Những năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm phát triển nòi giống, nhất là với t.rẻ e.m, trong đó có luôn chú trọng tới chiều cao, cân nặng, phòng chống bệnh tật, củng cố độ bền cũng như phát triển trí tuệ.
Tuy nhiên, việc suy dinh dưỡng ở t.rẻ e.m vẫn còn nhiều vấn đề phải quan tâm, nhất là với t.rẻ e.m ở vùng núi, vùng sâu vùng xa điều kiện kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn.
Thường xuyên đo chiều cao để kiểm tra sự phát triển của trẻ.
Cùng với những chính sách của Đảng, Nhà nước thì sự quan tâm tới sức khỏe, sự phát triển của trẻ cần phải được quan tâm trước hết từ mỗi gia đình. Không chỉ lo cho trẻ bữa ăn ngon là đủ, mà còn nhiều việc khác không thể không làm vì tương lai của chính con em mình.
Để tránh trẻ suy dinh dưỡng ở trẻ thấp còi, cha mẹ cần nắm rõ những giai đoạn phát triển của con em mình. Các bậc cha mẹ không nên chỉ quan tâm đến cân nặng của con, mà phải chú ý cả chiều cao. Ngay từ khi sinh, cần đo chiều dài của trẻ, con số này rất quan trọng, nó phản ánh tình trạng phát triển của trẻ. Đồng thời hãy lưu tâm đến những giai đoạn quan trọng phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ.
Cần hiểu rằng, ở giai đoạn bào thai: Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai hoặc sinh non tháng, nhẹ cân, chiều cao thấp, thì nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi rất cao. Giai đoạn từ sơ sinh đến 2 t.uổi: Chiều cao của trẻ lúc 2 t.uổi bằng chiều cao của trẻ lúc trưởng thành, vì vậy cách nuôi trẻ dưới 2 t.uổi là vô cùng quan trọng. Giai đoạn t.iền dậy thì và dậy thì: Với trẻ gái từ 8 đến 14 t.uổi, trẻ trai từ 9 đến 16 t.uổi là giai đoạn phát triển “đột phá chiều cao”. Trẻ gái sau khi hành kinh, trẻ trai sau 18 t.uổi sẽ rất khó có thể cao thêm được nữa.
Còn về cân nặng, cũng giống như chiều cao, có tốc độ phát triển mạnh ở 3 tháng cuối của thai kỳ, trong 3 năm đầu sau sinh và lứa t.uổi thanh thiếu niên 12 đến 20 t.uổi. Nếu có sự bất thường trong tốc độ tăng trưởng của trẻ, đột ngột giảm hoặc tăng, thì cha mẹ cần phải xem xét lại xem trẻ có vấn đề gì không, để có cách khắc phục.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc trẻ suy sinh dưỡng thể thấp còi. Trong đó đáng lưu ý:
-Khi thiếu dinh dưỡng hoặc mắc bệnh trong thời kỳ mang thai khiến cho thai nhi chậm phát triển trong tử cung cũng chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến trường hợp trẻ bị sinh non và bị duy dinh dưỡng ngay từ khi sinh ra.
-Bên cạnh đó, một số trường hợp bé không thể bú mẹ do nhiều nguyên nhân hoặc các bà mẹ bị tắc tuyến sữa hay sữa ít nhưng lại không chú ý bổ sung thêm chất dinh dưỡng hợp lý.
-Trẻ mắc các bệnh lý n.hiễm t.rùng: Những bệnh lý trẻ thường mắc phải là viêm đường hô hấp, tiêu chảy,..nhất là ở những trẻ không được bú sữa mẹ thì sác xuất mắc bệnh sẽ cao hơn những trẻ bình thường. Khi bệnh trẻ thường cảm thấy khó chịu và biếng ăn.
-Những kháng sinh trong thuốc không chỉ t.iêu d.iệt các vi trùng gây hại cho cơ thể, mà còn t.iêu d.iệt các vi khuẩn có lợi ở đường ruột dẫn đến rối loạn đường tiêu hóa kéo dài, điều này khiến trẻ biếng ăn và thức ăn không được hấp thụ triệt để. Vì vậy, việc cho trẻ uống thuốc nhất thiết phải có chỉ định của bác sĩ, cha mẹ không được tự ý cho trẻ uống thuốc khi đau yếu.
-Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo cũng được coi là nguyên nhân quan trọng dẫn tới việc trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi. Trong đó có việc trẻ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là các vi chất giúp trẻ phát triển chiều cao tốt. Trẻ thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, khiến trẻ không hấp thu được các dưỡng chất, nhất là thiếu các loại vitamin cần thiết cho phát triển chiều cao như canxi, sắt, kẽm, vitamin D, vitamin A…
Vì vậy, điều rất quan trọng là phải sớm phát hiện, xác định nguyên nhân chính dẫn tới việc con em mình suy dinh dưỡng thể thấp còi. Từ đó giúp cho các bậc cha mẹ dễ dàng hơn trong việc chữa trị và chăm sóc trẻ được tốt hơn.
T.rẻ e.m vùng điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn cần được chăm sóc chu đáo ngay từ trong gia đình.
Về vấn đề này, các bậc che mẹ cần phát hiện nhanh các triệu chứng sau ở con em mình:
-Trẻ biếng ăn hoặc ít ăn.
-Có tình trạng rối loạn tiêu hóa thường xuyên.
-Trẻ thường xuyên hay quấy khóc, kém hoạt bát và chậm biết đi.
-Chậm tăng cân, chiều cao trong 2 đến 3 tháng.
-Khó ngủ, ngủ giật mình, hay quấy khóc.
-Xuất hiện “hạt gạo” trên móng tay.
-Tóc thưa, dễ rụng, da khô.
-Dễ mắc các bệnh lý về n.hiễm t.rùng.
Cần lưu ý, khi trẻ suy dinh dưỡng hệ thấp còi thường ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, trí tuệ, ảnh hưởng đến chất lượng nòi giống. Cụ thể:
-Nếu xảy ra trước 6 t.uổi, trẻ sẽ chậm phát triển chiều cao, trí tuệ, trí thông minh.
-Về lâu dài, trẻ thấp còi không được can thiệt kịp thời, sau này trưởng thành có chiều cao thấp, và thường có nguy cơ t.ử v.ong cao, dễ mắc các bệnh hơn so những đưa trẻ bình thường, đồng thời khả năng làm việc, lao động cũng kém hơn.
-Trẻ gái bị suy dinh dưỡng thấp còi lớn lên có nguy cơ trở thành người phụ nữ thấp bé và khi sinh con thì nguy cơ suy dinh dưỡng thấp còi cho con cao hơn.
Với đồng bào miền núi, vùng sâu vùng xa, kinh tế gia đình còn khó khăn, chăm sóc sức khỏe qua hệ thống y tế còn hạn chế, thì việc trang bị kiến thức về tình trạng suy dinh dưỡng ở con em mình lại càng cần thiết. Điều đó bảo đảm cho trẻ phát triển bình thường, ít bệnh tật.
Cùng với việc tiếp nhận kiến thức của cán bộ y tế thôn bản, thì các bậc cha mẹ cần chủ động tự trang bị kiến thức cho mình để áp dụng ngay trong gia đình. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý, khi trẻ đã bị dạng thiếu dinh dưỡng, hay mắc bệnh, thì tuyệt đối không tự ý mua thuốc cho trẻ uống. Mà phải tới các cơ sở y tế khám cho trẻ; đồng thời tuân thủ chỉ định của bác sĩ, nhất là khi cho trẻ uống thuốc hoặc điều chỉnh chế độ ăn uống.
Nguyễn Ngọc Mai
Theo daidoanket
Hậu quả do thiếu vitamin ở trẻ nhỏ
Thiếu vitamin ở t.rẻ e.m trong những tháng đầu đời có liên quan đến chế độ ăn của bà mẹ trong thời kỳ có thai và cho con bú.
Thiếu vitamin ở t.rẻ e.m trong những tháng đầu đời có liên quan đến chế độ ăn của bà mẹ trong thời kỳ có thai và cho con bú. Hậu quả của thiếu vitamin ở trẻ nhỏ thường ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, chậm phát triển tâm vận động, suy giảm miễn dịch, nguy cơ gây thấp còi và hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Thiếu vitamin ở trẻ nhỏ thường gặp là thiếu các vitamin tan trong chất béo (A, D, K).
Thiếu vitamin A. Vitamin A có vai trò quan trọng đối với thị giác, biệt hóa các tế bào biểu mô, thúc đẩy tăng trưởng và đáp ứng miễn dịch. Thiếu vitamin lâm sàng thường biểu hiện khô mắt dẫn đến mù lòa góp phần làm tăng tỉ lệ t.ử v.ong ở t.rẻ e.m. Hiện nay ở nước ta thiếu vitamin A lâm sàng có tổn thương mắt rất hiếm gặp nhưng thiếu vitamin A t.iền lâm sàng còn gặp ở bà mẹ và t.rẻ e.m.
Cần có chế độ ăn phong phú để cung cấp vitamin cho cơ thể.
Thiếu vitamin A t.iền lâm sàng có nghĩa là nồng độ vitamin A tại các mô trong cơ thể thấp nhưng chưa có biểu hiện tổn thương lâm sàng. Quáng gà là biểu hiện sớm của thiếu vitamin A được xếp vào loại thiếu vitamin A t.iền lâm sàng. Nồng độ vitamin trong sữa mẹ thấp (
Để dự phòng thiếu vitamin A chủ yếu là dinh dưỡng hợp lý và uống vitamin A liều cao.
Chế độ ăn cần có đủ vitamin A cho cả mẹ và con. Vitamin A có nhiều trong thức ăn nguồn động vật (gan, cá, trứng, sữa…) và beta caroten có trong thức ăn nguồn thực vật (rau xanh và củ quả có màu vàng đỏ…). Ăn thêm dầu mỡ để hấp thu vitamin A. Cho trẻ bú sớm ngay sau khi đẻ để trẻ bú được sữa non vì nồng độ vitamin A trong sữa mẹ cao nhất trong giai đoạn này.
Thiếu vitamin D. Vitamin D có vai trò quan trọng trong chuyển hóa và hấp thu canxi, photpho để cấu tạo khung xương.
Nguồn cung cấp vitamin D khoảng 80% là do cơ thể tổng hợp vitamin D từ chất t.iền vitamin D dưới da dưới tác động quang hóa của tia cực tím ánh nắng mặt trời, phần còn lại khoảng 20% được cung cấp từ thức ăn. Nhu cầu vitamin D ở t.rẻ e.m, phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú là 5mcg/ngày (200 đơn vị/ ngày) (VDD 2007).
Khi thiếu vitamin D sẽ làm giảm hấp thu canxi, photpho ở ruột, cơ thể phải huy động canxi ở xương vào m.áu gây rối loạn quá trình vôi hóa ở xương gây loãng xương, còi xương ở t.rẻ e.m.
Còi xương có thể xuất hiện sớm ngay trong thời kỳ bào thai do mẹ bị thiếu vitamin D, canxi trong thời kỳ mang thai và tập quán kiêng cữ giữ trẻ trong nhà ở những tháng đầu sau đẻ. Do vậy, ngay cả những trẻ được bú mẹ cũng dễ bị còi xương sớm vì nồng độ vitamin D trong sữa mẹ thấp.
Biểu hiện của còi xương sớm là trẻ trong tình trạng kích thích thần kinh cơ, ngủ hay giật mình, cơn khóc kéo dài, khàn tiếng. Thở rít do mềm sụn thanh quản – các cơ co thắt làm cho trẻ nôn, nấc cụt, hay són phân và nước tiểu. Ở xương có biến dạng hộp sọ, x.ương s.ọ mềm, ấn lõm (dấu hiệu nhuyễn sọ). Thóp rỗng, các đường rãnh khớp mở rộng, đầu dễ bị méo mó, đầu bẹt phía sau hoặc một bên do tư thế nằm. Trương lực cơ giảm, phosphaza kiềm trong m.áu tăng. Trẻ có thể bị co giật do hạ canxi m.áu.
Để dự phòng còi xương sớm thì trong thời gian mang thai và cho con bú bà mẹ nên tắm nắng bằng cách đi dạo ngoài trời đồng thời ăn uống đủ chất, tăng cường thực phẩm giàu vitamin D và canxi, cho trẻ bú mẹ ngay sau đẻ và bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, từ 6 tháng trở đi (180 ngày) mới bắt đầu cho ăn bổ sung. Phòng ở của trẻ cần thoáng mát có nhiều ánh sáng. Cho trẻ tắm nắng ngay từ những tháng đầu sau đẻ bằng cách để hở hai cẳng chân cho da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khoảng 15 phút/ngày vào buổi sáng. Đối với trẻ đẻ non, đẻ thấp cân (dưới 2.500g) thì từ tuần thứ 2 sau đẻ cho uống vitamin D 400 đơnvị/ ngày – uống liên tục trong năm đầu.
Thiếu vitamin K cần thiết cho quá trình đông m.áu, sự hấp thu vitamin K cần có mỡ, muối mật và dịch tụy. Vitamin K có nhiều trong các loại rau xanh như cải bắp, cải xoong, su hào, xà lách. Vi khuẩn đường ruột cũng có khả năng tổng hợp vitamin K. Nhu cầu vitamin K ở phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú là 51mcg/ngày. Trẻ dưới 6 tháng t.uổi là 6mcg/ngày, 6-11 tháng là 9mcg/ngày và 1-3 t.uổi là 13mcg/ngày.
Nguyên nhân thiếu vitamin K ở trẻ nhỏ là do vi khuẩn đường ruột chưa có khả năng tổng hợp đủ vitamin K, dự trữ thấp. Khi sinh và nồng độ vitamin K trong sữa mẹ thấp. Thiếu vitamin K gây xuất huyết não, màng não thường gặp ở trẻ từ 1 – 3 tháng t.uổi. Bệnh xuất hiện đột ngột, trẻ bỏ bú, khóc thét, da xanh, thiếu m.áu cấp tính, thóp căng phồng, co giật toàn thân hoặc cục bộ, lác mắt, sụp mi, giảm vận động nửa người, không đều, có cơn ngừng thở ngắn, hôn mê và dễ t.ử v.ong hoặc để lại di chứng thần kinh.
Để dự phòng thiếu vitamin K thì chế độ ăn của bà mẹ có thai và cho con bú cần có dầu mỡ, tăng cường thực phẩm giàu vitamin K. Cho trẻ bú mẹ bình thường. Tiêm phòng vitamin K cho cả mẹ và con. Tiêm bắp vitamin K1 5mg cho bà mẹ trước sinh 2 tuần và trẻ ngay sau sinh tiêm vitamin K1 1mg hoặc uống 2mg và có thể tiêm nhắc lại sau 2-4 tuần.
PGS. Đào Thị Ngọc Diễn
Theo SK&ĐS