Nhiều người hiểu sai khả năng sống sót của bệnh nhân ung thư

Chỉ 28% số người được hỏi cho rằng có thể chung sống một số năm với ung thư, đa số cho rằng bị chẩn đoán ung thư đồng nghĩa cái c.hết.

Trong 2.100 người bình thường và 366 bệnh nhân ung thư tham gia khảo sát YouGov do Viện Nghiên cứu Ung thư Anh (ICR) tiến hành, chỉ hơn một phần tự tin rằng ung thư có thể được kiểm soát lâu dài mà không nhận ra rằng tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư tăng đáng kể những năm gần đây. Trong khi đó, 50% và 80% chắc chắn rằng người bệnh tim và tiểu đường có thể sống thêm nhiều năm kể từ khi được chẩn đoán bệnh.

IRC cho rằng việc công chúng tập trung nhiều nguồn lực vào việc “chữa bệnh” ung thư giúp nhân loại sớm đạt được tiến bộ trong việc biến căn bệnh này thành loại bệnh kiểm soát được về lâu dài.

Chrissie Mortimer được chẩn đoán ung thư m.áu cách đây 10 năm. Khi đó cô nghĩ thế là hết. Song, nhờ điều trị, kết hợp uống thuốc Imatinib, cô chung sống với căn bệnh 10 năm nay. Cô vẫn đi làm, tập yoga đều đặn, dành thời gian hỗ trợ cộng đồng.

Barbara Ritchie Lines, bệnh nhân ung thư vú đã được chữa khỏi ung thư sau 8 năm điều trị. “Khi được chẩn đoán ung thư vú lần đầu, tiên lượng sống của tôi chỉ dài 12 tháng. Trên thực tế, từ đó tới nay đã 14 năm”, Barbara chia sẻ. “Được dành thời gian chơi cùng đứa cháu 7 t.uổi quả là một điều lớn lao. Tôi rất biết ơn vì điều này”.

Bà cho hay luôn biết rằng ung thư có thể tái phát bất cứ lúc nào, song cố gắng gạt những suy nghĩ này qua một bên để vui sống. Bà hy vọng khoa học sớm tìm ra thuốc và hướng điều trị mới để đảm bảo dù điều gì xảy tới với bệnh nhân ung thư, các bác sĩ đều sẵn sàng và đủ khả năng giúp họ vượt qua căn bệnh.

“Ung thư không phải là kết thúc, nó có thể là một khởi đầu mới”, Barbara chia sẻ.

Bác sĩ Olivia Rossanese, trưởng khoa sinh học tại Trung tâm Điều trị Ung thư của ICR, nói “Được nghe câu ‘bạn đã khỏi bệnh’ từ bác sĩ là điều mọi bệnh nhân ung thư muốn, nhưng đáng tiếc y học chưa cho phép điều này với nhiều bệnh nhân”.

nhieu nguoi hieu sai kha nang song sot cua benh nhan ung thu 0ede6c

Bác sĩ Olivia Rossanese. Ảnh: MSN

ICR đang kêu gọi tập trung nghiên cứu nhiều hơn nhằm tìm ra hướng điều trị, kiểm soát ung thư lâu dài. Dù các phương pháp hiện hành chưa thể hiệu quả với những bệnh nhân đang ở các giai đoạn sau của bệnh, phương pháp điều trị cá nhân hóa đang kéo dài tương đối sự sống của nhiều bệnh nhân.

“Nâng cao hiểu biết cộng đồng về ung thư rất quan trọng. Cần giúp mọi người hiểu căn bệnh này tiến triển rất phức tạp, cần gạt bỏ lối suy nghĩ cũ ‘chữa trị hoặc bỏ mặc bệnh’ để tìm ra những cách chữa bệnh mới giúp bệnh nhân sống lâu và ý nghĩa hơn”, giáo sư Paul Workman, giám đốc điều hành ICR đ.ánh giá.

“May mắn là chúng ta đã đạt những thành tựu nhất định trong cuộc chiến ung thư. Chỉ mới vài năm trước, đây là căn bệnh c.hết người, nhưng hiện tại đang được kiểm soát ngày càng hiệu quả hơn về lâu về dài”, ông nói.

Lê Hằng

Theo MSN, Personnel Today/VNE

Xét nghiệm đột biến gene – thêm cơ hội cho bệnh nhân ung thư

Việc xét nghiệm đột biến gene giúp định hướng, phát hiện và hỗ trợ điều trị tối ưu cho bệnh nhân mắc ung thư.

xet nghiem dot bien gene them co hoi cho benh nhan ung thu 1d3cc4

Một khâu trong xét nghiệm đột biến gene trong phát hiện và điều trị ung thư

Tuy nhiên, hiện việc xét nghiệm gene mới chỉ dừng ở một số bệnh ung thư như: Ung thư vú, buồng trứng, tuyến t.iền liệt, tụy, đại tràng, dạ dày, phổi…

Cả nhà 3 người cùng mắc ung thư tuyến giáp

Trở lại tái khám, cả ba mẹ con bà N.T.N. (Bắc Ninh) đều vui mừng vì đã điều trị ổn định căn bệnh ung thư tuyến giáp. Trước đó, con gái bà N. cảm thấy vướng ở cổ nên đã đến Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, BV Bạch Mai thăm khám, siêu âm và phát hiện ra mắc ung thư tuyến giáp thể nhú. Bệnh nhân được chỉ định điều trị cắt tuyến giáp, iod phóng xạ.

Trong một lần trò chuyện với bác sĩ, bệnh nhân cho hay mẹ đẻ cũng có dấu hiệu tương tự, nên được khuyên đưa mẹ thăm khám. Bất ngờ bà N. cũng phát hiện có nhân tuyến giáp, ung thư tuyến giáp và được chỉ định điều trị tương tự. Lo lắng về yếu tố di truyền, người em trai cũng được đưa đến khám và phát hiện tương tự. Điều may mắn, cả ba mẹ con điều được điều trị kịp thời với tiên lượng tốt.

Cũng tại đây, các bác sĩ đã điều trị cho 2 chị em sinh đôi cùng mắc ung thư tuyến giáp khi mới 16 t.uổi. Đến nay, sau 5 năm, sức khỏe cả hai đều rất ổn định. Trước đó, người chị sờ thấy hạch ở cổ nên đi khám và được chẩn đoán hạch di căn của ung thư tuyến giáp cần điều trị ngay. Trong quá trình điều trị, khi biết bệnh nhân có người em sinh đôi nên bác sỹ khuyến cáo cần thăm khám và cũng bất ngờ phát hiện ung thư tuyến giáp thể nhú…

Một trường hợp khác là cả hai chị em cùng mắc ung thư buồng trứng. Với phát hiện ban đầu ở người em gái, xuất hiện nhiều dịch ở ổ bụng, khi thăm khám thì đã mắc ung thư buồng trứng giai đoạn muộn, buộc phải cắt tử cung, hai bên buồng trứng… sau đó điều trị hóa chất. 2 năm sau, chị gái của bệnh nhân thấy bụng to lên bất thường kèm đau bụng nên đi thăm khám và phát hiện mắc ung thư buồng trứng giống em gái, buộc điều trị phương pháp tương tự. Sau 4 năm điều trị ổn định, người em gái tổn thương di căn ung thư lên não đã t.ử v.ong. Còn chị gái đến nay sức khỏe vẫn ổn định. Qua giải trình hệ gene, phát hiện cả hai chị em bệnh nhân cùng mang gene BRCA1 và BRCA2, đây là gene di truyền ung thư buồng trứng.

Trao đổi với PV Báo Giao thông, PGS. TS. Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung thư, BV Bạch Mai cho biết: “Chúng tôi gặp khá nhiều gia đình cùng mắc một loại ung thư. Các loại ung thư thường gặp mang yếu tố gene như ung thư vú, buồng trứng, tuyến giáp hay ung thư tuyến t.iền liệt, đại trực tràng. Bên cạnh đó có một số gene yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày, tụy…”.

Khi nào cần xét nghiệm đột biến gene?

Với các bệnh ung thư hiện nay, xét nghiệm đột biến gene có tác dụng định hướng phác đồ điều trị bệnh tối ưu nhất, tức điều trị cá thể hóa, hạn chế tác dụng phụ. Đồng thời, các xét nghiệm gene còn nhằm mục đích tiên lượng bệnh, giúp tư vấn di truyền ví như một số xét nghiệm gene BRCA 1, BRCA 2 trong bệnh ung thư vú, ung thư buồng trứng, giúp định hướng trong phả hệ sẽ có bao nhiêu phần trăm nguy cơ mang gene này và các gene này có nguy cơ gây bệnh ung thư cho thế hệ sau hay không. Ngoài ra, xét nghiệm gene còn phục vụ cho quá trình chẩn đoán bệnh, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.

Còn theo TS. BS. Nguyễn Thuận Lợi, đơn vị Gene, tế bào gốc, BV Bạch Mai, nhóm gene liên quan đến bệnh ung thư chia làm 3 loại: Gene chẩn đoán, tiên lượng phát hiện sớm ung thư; gene liên quan đến điều trị, đáp ứng điều trị ung thư; gene liên quan đến chuyển hóa thuốc trong điều trị ung thư.

Tương ứng với từng loại cũng có những tiêu chí cụ thể, không phải tất cả cùng đi làm xét nghiệm gene. Ví như với chẩn đoán sớm, chỉ áp dụng với đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao, trong gia đình có nhiều người cùng mắc một loại bệnh ung thư, mắc ở t.uổi trẻ, đặc biệt với ung thư vú, ung thư buồng trứng… Với gene trong điều trị, tùy từng loại ung thư, việc thực hiện xét nghiệm phục vụ cho việc lựa chọn phác đồ điều trị và chỉ định lâm sàng của bác sĩ.

“Khác với xét nghiệm gene đơn lẻ, phương pháp giải trình tự gene thế hệ mới trong ung thư trong một lần thực hiện xét nghiệm có thể cho kết quả nhiều gen khác nhau (vài chục, vài trăm gene/ bệnh nhân), bệnh nhân không phải làm nhiều lần. BV Bạch Mai là cơ sở đầu tiên trong cả nước làm về giải trình tự gene trong ung thư. Tuy nhiên, kết quả của giải trình tự gene chỉ cho thấy nguy cơ mắc phải một loại ung thư nào đó chứ không thể xác định bệnh nhân có chắc chắn bị ung thư hay không. Kết quả này mang ý nghĩa giúp bác sĩ đ.ánh giá nguy cơ di truyền ung thư là cao hay thấp, để từ đó có thể gợi ý bệnh nhân ra quyết định tốt hơn cho nhu cầu sức khỏe trong tương lai”, BS. Lợi chia sẻ.Được biết, chi phí xét nghiệm đột biến gene là 5 triệu đồng/mẫu và được BHYT chi trả. Tuy nhiên, với giải trình tự gene thì bệnh nhân phải tự chi trả.

Theo baogiaothong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *