Rau rất tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng thích ăn rau. Đối với nhiều người – cả t.rẻ e.m và người lớn – ăn rau quả là một công việc khó khăn.
Ảnh: Shuttestock
Và họ thà ăn không lành mạnh hơn là kết hợp tác dụng tốt của tất cả các loại rau. Nhưng nếu bạn không ăn rau, mọi thứ có thể không ổn với sức khỏe tổng thể của bạn. Sau đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn cần tăng cường ăn rau, theo báo The Indian Express.
Bầm tím
Rau chứa tất cả mọi thứ, từ protein, khoáng chất, đến vitamin. Nếu bạn không ăn rau, cơ thể bạn sẽ bắt đầu thấy thiếu hụt. Khi bạn thiếu vitamin C, nguy cơ bị bầm tím sẽ gia tăng. Nếu bạn thấy có quá nhiều vết bầm tím trên cơ thể, hãy bắt đầu ăn ớt chuông đỏ, cải xoăn, bông cải xanh, rau lá sẫm màu…
Mệt mỏi
Mệt mỏi là một điều bình thường. Đó là cách cơ thể của bạn bảo bạn “giảm tốc” và nghỉ ngơi. Nhưng nếu bạn lúc nào cũng mệt mỏi, rất có thể bạn đang bị thiếu hụt tác dụng tốt của rau. Thiếu vitamin B và sắt có thể gây ra mệt mỏi. Hãy bắt đầu ăn rau xanh và các loại rau có tinh bột như đậu thận (đậu đỏ tây), măng tây, đậu lăng…, theo báo The Indian Express.
Khả năng miễn dịch thấp
Một chút thay đổi thời tiết và bạn đang ho và hắt hơi? Đây là một dấu hiệu cổ điển cho thấy bạn không khỏe và cần ăn rau để tăng cường khả năng miễn dịch. Cơn cảm lạnh dai dẳng là dấu hiệu cảnh báo “hệ thống phòng thủ” của bạn đang ở mức thấp. Hãy dự trữ trong tủ lạnh những sản phẩm có vitamin C, chẳng hạn như rau xanh nhiều lá, theo báo The Indian Express.
Trí nhớ lờ mờ
Bạn gặp khó khăn trong việc nhớ lại mọi thứ và tập trung? Bạn thiếu chất dinh dưỡng để làm điều này. Mặc dù thỉnh thoảng quên thì không sao, nhưng thường xuyên để mình “mụ mị” là điều không nên. Và nếu lâm vào tình trạng như thế, rất có thể bạn cần những tác dụng tốt rau để phục hồi trí nhớ. Nên ăn nhiều cà rốt, bông cải xanh, bắp, cà chua và rau xanh nhiều lá.
Chuột rút cơ bắp
Một dấu hiệu cổ điển khác là bị chuột rút cơ bắp, đặc biệt là khi bạn đang cố gắng tập thể dục ngoài trời. Bạn có thể dễ dàng thoát khỏi điều này bằng cách ăn rau quả. Vì vậy, hãy bắt đầu ăn uống thật lành mạnh, theo báo The Indian Express.
Theo thanhnien
Cho bé ăn trái cây thay rau, liệu có ổn?
Bé nhà tôi không chịu ăn rau nhưng rất thích ăn trái cây, tôi thử cho bé ăn nhiều trái cây thay luôn phần rau nhưng có vẻ việc tiêu hóa không ổn lắm.
Ảnh minh họa
Bạn đọc Minh Yến ( yennguyen…@gmail.com), hỏi: Con gái tôi năm nay 3 t.uổi, rất lười ăn rau, đã làm đủ cách từ dọa dẫm đến năn nỉ mà không xong. Được cái bé rất thích ăn trái câynên 1 tháng nay tôi có thử cho bé ăn trái cây thay rau, có lúc thấy chuyện tiêu hóa của bé rất tốt nhưng cũng có tuần táo bón liên miên. Xin cho hỏi, việc cho ăn trái cây thay rau như vậy có ổn không, ăn thế nào thì tốt?
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM), trả lời:
Trong thời gian bé chưa thể thay đổi thói quen lười ăn rau, việc cho bé ăn thêm nhiều trái cây để bù đắp phần dinh dưỡng bị thiếu hụt do không chịu ăn rau là rất nên, miễn là bạn chọn các loại trái cây giàu chất xơ, ít ngọt, ví dụ như táo, lê, nho, các trái cây có múi như bưởi, cam…
Trong đó, các trái cây có múi như bưởi, cam còn bù đắp được phần thiếu hụt kali do bé lười ăn rau. Kali giúp tăng cường nhu động ruột, bé tiêu hóa tốt hơn, không bị táo bón. Nên chú ý cho bé dùng trái cây “nguyên bản” là tốt nhất, tức ăn mà không cho thêm đường, muối, không lạm dụng việc xay sinh tố hay ép thành nước trái cây.
Những trái cây có nhiều đường thì nên hạn chế bởi dễ làm gan hoạt động quá tải gây hiện tượng mà dân gian gọi là “nóng gan”, sinh ra mụn nhọt, đồng thời dễ táo bón. Trái cây nhiều đường có thể kể đến sầu riêng, chôm chôm, mãng cầu xiêm….
Về lâu dài, bạn nên tập dần cho bé ăn rau bởi trái cây thực sự không thể thay thế hoàn toàn những gì mà rau cung cấp. Khi bé lớn hơn, việc chỉ ăn trái cây mà không ăn rau còn gây nhiều bất tiện khi đi học, ăn cùng bạn bè. Thực ra, việc ăn uống của một người bị ảnh hưởng bởi thói quen nhiều hơn, gọi là “tập tính ăn uống”. Muốn bé ăn rau, người lớn trong gia đình phải chăm chỉ ăn rau trước. Với trẻ con t.uổi này, bé thấy cha mẹ ăn sẽ tò mò mà đòi thử, từ đó chúng ta cho bé làm quen với từng món rau.
Nếu bạn có thêm con, hãy tập cho bé làm quen với rau từ khi còn nhỏ, ví dụ như xay nhuyễn rau bổ sung vào món bột, cháo ăn dặm của bé, như vậy khi bé lớn hơn sẽ không lười ăn rau.
Anh Thư ghi
Theo nguoilaodong