 luu y cua cac chuyen gia giup ban yen tam nhuom toc ma khong so ung thu hoac anh huong suc khoe aba412

Nhiều các bác sĩ, chuyên gia chuyên ngành khác cũng các ý kiến tương tự. Như vậy, chúng ta có thể đưa ra một kết luận rằng: Nhuộm tóc thường xuyên có thể gây dị ứng, viêm da tiếp xúc, đây là điều chắc chắn.

Tuy nhiên, nhuộm tóc gây ra ung thư hoặc bệnh bạch cầu chỉ xảy ra “khi và chỉ khi” thuốc nhuộm có nồng độ phenylenediamines trên 6% và sử dụng thuốc nhuộm tóc thường xuyên. Vì vậy, nếu chỉ thi thoảng nhuộm tóc với thuốc nhuộm có nồng độ phenylenediamines dưới 6% thì nguy cơ gây ung thư là vô cùng thấp.

4 luu y cua cac chuyen gia giup ban yen tam nhuom toc ma khong so ung thu hoac anh huong suc khoe 23a812

Bạn cần chú ý điều gì khi nhuộm tóc để không ảnh hưởng đến sức khỏe?

1. Trước khi nhuộm tóc, hãy chú ý đến việc lựa chọn thuốc nhuộm tóc, đặc biệt là khi hiện nay mọi người có xu hướng nhuộm tóc tại nhà. Hãy chú ý đến nồng độ phenylenediamines có trong thuốc nhuộm, cấm kỵ sử dụng thuốc nhuộm có nồng độ chất này trên 6%.

2. Khi nhuộm tóc, tránh tiếp xúc da trực tiếp với thuốc nhuộm, cả tay, da đầu để không bị dị ứng. Hãy sử dụng găng tay và các dụng cụ để hạn chế nguy cơ dính thuốc nhuộm lên da càng nhiều càng tốt. Nếu có điều kiện, bạn hãy nhờ những người có tay nghề và kinh nghiệm nhuộm tóc hỗ trợ.

3. Kiểm soát số lần nhuộm tóc. Nhuộm tóc thường xuyên không chỉ gây tổn thương tóc mà còn có hại cho sức khỏe, bạn không nên nhuộm tóc hơn 2 lần trong một năm.

4. Những người có t.iền sử bị bệnh huyết áp cao, bệnh tim, hen suyễn và một số bệnh khác (nhận tư vấn cụ thể của các bác sĩ chuyên môn) nghiêm cấm việc nhuộm tóc. Ngoài ra, các cặp vợ chồng đang lên kế hoạch sinh con, phụ nữ có thai và đang cho con bú cũng không nên nhuộm tóc.

Nguồn: QQ

Theo helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *