Người già, trẻ nhỏ nhập viện vì lạnh

Thời tiết tại TPHCM và khu vực phía Nam chuyển lạnh mấy ngày qua khiến nhiều người lớn lẫn trẻ con bị ho, hắt hơi, cảm cúm…

nguoi gia tre nho nhap vien vi lanh 4ebc41

Tại Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1, mặc dù là ngày thứ bảy và đã quá trưa nhưng tại Khoa khám theo yêu cầu có rất nhiều phụ huynh bế con chờ đợi để được khám.

Theo bác sĩ Phạm Văn Hoàng, Trưởng khoa Khám bệnh BV Nhi đồng 1, để hạn chế việc trẻ nhiễm các bệnh trong những ngày lạnh, các bậc cha mẹ nên giữ ấm cho trẻ, có chế độ ăn uống phù hợp, nhiều chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, đồng thời giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ. Khi trẻ có biểu hiện như ho, sổ mũi, khò khè… cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế.

Không chỉ t.rẻ e.m, người lớn t.uổi, người già cũng dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi mấy ngày qua.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Trương Quang Anh Vũ, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, BV Thống Nhất, cho biết, thời tiết chuyển lạnh, số lượng bệnh nhân đến thăm khám và điều trị tại BV có sự biến động tăng với các bệnh thường gặp là bệnh lý về đường hô hấp, hen suyễn, tim mạch.

Cụ thể, trong 2 ngày 3 và 4-12, số lượng bệnh nhân khám ngoại trú là 3.500, trong đó những bệnh nhân mắc các bệnh viêm phổi, hen suyễn, tim mạch chiếm 40%. “Trước tình trạng thời tiết thay đổi, chuyển lạnh, người dân cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt là khi đi ra ngoài. Đối với các bệnh nhân mắc các bệnh lý mãn tính như: COPD, hen suyễn, tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành… cần phải tuân thủ chế độ điều trị, ăn uống đủ chất, uống đủ nước”, BS Trương Quang Anh Vũ nhấn mạnh.

Còn tại BV Đại học Y Dược TPHCM, Th.S-BS Nguyễn Khánh Dương, Khoa Cấp cứu, cho biết, thời tiết chuyển lạnh nên một số gia đình có thói quen sử dụng than sưởi ấm. Điều này tưởng chừng vô hại, nhưng đó là lầm tưởng c.hết người. Bởi, những loại than tổ ong, than củi khi cháy trong điều kiện thiếu không khí sẽ tạo ra loại khí cực độc là carbon monoxide (hay còn gọi là CO). Đây là loại khí không màu, không mùi, không gây kích thích cho da và mắt.

“Nạn nhân bị ngộ độc khí CO có thể có các dấu hiệu như nhức đầu, chóng mặt, yếu cơ, buồn nôn, ói mửa, đau ngực, mất ý thức… Đặc biệt, với những người đang ngủ hoặc đang say rượu, nạn nhân có thể t.ử v.ong mà không có biểu hiện nào”, Th.S-BS Nguyễn Khánh Dương lưu ý.

Ngoài ra, để tránh xảy ra các trường hợp ngộ độc khí CO, không nên đặt lò than để sưởi ấm trong phòng ngủ, không ngủ trong garage ô tô hoặc để máy nổ, máy phát điện ở nơi kín gió (tầng hầm, gầm cầu thang…).

THÀNH AN

Theo SGGP

Bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1 thông tin về “bệnh lạ” ở em bé 7 tháng t.uổi

Các bác sĩ quyết định đốt ổ loạn nhịp trong trái tim em bé mới 7 tháng t.uổi bởi phát hiện ra bé gặp cùng lúc 2 vấn đề về tim có thể gây đột tử, trong đó có một hội chứng hiếm gặp.

Lần đầu tiên, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) đã điều trị thành công tình trạng rối loạn nhịp tim c.hết người do hội chứng hiếm gặp Wolff – Parkinson – White (WPW) cho một em bé mới 7 tháng t.uổi.

WPW là một vấn đề bẩm sinh, trong trái tim bệnh nhi sẽ xuất hiện một “con đường phụ” dẫn điện sai lầm giữa buồng trên và buồng dưới của bệnh nhi, gây ra những nhịp tim rất nhanh và rối loạn. WPW có thể khiến em bé đột tử bất cứ lúc nào.

bac si benh vien nhi dong 1 thong tin ve benh la o em be 7 thang tuoi ae1322

Các bác sĩ đang kể lại ca bệnh ngoạn mục – ảnh: ANH THƯ

Trước đó, b.é t.rai L.M.K. đã được gia đình đưa đến bệnh viện trong tình trạng thường xuyên mệt, tim đ.ập nhanh bất thường. Kết quả kiểm tra cho thấy ngoài WPW, bé còn mắc một dị tật tim tên Ebstein, gây tím nặng.

Việc phẫu thuật cho em bé là hết sức khó khăn bởi lẽ chính tình trạng rối loạn nhịp tim đặt ca mổ và cả quá trình hậu phẫu vào rủi ro lớn nhất: mất bệnh nhi. Theo y văn, kỹ thuật đốt ổ loạn nhịp bằng sóng cao tần để trị dứt điểm WPW chỉ phù hợp với bé trên 5 t.uổi, nặng trên 15 kg.

bac si benh vien nhi dong 1 thong tin ve benh la o em be 7 thang tuoi 5b85cb

Bé K. trong vòng tay mẹ. Bé hồi phục rất tốt – ảnh do bệnh viện cung cấp

Nhưng cho dù được sử dụng các thuốc chống loạn nhịp hiện đại nhất, cháu bé vẫn ngày một suy yếu, bú kém, làn da tím…. và trên bờ vực nguy cơ đột tử.

Các bác sĩ đã quyết định phải thực hiện đốt ổ loạn nhịp, với một bộ dụng cụ nhỏ bé được chuẩn bị riêng cho bé. Sau 2 giờ cân não, các bác sĩ đã hoàn toàn chữa hết “bệnh lạ” cho cháu bé.

Hiện bé K. hồi phục sức khỏe rất tốt, đang được theo dõi hậu phẫu.

Theo PGS-TS-BS Vũ Minh Phúc, cố vấn khối tim mạch – phẫu thuật dị tật tim bẩm sinh của Bệnh viện Nhi Đồng 1, thủ thuật nói trên chỉ là lựa chọn cuối cùng trong các trường hợp em bé bệnh quá nặng, điều trị nội khoa không đáp ứng chứ không phải bé nào mắc WPW hay các vấn đề rối loạn nhịp tim khác cũng cần đốt ổ buồng tim bằng sóng cao tần. Ca bệnh cho em bé rất nhỏ nói trên đã mở đường để các bác sĩ tiếp tục cứu sống những em bé dưới 5 t.uổi khác bị vấn đề nguy hiểm này đe dọa.

A. Thư

Theo nguoilaodong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *