Những điều chưa biết về trà sữa

Ngày càng nhiều vụ ngộ độc trà sữa – món đồ uống thời thượng của giới trẻ hiện nay, khiến nhiều người lo ngại. Thực chất đồ uống này là gì?

Thành phần chính của trà sữa như thế nào?

Cách đây không lâu, một vụ ngộ độc trà sữa xảy ra sau khi 50 học sinh liên hoan khiến 19 em Trường tiểu học Trần Phú, TP. Quảng Ngãi phải nhập viện. Vụ 29 em học sinh tiểu học ở TP.HCM ngộ độc do uống phải trà sữa nhiễm khuẩn của cơ sở sản xuất Liên Hoa (phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú) lại thêm hồi chuông cảnh báo.

Đau lòng nhất là trường hợp một em học sinh 11 t.uổi t.ử v.ong nghi do ngộ độc trân châu trong trà sữa. Em học sinh này được đưa vào cấp cứu tại BV đa khoa tỉnh Khánh Hòa trong tình trạng suy thận, suy gan, n.hiễm t.rùng tiêu hóa nặng. Gần đây, n.ữ s.inh 15 t.uổi ở TP.HCM đã cầu cứu bác sĩ da liễu vì mụn mọc khắp người do uống quá nhiều trà sữa. Vụ việc này thêm một lần nữa cảnh báo về trà sữa bẩn đang bủa vây học đường.

nhung dieu chua biet ve tra sua d50516

Người tiêu dùng nên chọn trà sửa ở cơ sở uy tín để tránh hóa chất độc hại

Trà sữa ngày càng quen thuộc với giới trẻ từ thành thị đến nông thôn. Đây là một món đồ uống có nguồn gốc từ Đài Loan từ những năm 1980. Thạc sĩ Lưu Liên Hương, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu – Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết, thành phần chính của trà sữa gồm: trà, sữa, trân châu, đường.

Các loại trà bao gồm trà đen, trà xanh, trà trắng và trà ô long; Với sữa, trừ những thương hiệu nổi tiếng sử dụng các loại sữa tươi, sữa đặc thì đa số các thương hiệu nhỏ đều sử dụng kem béo (không phải sữa); Còn hạt trân châu, thành phần chủ yếu là tinh bột lọc hoặc tinh bột sắn (chiếm khoảng 80%); đường cô đặc, hương liệu thực phẩm và chỉ dưới 1% thành phần của trân châu là chất xơ và protein (có thể tới 50g đường/cốc trà – tương đương 200 calo).

Ngày nay, thành phần của trà sữa còn được bổ sung thêm nhiều loại (gọi là topping) như pudding trứng, kem phô mai, thạch… Nếu uống các loại trà sữa có hương vị hoa quả thì các cửa hàng còn cho thêm các loại siro trái cây.

“Một ly trà sữa trân châu có thể cung cấp tới 335 calo. Do chứa nhiều đường và calo, nếu uống quá nhiều trà sữa, có thể làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, thiếu hụt dinh dưỡng. Đặc biệt với lứa t.uổi học sinh, đang là lứa t.uổi cần tích lũy chất dinh dưỡng, khi uống quá nhiều trà sữa (thậm chí có nhiều bạn trẻ uống trà sữa thay cho các bữa chính hằng ngày) có thể gây thiếu hụt dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển”, Ths Liên Hương nhấn mạnh.

Thành phần chủ yếu của trà sữa là dầu thực vật hydro hóa, một loại axit béo dạng trans (Trans Fatty Acids). Loại axit này sẽ làm giảm lượng hoóc-môn nam giới, khống chế sức sống của t.inh t.rùng. Khi mua nguyên liệu về tự chế nếu kết hợp với trà không đúng cách sẽ làm triệt tiêu các công dụng của trà. Các protein casein trong sữa sẽ làm suy giảm các hợp chất có tác dụng bảo vệ cơ thể chống các bệnh tim mạch có trong trà.

Nên chọn cơ sở uy tín

Ths Lưu Liên Hương cho biết, trà sữa là 1 loại thực phẩm dùng nhiều các chất phụ gia: Chống tạo bọt, tạo mùi, tạo vị, chống vón, tạo màu, làm ngọt… vì vậy tiềm ẩn nguy cơ nếu người sản xuất không tuân thủ quy định về ATVSTP. Hoặc vì lợi nhuận, nhiều cửa hàng trà sữa trân châu không dùng bột trà tự nhiên mà chế từ bột màu (chất tổng hợp hóa học), khi uống sẽ không khác với trà tự nhiên. Nếu tinh trà trong trà sữa không vượt quá tiêu chuẩn và sử dụng không thường xuyên thì không nguy hại nhiều tới sức khoẻ. Tuy nhiên, nếu thêm các chất phụ gia vượt ngưỡng hoặc uống quá nhiều sẽ là gánh nặng cho gan, thận.

“Trên thực tế, mặc dù có sử dụng trà thật, nhưng nhiều cửa hàng trà sữa lại thường tẩm thêm hương liệu (hương nhài, hương sen) vào trà để trà có thêm hương vị quyến rũ. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng loại trà hoặc hương liệu thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thì rất có thể những loại hương liệu này sẽ có chứa các hóa chất độc hại, bởi hóa chất hương nhài có gốc từ penzylacetat, hương sen từ P – dimethoxy penzin, đều là những chất độc hại gốc hữu cơ”, bà Liên Hương cảnh báo.

Bên cạnh đó, việc kiểm soát chất lượng nguồn nguyên liệu trà sữa không hề đơn giản. Nguồn nguyên liệu trà sữa như: bột sữa, hạt trân châu, hương liệu… đều có nguồn gốc nước ngoài, nếu chủ quán kinh doanh có hóa đơn mua bán hàng hóa (hóa đơn VAT) thì lực lượng quản lý thị trường không thể thu giữ, chỉ có thể xử lý vi phạm lỗi không có tem nhãn tiếng Việt. Đó là chưa kể trà sữa còn được pha chế từ rất nhiều nguyên liệu khác nhau nữa, nên việc kiểm soát chất lượng nguyên liệu lại càng trở nên khó khăn hơn. Một khó khăn nữa là, do phân cấp quản lý, việc kiểm tra, kiểm soát các quán kinh doanh thực phẩm ăn uống, bao gồm cả các quán trà sữa, do UBND các phường, xã đảm nhiệm, chứ không do các cơ quan quản lý ATVSTP đảm nhiệm. Vì thế, để lập được ban kiểm tra liên ngành thực hiện kiểm tra chất lượng nguồn nguyên liệu trà sữa cũng tương đối khó khăn.

Do đó, chỉ nên mua trà sữa của các thương hiệu lớn, có nguồn gốc nguyên liệu rõ ràng, được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP. Trà sữa không phải là món đồ uống có thể uống hằng ngày. Nên hạn chế uống trà sữa, không nên uống quá nhiều. Không nên cho trẻ nhỏ sử dụng trà sữa. Không sử dụng trà sữa thay cho các bữa chính./.

“Các loại topping có liên quan trực tiếp đến nguy cơ thừa cân béo phì. Ngoài ra, các loại topping cũng sẽ có nguy cơ mất ATVSTP vì để tạo ra các loại topping này, sẽ cần sử dụng nhiều hương liệu và phụ gia thực phẩm”. Ths Lưu Liên Hương

Theo VOV

Suy gan thận nghi do ngộ độc trà sữa trân châu

TP HCM – Sau bốn lần lọc m.áu, tình trạng suy gan của anh Lộc đã cải thiện nhưng vẫn còn suy thận.

Trưa 8/9, sau giờ cơm trưa, anh Lộc cùng người thân uống trà sữa trân châu ở một quán tại quận 12. Vài tiếng sau, anh ngủ dậy thì bắt đầu nôn ói, chóng mặt, nghĩ do trúng gió sẽ tự khỏi nên không đi viện. Bệnh diễn tiến nhiều ngày không giảm, tối 13/9, anh được đưa vào Bệnh viện Thống Nhất cấp cứu vì nôn ói nhiều, mệt lả người.

suy gan than nghi do ngo doc tra sua tran chau 5ca42a

Bệnh nhân được lọc m.áu giúp hồi phục các tổn thương gan, thận. Ảnh: Lê Phương.

Tiến sĩ Nguyễn Bách, Trưởng Khoa Thận – Lọc m.áu, Bệnh viện Thống Nhất, cho biết kết quả xét nghiệm bệnh nhân tổn thương gan, thận cấp rất nặng, phải lọc m.áu cấp cứu. Ngày 17/9, sau bốn lần lọc m.áu, tình trạng suy gan cải thiện nhưng chức năng thận chưa ổn, dự kiến sẽ lọc m.áu thêm vài lần. Bệnh nhân trẻ t.uổi, có thể trạng tốt nên khả năng hồi phục tốt.

Anh Lộc cho biết trước giờ rất khỏe mạnh, khám sức khỏe gần đây không có bất thường gan thận. “Tôi ít uống trà sữa, hôm đó những người còn lại chọn những loại khác nhau, uống xong vẫn khỏe”, anh Lộc nói.

Theo bác sĩ Bách, ở bệnh nhân trẻ t.uổi, suy gan, thận cấp có thể xảy ra do sử dụng một số thuốc có độc tính cao với gan, thận hoặc sử dụng chất gây nghiện. Ở bệnh nhân này, các xét nghiệm chất gây nghiện và tầm soát bệnh lý n.hiễm t.rùng đều cho kết quả âm tính nên có thể loại trừ các nguyên nhân này.

“Cần xét nghiệm phân tích mẫu trà sữa về các chỉ số vi sinh, chất bảo quản chất tạo màu, tạo vị ngọt đối với nguyên liệu pha chế trà sữa để xác định chính xác nguyên nhân”, bác sĩ Bách nói. Cơ quan an toàn thực phẩm ở TP HCM đang phối hợp lấy mẫu trà sữa để kiểm tra.

Năm 2013, Đài Loan, Singapore từng phát hiện acid maleic từng được phát hiện trong hạt trân châu, phải thu hồi hàng loạt. Tùy liều lượng sử dụng, phản ứng của cơ thể, chất này có thể gây tổn thương gan, suy thận cấp tính hoặc tích tụ khi sử dụng trong thời gian dài, gây suy thận mạn. Acid maleic không được chấp nhận là một phụ gia thực phẩm.

Trên Journal of Food Protection tháng 8/2019, các nhà khoa học Đài Loan lấy 105 mẫu nước trà các loại, phát hiện 51 mẫu có vi khuẩn hiếu khí vượt quá mức cho phép. Các loại vi sinh này có thể gây bệnh khi xâm nhập vào cơ thể với một số lượng lớn.

Một số nước phát triển đầu tư ngân sách rất lớn để kiểm tra, giám sát thực phẩm cho người dân từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản đến tiêu dùng. Thực phẩm được đưa vào cơ thể cần được xem như là uống thuốc vì chúng được hấp thu ở dạ dày, ruột, chuyển hóa tại gan và thải trừ qua thận.

* Tên bệnh nhân được thay đổi.

Lê Phương

Theo VNE

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *