Phim k.hiêu d.âm tàn phá sức khỏe người xem như thế nào?

Người xem nội dung k.hiêu d.âm, phim s.ex có thể phải chịu hậu quả về sức khỏe tâm thần và đời sống t.ình d.ục: rối l.oạn c.ương d.ương, trầm cảm, lo âu, thích t.ình d.ục cực đoan, trái tập tục như bạo lực t.ình d.ục, l.oạn l.uân…

phim khieu dam tan pha suc khoe nguoi xem nhu the nao 73ac5e

Chúng ta đang dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết với các hiệu ứng siêu kích thích của nội dung k.hiêu d.âm trên internet – Shutterstock

Từ khi internet ra đời, các nội dung k.hiêu d.âm đã tăng vọt. Pornhub, trang web k.hiêu d.âm miễn phí lớn nhất thế giới, có hơn 33,5 tỉ lượt truy cập năm 2018, theo The Conversation. Khoa học chỉ mới bắt đầu tiết lộ những tác động về thần kinh của việc xem nội dung k.hiêu d.âm. Nhưng rõ ràng là sức khỏe tinh thần và đời sống t.ình d.ục của khán giả k.hiêu d.âm đang phải chịu những tác động thê thảm.

Tác động của xem nội dung k.hiêu d.âm

Về lâu dài, nội dung k.hiêu d.âm có thể gây rối loạn chức năng t.ình d.ục, đặc biệt là rối l.oạn c.ương d.ương, khiến người ta không có khả năng cương cứng hoặc đạt cực khoái với bạn tình ngoài đời thực. Chất lượng hôn nhân và sự cam kết chung thủy với một đối tác cũng bị tổn hại, theo The Conversation.

Để giải thích những hiệu ứng này, một số nhà khoa học đã rút ra sự tương đồng giữa tiêu thụ nội dung k.hiêu d.âm và lạm dụng chất gây nghiện. Thay vì cùng đối tác thỏa mãn t.ình d.ục, người khoái phim s.ex, theo bản năng, lại tiếp cận với điện thoại, máy tính khi có ham muốn, do họ thường đạt cực khoái hay thỏa mãn khi xem k.hiêu d.âm.

Bác sĩ tâm thần Norman Doidge chia sẻ thêm với The Conversation rằng cảnh k.hiêu d.âm, giống như các chất gây nghiện, là tác nhân kích thích quá mức dẫn đến mức độ tiết dopamine cao bất thường. Điều này có thể làm hỏng hệ thống khen thưởng dopamine và khiến nó không phản ứng với các nguồn vui tự nhiên. Đây là lý do tại sao người dùng bắt đầu gặp khó khăn trong việc đạt được kích thích với đối tác thật.

Ngoài rối loạn chức năng t.ình d.ục, k.hiêu d.âm còn tàn phá gì?

Theo The Conversation, các nghiên cứu phát hiện, những thay đổi trong truyền dopamine có thể tạo điều kiện cho trầm cảm và lo âu. Những người xem k.hiêu d.âm có các triệu chứng trầm cảm nặng hơn, chất lượng cuộc sống thấp hơn và sức khỏe tinh thần kém hơn so với những người không xem k.hiêu d.âm.

Người đã xem k.hiêu d.âm còn muốn và cần thêm nội dung k.hiêu d.âm nhiều hơn, mặc dù họ không thật thích nó. Sự mất kết nối giữa mong muốn và ý thích này là một đặc điểm nổi bật của rối loạn điều hòa hệ thống khen thưởng.

Các nhà nghiên cứu tại Viện Max Planck ở Berlin (Đức) phát hiện ra rằng việc sử dụng k.hiêu d.âm cao hơn tương quan với việc kích hoạt não ít hơn để đáp ứng với hình ảnh k.hiêu d.âm thông thường. Điều này giải thích tại sao người xem k.hiêu d.âm có xu hướng dần tiến tới với các hình thức k.hiêu d.âm cực đoan và trái với tập tục hơn. T.ình d.ục thông thường đang bị giảm sự quan tâm và được thay thế bởi các chủ đề như l.oạn l.uân và bạo lực. Tỉ lệ các vụ việc trong đời thực có thể leo thang do sự duy trì nội dung bạo lực t.ình d.ục trực tuyến, theo The Conversation.

Một số nhà khoa học gán mối quan hệ này với hoạt động của các nơ-ron gương. Các vùng não hoạt động khi ai đó đang xem phim s.ex là các vùng não hoạt động trong khi người đó có quan hệ t.ình d.ục thật. Marco Iacoboni, giáo sư tâm thần học tại Đại học California (Mỹ), suy đoán rằng hệ thống này có khả năng lan truyền hành vi bạo lực vì “cơ chế phản chiếu trong não cho thấy chúng ta tự động bị ảnh hưởng bởi những gì chúng ta nhận thức”. Mặc dù mới chỉ là suy đoán, mối liên hệ giữa k.hiêu d.âm, tế bào thần kinh gương và tỉ lệ bạo lực t.ình d.ục gia tăng là cảnh báo đáng ngại, theo The Conversation.

Vấn đề đạo đức

Xem nội dung k.hiêu d.âm liên quan đến sự xói mòn vỏ não trước trán – vùng não điều hành các chức năng như đạo đức, ý chí và kiểm soát xung lực. Cấu trúc này vốn còn kém phát triển trong thời thơ ấu, do đó, t.rẻ e.m phải vật lộn đấu tranh để điều chỉnh cảm xúc và xung động của chúng.

Tổn thương vỏ não trước trán ở t.uổi trưởng thành được gọi là hypofrontality khiến cá nhân có hành vi cưỡng chế và đưa ra quyết định kém. Nói cách khác, xem phim k.hiêu d.âm làm não chuyển về trạng thái v.ị t.hành n.iên.

(Hypofrontality là tình trạng giảm lưu lượng m.áu não trong vỏ não trước trán. Hypofrontality là triệu chứng của một số điều kiện y tế thần kinh, như tâm thần phân liệt, rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), rối loạn lưỡng cực và rối loạn trầm cảm chính).

Theo thanhnien

Cứ thức giấc giữa đêm vào một giờ cố định, phải làm sao?

Nếu lần sau thức giấc, nhìn đồng hồ lại thấy báo 1, 3, 4… giờ sáng như nhiều ngày trước đó thì đừng hoang mang. Chuyện giật mình tỉnh giấc giữa đêm vào cùng thời điểm ngày này qua ngày khác không phải là điều hiếm lạ.

cu thuc giac giua dem vao mot gio co dinh phai lam sao 749bd2

Nhiều người vừa khó chịu vừa khó hiểu khi tỉnh giấc vào cùng thời điểm hết ngày này đến ngày khác – Shutterstock

Nhà tâm lý học, tiến sĩ, chuyên gia giấc ngủ Alexa Kane giải thích với Health rằng, ban đầu, bạn thức dậy vào một thời điểm nhất định thường có lý do. Có thể là phản ứng với chứng ngưng thở khi ngủ, tiếng khóc của em bé nhà mình hoặc nhà hàng xóm… Sau đó, cơ thể của bạn ghi nhớ và biến điều này thành phản ứng.

Nhà tâm lý học Alexa Kane cho biết thức dậy vào ban đêm là một hiện tượng phổ biến và thường vô hại, đặc biệt là nếu bạn dễ dàng ngủ trở lại. Chúng không có nghĩa là bạn thiếu ngủ và không có nghĩa là bạn bị chứng mất ngủ.

Khi nào thức giấc thường xuyên trở thành vấn đề?

Thức dậy vào ban đêm, tự nó không phải là một vấn đề. Tuy nhiên, thức giấc và tỉnh táo thì có thể. Nhà tâm lý học Kane chia sẻ trên Health: “Nếu bạn thức dậy và bắt đầu cảm thấy lo lắng, lo âu hoặc thất vọng, bạn có thể kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm ‘chiến hoặc chạy’. Khi điều này xảy ra, não của bạn chuyển từ chế độ ngủ sang chế độ thức. Tâm trí của bạn bắt đầu chạy đua, nhịp tim và huyết áp của bạn tăng lên. Điều đó khiến việc ngủ trở lại khó khăn hơn nhiều”. Phản ứng căng thẳng này có thể dẫn đến mất ngủ, rối loạn giấc ngủ toàn diện.

Thường xuyên thức dậy vào ban đêm cũng có thể là triệu chứng của rối loạn ngưng thở khi ngủ. Bên cạnh việc đ.ánh thức bạn dậy, chứng ngưng thở khi ngủ có thể làm gián đoạn nhịp tim, làm giảm lưu lượng ô xy đến cơ thể, theo Health.

Các triệu chứng khác của ngưng thở khi ngủ bao gồm:

– Ngáy

– Giật mình tỉnh giấc vì nghẹt thở hoặc thở hổn hển.

– Buồn ngủ hoặc mệt mỏi ban ngày.

Nếu có những triệu chứng này, hãy gặp bác sĩ chuyên gia về giấc ngủ. Ngưng thở khi ngủ không được điều trị có thể gây ra bệnh tim, tiểu đường, béo phì và các vấn đề sức khỏe khác.

Nếu lại tỉnh giấc giữa đêm, hãy làm điều này!

Nếu bạn thức dậy lúc 3 giờ sáng (hoặc bất cứ lúc nào trong giờ ngủ), dành 15 đến 20 phút để ngủ trở lại. Nếu bạn tỉnh giấc lâu hơn thế thì tốt nhất là ra khỏi giường.

Nhà tâm lý học Kane khuyên bạn đọc trên Health: “Bộ não của chúng ta có tính liên kết cao. Điều đó có nghĩa là nếu chúng ta nằm trên giường một thời gian dài khi không ngủ, bộ não có thể liên kết chiếc giường với các hoạt động thức giấc như lo lắng và lên kế hoạch, thay vì ngủ. Hãy ra khỏi giường để phá liên kết ấy”.

Và rời giường rồi thì hãy làm gì đó để thúc đẩy giấc ngủ:

– Tập thở sâu

– Suy nghĩ

– Đọc một cái gì đó nhàm chán.

– Không sử dụng điện thoại di động, kiểm tra email hoặc làm bất cứ điều gì khác có thể khiến não bạn nghĩ rằng đã đến lúc thức dậy và làm việc. Nhà tâm lý học Kane hướng dẫn: “Các bài tập thư giãn có thể giúp bạn tắt phản ứng ‘chiến hoặc chạy’ của cơ thể và kích hoạt phản ứng nghỉ ngơi và tiêu hóa. Khi cơ thể bạn bình tĩnh lại và bạn cảm thấy buồn ngủ trở lại, hãy quay trở lại giường”.

Làm sao để chấm dứt chuỗi ngày tỉnh giấc cùng thời điểm giữa đêm?

Cách tốt nhất là giữ thời gian biểu ngủ – thức phù hợp. Thức dậy, đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi ngày, thậm chí vào cuối tuần.

“Hãy dành 30 đến 60 phút trước khi ngủ để thư giãn và chuẩn bị cho cơ thể và tâm trí sẵn sàng với giấc ngủ. Sử dụng thời gian này để lên kế hoạch cho ngày hôm sau, viết ra những lo lắng, lo âu và thất vọng để không cần phải thực hiện những bài thể dục tinh thần đó khi ở trên giường lúc 3 giờ sáng”, nhà tâm lý học Kane nói với Health.

Khi nào cần gặp chuyên gia?

Khi bạn thiếu ngủ, ngủ ít và bắt đầu rối tung lên do hiệu suất làm việc kém, sự tập trung hoặc trí nhớ có vấn đề hoặc khiến bạn phiền muộn, đó là thời gian để gặp chuyên gia về giấc ngủ.

Theo thanhnien

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *