Phòng và kiểm soát biến chứng của bệnh đái tháo đường

Duy trì mức đường m.áu, huyết áp và cholesterol bình thường hoặc gần bình thường để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường (ĐTĐ).

Các biến chứng của ĐTĐ bao gồm tăng huyết áp, rối loạn lipid m.áu, bệnh thận, bệnh võng mạc, bệnh thần kinh.

Tăng huyết áp

Khoảng 50 – 70% số bệnh nhân ĐTĐ thường có tăng huyết áp, tùy thuộc loại ĐTĐ, t.uổi, mức độ béo phì… Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ chính của bệnh mạch vành, đột qụy và biến chứng mạch m.áu nhỏ. Người bệnh ĐTĐ phải theo dõi huyết áp thường xuyên để có biện pháp điều trị kịp thời.

Bệnh nhân có huyết áp tâm thu từ 130 – 139mmHg hoặc tâm trương 80 – 89mmHg cần điều trị bằng cách thay đổi lối sống trong thời gian tối đa là 3 tháng. Sau đó, nếu vẫn chưa đạt được mục tiêu huyết áp, cần điều trị bằng thuốc hạ huyết áp. Thay đổi lối sống bao gồm giảm cân nếu có thừa cân. Dùng chế độ ăn dành cho người tăng huyết áp, bao gồm giảm muối và tăng lượng kali ăn vào; hạn chế uống rượu và tăng hoạt động thể lực.

phong va kiem soat bien chung cua benh dai thao duong 5184d6

Khám cho người bệnh tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Ảnh: Công Hùng

Loại hình luyện tập thông dụng và dễ áp dụng nhất là đi bộ 150 phút mỗi tuần (hoặc 30 phút mỗi ngày), không nên ngưng luyện tập 2 ngày liên tiếp. Mỗi tuần nên tập kháng lực (kéo dây, nâng tạ) với tần suất 2 – 3 lần. Người già, người bị đau khớp có thể chia thời gian tập nhiều lần trong ngày, như đi bộ sau 3 bữa ăn, mỗi lần 10 – 15 phút. Người còn trẻ nên tập khoảng 60 phút mỗi ngày, tập kháng lực ít nhất 3 lần mỗi tuần.

Bệnh nhân có huyết áp tâm thu 140 và/hoặc huyết áp tâm trương 90mmHg cần điều trị bằng thuốc hạ huyết áp kết hợp với thay đổi lối sống. Thuốc hạ huyết áp được sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Rối loạn lipid m.áu

Lipid m.áu còn được gọi là các thành phần của mỡ m.áu, bao gồm cholesterol và triglyceride. Có hai loại cholesterol cần quan tâm là cholesterol xấu và cholesterol tốt. Mức cholesterol xấu trong m.áu càng cao, nguy cơ bị bệnh tim mạch càng cao, ngược lại mức cholesterol tốt trong m.áu càng thấp, nguy cơ bị bệnh tim mạch càng cao.

Ngoài ra, người bệnh ĐTĐ cần quan tâm đến chỉ số triglyceride. Đây là một dạng chất béo trung tính, chiếm tới 95% tỷ lệ chất béo hằng ngày mà chúng ta tiêu thụ trong chế độ ăn uống, là một trong những thành phần chủ yếu của dầu thực vật và mỡ động vật. Các yếu tố làm tăng triglyceride là thừa cân, béo phì, hút t.huốc l.á, uống nhiều rượu bia, ít hoạt động thể lực, ăn quá nhiều tinh bột. Thừa cân làm tăng cả cholesterol xấu, triglyceride và giảm cholesterol tốt.

Người bệnh ĐTĐ cần kiểm tra lipid m.áu mỗi lần thăm khám để điều chỉnh chế độ khi có rối loạn. Các yếu tố có thể thay đổi để kiểm soát rối loạn lipid m.áu bao gồm: Điều chỉnh chế độ ăn, thay đổi lối sống.

Điều chỉnh chế độ ăn: Có ba nhóm thức ăn cần phải giảm để đạt được mục tiêu giảm cholesterol xấu. Thứ nhất, là giảm thức ăn có chứa acid béo bão hòa, gồm các loại mỡ từ động vật. Thứ hai, giảm chất béo dạng trans (trans fat), đây là acid béo nằm trong các sản phẩm có chứa mỡ hoặc dầu bị hydrogen hóa như khoai tây chiên, bánh quy, bơ thực vật. Người bệnh ĐTĐ không nên ăn các sản phẩm chiên, rán trong dầu ở nhiệt độ cao. Thứ ba, giảm thức ăn chứa cholesterol có trong các sản phẩm từ động vật như phủ tạng, lòng đỏ trứng, tôm, sữa toàn phần…

Thay đổi lối sống: Bao gồm việc thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường hoạt động thể lực, hạn chế căng thẳng. Để có chế độ ăn uống lành mạnh, người bệnh ĐTĐ cần giảm lượng thức ăn hằng ngày để có cân nặng và vòng eo lý tưởng (dưới 90cm đối với nam, dưới 80cm đối với nữ). Đồng thời sử dụng các nhóm thực phẩm đa dạng, ít chất béo, ít muối, nhiều chất xơ.

Bên cạnh đó, hạn chế tối đa rượu bia, cai t.huốc l.á, thuốc lào. Nếu đường huyết được kiểm soát tốt và không có tăng huyết áp, người bệnh ĐTĐ có thể dùng rượu bia với lượng nhỏ, một ly/ngày nếu là phụ nữ và hai ly một ngày nếu là nam giới và không bao giờ uống rượu, bia khi đang đói bụng.

Ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng là điều mà người bệnh ĐTĐ nên thực hiện. Stress làm gia tăng sự giải phóng hormon tuyến thượng thận, thúc đẩy giải phóng hormon cortisol ảnh hưởng gián tiếp đến nồng độ đường trong m.áu. Thiếu ngủ làm tăng lượng đường huyết và sản sinh hormon cortisol. Vì thế để tránh điều này cần duy trì giấc ngủ đều đặn liên tục 7 – 8 giờ/ngày.

Các biến chứng mạch m.áu nhỏ

Để phòng tránh bệnh thận do ĐTĐ, ít nhất mỗi năm một lần cần đ.ánh giá albumin niệu và mức lọc cầu thận ở tất cả các bệnh nhân ĐTĐ típ 2 và ở tất cả các bệnh nhân có tăng huyết áp phối hợp.

Bệnh nhân ĐTĐ típ 2 cần được khám mắt toàn diện, đo thị lực tại thời điểm được chẩn đoán bệnh ĐTĐ. Nếu không có bằng chứng về bệnh võng mạc và đường huyết được kiểm soát tốt, có thể khám mắt 2 năm một lần. Nếu có bệnh võng mạc do ĐTĐ, cần khám võng mạc ít nhất hàng năm.

Nếu bệnh võng mạc đang tiến triển hoặc đe dọa đến thị lực, phải khám mắt thường xuyên hơn. Cuối cùng, tất cả các bệnh nhân ĐTĐ cần được kiểm tra bàn chân vào mỗi lần khám bệnh, để đ.ánh giá về bệnh thần kinh ngoại biên, phát hiện các yếu tố nguy cơ của loét và cắt cụt chi.

Theo kinhtedothi

Bí kíp để tránh bệnh đái tháo đường ​

Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa chất bột đường gây tăng đường huyết mạn tính do hậu quả của sự thiếu hụt hoặc giảm hoạt động của insulin…

Trong các thập niên gần đây, tại Việt Nam có sự gia tăng nhanh chóng các bệnh mạn tính không lây, trong đó có bệnh đái tháo đường type 2, một căn bệnh liên quan trực tiếp đến chế độ dinh dưỡng và lối sống và có thể phòng tránh được.

Chúng ta cần hành động ngay để ngăn ngừa đái tháo đường, căn bệnh của thời đại.

Bệnh đái tháo đường gây nhiều biến chứng

Đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa chất bột đường gây tăng đường huyết mạn tính do hậu quả của sự thiếu hụt hoặc giảm hoạt động của insulin hoặc kết hợp cả hai.

Tình trạng tăng đường huyết kéo dài sẽ gây tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể, gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như bệnh tim mạch, suy thận, tổn thương mắt, tổn thương bàn chân, rối loạn cảm giác, dễ n.hiễm t.rùng, vết thương lâu lành … ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh.

Diễn tiến bệnh đái tháo đường thường âm thầm không triệu chứng và đa số trải qua giai đoạn t.iền đái tháo đường, còn đến khi xuất hiện triệu chứng thì thường đã muộn, có biến chứng.

Phát hiện t.iền đái tháo đường

Lượng glucose (đường) bình thường trong m.áu khi đói (nhịn ăn ít nhất là 8 giờ) là từ 70 – 100 mg/dL (3,9-5,5mmol/L); bệnh đái tháo đường được chẩn đoán khi lượng glucose trong m.áu khi đói cao hơn 126 mg/dL (> 7mmol/L).

Nếu lượng glucose trong m.áu khi đói từ 100 – 125 mg/dL (5,5 -7mmol/L) thì được xem là t.iền đái tháo đường, có nghĩa lượng glucose trong m.áu cao hơn mức bình thường nhưng chưa đến mức để chẩn đoán là bệnh đái tháo đường.

T.iền đái tháo đườngkhông gây ra bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng gì. Cách duy nhất để có thể xác định là xét nghiệm m.áu, thử lượng glucose trong m.áu lúc đói.

Những người có các yếu tố nguy cơ như quá cân, ít vận động thể lực, lớn hơn 50 t.uổi, t.iền căn trong gia đình có người bị đái tháo đường type 2, phụ nữ đã từng bị đái tháo đường thai kỳ hay sanh con nặng trên 4 kg nên xét nghiệm đường m.áu định kỳ để phát hiện sớm.

T.iền đái tháo đườnglà một dấu hiệu cho biết nguy cơ rất cao sẽ bị đái tháo đường type 2. Đã có các nghiên cứu chứng minh rằng sự tiến triển đến bệnh đái tháo đường type 2 có thể bị trì hoãn hay được ngăn ngừa vĩnh viễn nếu được bắt đầu can thiệp ngay từ khi phát hiện t.iền đái tháo đường .

Thay đổi lối sống hợp lý giúp ngăn ngừa đái tháo đường

Biện pháp can thiệp chính ở người t.iền đái tháo đườnglà giảm cân, duy trì cân nặng ở mức lý tưởng và tăng cường vận động thể lực giúp ngăn ngừa hay làm chậm tiến trình xuất hiện bệnh đái tháo đường type 2.

bi kip de tranh benh dai thao duong eb213d

Xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, chọn lựa thực phẩm thông minh, ăn đa dạng thực phẩm, đủ các nhóm bột đường, đạm, béo, rau và trái cây trong mỗi bữa ăn chính.

Đặc biệt, việc bổ sung sữa dành cho người đái tháo đường và t.iền đái tháo đường (có chỉ số đường huyết GI thấp) và chế phẩm từ sữa trong khẩu phần hàng ngày giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng, vitamin, chất khoáng, hạn chế các thức ăn làm tăng đường huyết nhanh như đường, bánh kẹo ngọt, nước ngọt, hoặc ăn quá nhiều bột đường… tăng cường các thức ăn giúp làm chậm hấp thu đường như rau, củ quả, chọn lựa bột đường hấp thu chậm như gạo lứt, các loại hạt nguyên vỏ nguyên cám, phân bố bữa ăn hợp lý, ăn đủ bữa, không bỏ bữa ăn sáng.

Bên cạnh đó, cần kết hợp lối sống lành mạnh năng vận động (ít nhất 30-60 phút/lần, 5 ngày mỗi tuần), hạn chế sử dụng các chất kích thích, rượu bia, t.huốc l.á… Giảm cân nếu có thừa cân béo phì, duy trì cân nặng cơ thể ở mức lý tưởng bằng: chiều cao (m) x chiều cao (m) x 22.

Hãy hành động hôm nay cho ngày mai khỏe mạnh.

Bác sĩ CK1. Trần Thị Minh Nguyệt – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng NutiFood

Theo giaoduc.net

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *