Những ngày qua, liên tiếp phát hiện những vụ người dân phải nhập viện, thậm chí t.ử v.ong khi đốt than để sưởi ấm. Các chuyên gia y tế khuyến cáo tuyệt đối không được sử dụng hình thức đốt cháy để sưởi ấm hoặc nấu nướng trong không gian kín, kể cả dùng khí gas.
Anh minh hoa
T.ử v.ong vì đốt than sưởi ấm
Mùa đông nhiệt độ xuống thấp, nhiều người Việt có thói quen đốt lửa, đốt than để sưởi ấm, thế nhưng đốt lửa, đốt than trong các không gian khép kín lại dẫn đến nguy cơ ngộ độc khí cacbon, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. nhất là người già, phụ nữ và t.rẻ e.m.
Ngày 4/12, Khoa Cấp cứu chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh điều trị cho bà Trần Thị X. (65 t.uổi) và con gái Lê Thị D. (28 t.uổi, cùng trú Thạch Bằng, Lộc Hà) bị ngộ độc khí CO.
Khoảng 5h người nhà gõ cửa phòng chị D. nhưng không thấy ai trả lời. Khi đạp cửa xông vào, họ phát hiện chị D. cùng bà X. nằm bất tỉnh, toàn thân cứng đờ, còn b.é t.rai con chị này đang nằm bên cạnh, tỉnh táo.
Ngay lập tức các nạn nhân được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Qua kiểm tra, bác sĩ kết luận chị D. và bà X. bị ngộ độc khí CO. Sức khỏe bệnh nhân hiện đã ổn định, đang được theo dõi tích cực.
Người thân cho biết, chị D. vừa sinh con trai 3 ngày t.uổi, do trời trở lạnh, bà X. đốt than củi trong lò, đặt dưới giường sưởi ấm cho hai mẹ con chị này rồi ngủ lại trong phòng.
Trước đó, tại Kon Tum một sản phụ đã không được may mắn như vậy. Người này đã t.ử v.ong do đốt than sưởi ấm trong phòng. Theo thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Kon Plông (Kon Tum) đơn vị vừa tiếp nhận 3 bệnh nhân trong một gia đình nhập viện cấp cứu sau khi đốt lửa sưởi ấm, trong đó một người đã t.ử v.ong.
Nạn nhân t.ử v.ong là chị M.T.T (22 t.uổi, trú thôn Măng Đen, thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông).
Cụ thể, trưa ngày 20/11, Trung tâm Y tế huyện Kon Plông tiếp nhận bệnh nhân T vào cấp cứu với các triệu chứng khó thở, tức ngực, gọi hỏi kém đáp ứng, rối loạn ý thức. Ngoài bệnh nhân T, người chồng và con mới 3 ngày t.uổi cũng phải vào viện cấp cứu.
Kết quả xét nghiệm, các bệnh nhân đều có chỉ số oxy trong m.áu thấp, nồng độ CO cao.
Theo thông tin từ người nhà, chị T vừa sinh con, do thời tiết giá rét nên nhóm lửa để sưởi ấm dẫn đến ngạt khí. Dù bệnh viện đã tận tình cứu chữa, nhưng bệnh nhân T đã t.ử v.ong sau đó.
Cũng thời điểm này năm ngoái, gia đình 4 người tại Nghệ An cũng phải nhập viện do ngộ độc khí CO, trong đó 1 người t.ử v.ong trước khi đến nhập viện. Nguyên nhân xuất phát từ việc đốt than sưởi ấm trong nhà với cửa khép kín. Vào năm 2017, một bệnh nhân nam ở Hải Phòng cũng phải chuyển lên Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu trong tình trạng hôn mê, tổn thương não do đốt than sưởi ấm.
Đây chính là hồi chuông cảnh báo tất cả mọi người. Nhất là nhóm đối tượng phụ nữ sau sinh, người cao t.uổi, trẻ nhỏ, những người có sức khỏe, đề kháng yếu.
Anh minh hoa
Không được đốt than sưởi ấm trong phòng kín!
Theo PGS.TS Trần Hồng Côn (Giảng viên Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội), ngạt khí CO trong quá trình đốt bếp than diễn ra rất từ từ, nạn nhân thường chìm vào giấc ngủ mà không biết là mình rơi vào tình trạng nguy hiểm, có thể m.ất m.ạng ngay sau đó.
“Khí CO, CO2 sẽ dần dần chiếm trọn không gian, rút hết khí oxy khỏi không khí, khiến chúng ta không có khí oxy để thở, dẫn đến t.ử v.ong”, ông Côn nói.
Khí CO, CO2 tỏa ra từ bếp than, củi sẽ dần dần chiếm trọn không gian, rút hết khí oxy khỏi không khí, khiến chúng ta không có khí oxy để thở, dẫn đến t.ử v.ong.
Điều đáng nói là khí CO, CO2 không có mùi vị, không gây đau đớn, do đó người bị ngạt khí không có phản ứng tự vệ, may mắn thì được người khác trông thấy và kéo ra cứu sống. Trong trường hợp được kéo ra ngoài, chữa khỏi ngạt khí CO, CO2, bạn vẫn có khả năng bị tổn thương não, dễ mắc các chứng bệnh giảm trí nhớ, liệt cơ mặt, liệt vận động…
Theo các chuyên gia y tế, nếu sưởi ấm than trong phòng kín, người ở bên trong sẽ cảm thấy ngột ngạt, mệt mỏi và rơi vào hôn mê, nguy hiểm. Việc sử dụng thiết bị đốt cháy nhiên liệu trong phòng kín như máy phát điện, bếp than, lò than,… sẽ tiêu thụ oxy rất nhanh, đồng thời sinh ra khí CO2 và CO. Khí CO2 gây ngạt thở, còn CO gây ngộ độc, cả 2 khí tạo thành một hỗn hợp nguy hiểm.
Chuyên gia khẳng định, khí CO khi hít phải sẽ nhanh chóng ngấm vào m.áu và cướp đi lượng oxy mà m.áu cung cấp cho cơ thể, dẫn đến đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, cơ thể yếu ớt, buồn nôn, đau ngực và lẫn lộn. Nếu hít phải lượng lớn có thể bất tỉnh, t.ử v.ong cực nhanh.
Nhiều người cho rằng, khi đốt than sưởi ấm, chỉ cần hé mở một phần cửa sổ là có thể thông gió, không nguy hiểm tính mạng. Chuyên gia cảnh báo, đây là suy nghĩ cực sai lầm bởi lẽ khi hít phải, khí CO vẫn ngấm độc từ từ, đặc biệt là với phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người già mắc bệnh mãn tính như phổi, tim mạch…
Nguy cơ bỏng
Ngoài sự nguy hiểm khi sưởi ấm bằng than, củi trong phòng kín gây thiếu oxy dẫn đến ngạt khí. Một nguy cơ cũng đáng được quan tâm là có thể bị bỏng khi ngã vào chậu than, chậu đốt củi. Không chỉ có vậy, kể cả các thiết bị sưởi ấm bằng điện nếu không cẩn thận cũng có thể bị bỏng.
Vụ việc người đàn ông ở Bắc Giang ngã vào than củi, cả cánh tay cháy đen và phải cắt bỏ gây xôn xao dư luận cũng như xót xa.
Theo chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Hải An, Trường khoa Hồi sức Cấp cứu, Viện Bỏng Quốc gia, vết bỏng trên tay bệnh nhân nhân Nguyễn Văn D., ở Bắc Giang quá sâu, điều trị không tiến triển nên cuối cùng vẫn phải cắt cụt 2/3 cánh tay.
Được biết, bình thường gia đình anh D. dùng bếp ga nấu ăn, nhưng những ngày rét, để tiết kiệm chi phí nên đã dùng củi đốt trong nhà để sưởi và nấu nước tắm. Sự việc không may xảy ra trong lúc vợ đi vắng, anh D. lên cơn động kinh, ngã vào bếp củi khiến cánh tay bị bỏng nặng.
Vì vậy, vào mùa đông, cách tốt nhất là nên mặc ấm, ở trong nhà kín gió, đóng cửa sổ. Nếu có điều kiện thì nên dùng điều hòa 2 chiều để giữ ấm. Nếu không có điều kiện thì nên giữ ấm bằng quần áo, khăn, mũ len sẽ tốt hơn là cách dùng than, củi để sưởi ấm.
Theo các chuyên gia y tế, đối tượng dễ bị bỏng khi sưởi ấm bằng cách thô sơ này là người già. Bởi người già có xương yếu, khi ngồi lâu và đứng lên có thể bị choáng, ngã vào lửa, than. Không chỉ người già mà trẻ nhỏ nô đùa bên cạnh các chậu than hay bếp lửa cũng có thể bị ngã gây bỏng nặng.
Nếu dùng cách này để sưởi ấm cho người già hoặc người bị ốm, bênh, cần có sự giám sát của người nhà nhằm tránh những tình huống đáng tiếc. Tuyệt đối không cho trẻ chơi đùa xung quanh chậu than, bếp lửa để tránh bị ngã vào.
Trong trường hợp không may xảy ra bỏng, người nhà cần hỗ trợ ngay với nạn nhân để tách ra khỏi than, lửa, tháo phần quần áo bị cháy để vết bỏng không lan rộng. Bên cạnh đó, cần dùng nước mát để dội lên vết bỏng và chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, sơ cứu.
Tuấn Anh
Theo baophapluat
6 thói quen sinh hoạt dễ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc sinh sôi vào mùa đông bạn cần đặc biệt lưu ý
Khi thời tiết lạnh kéo dài, thêm hanh khô khiến nhà bạn luôn trong tình trạng bức bí, một vài thói quen như bật lò sưởi liên tục, không sử dụng thông gió… sẽ khiến ngôi nhà luôn trong tình trạng ẩm mốc, dễ sinh bệnh tật.
Có rất nhiều thói quen trong sinh hoạt vào mùa đông khiến ngôi nhà của bạn luôn trong tình trạng ẩm thấp, là điều kiện dễ khiến nấm mốc sinh sôi.
Lý giải về việc này, nhiều người cho rằng do sự chênh lệch nhiệt độ và độ ẩm giữa bên trong nhà và ngoài trời. Nấm mốc sinh sôi không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của ngôi nhà mà còn ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe, là nguyên nhân gây nên các bệnh về hô hấp, hen suyễn, dị ứng, viêm da…
1. Không thường xuyên sử dụng thông gió
Dù nhiệt độ ngoài trời có lạnh đến đâu, bạn có thể đóng cửa kín mít để đảm bảo sức khỏe của mọi người sống trong nhà, tránh được tình trạng bị cảm lạnh hay ảnh hưởng của thời tiết. Tuy nhiên, thói quen đóng kín cửa cả ngày lẫn đêm để giữ ấm này lại khiến độ ẩm trong nhà không được cân đối, gây ô nhiễm không khí, là điều kiện thuật lợi khiến vi rút và nấm mốc gia tăng.
Mỗi ngày cũng cần mở cửa sổ khoảng 30 phút để không khí trong phòng luôn được đảm bảo ở mức an toàn cho sức khỏe.
Vì thế, dù trời lạnh nhưng bạn nên mở những cánh cửa ít hút gió nhất để nhiệt độ trong nhà và ngoài trời được lưu thông. Mỗi ngày cũng cần mở cửa sổ khoảng 30 phút để không khí trong phòng luôn được đảm bảo ở mức an toàn cho sức khỏe.
2. Dùng nhiệt độ sưởi quá cao
Khi trời lạnh, nhiều gia đình sử dụng giải pháp sử dụng lò sưởi. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, nhiệt độ phòng tốt nhất cho sức khỏe của cả người già và trẻ nhỏ từ 18 – 23 độ C.
Việc duy trì nhiệt độ phòng quá cao dù đảm bảo ấm áp cho cả nhà nhưng lại dễ khiến không khí trong phòng bị khô. Sự chênh lệch giữa độ ẩm, nhiệt độ giữa trong phòng và ngoài trời là nguyên nhân khiến hơi nước ngưng tụ tại các vùng tiếp giáp như tường, kính… Đây chính là cơ hội cho nấm mốc gia tăng, phát triển. Việc tốt nhất nên làm chính là hạ thấp nhiệt độ sưởi, mặc thêm quần áo để giữ ấm cho cơ thể.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, nhiệt độ phòng tốt nhất cho sức khỏe của cả người già và trẻ nhỏ từ 18 – 23 độ C.
3. Mở cửa phòng tắm sau khi tắm
Sau khi tắm, việc nên làm là mở cửa sổ thông ra ngoài trời của phòng tắm. Bạn có thể ở trong phòng để lau bớt hơi nước, bật quạt thông gió để căn phòng giảm bớt độ ẩm. Mở cửa phòng tắm thông với phòng chức năng khác dễ khiến hơi ẩm tràn ra ngoài. Đây cũng là thói quen dễ khiến nấm mốc sinh sôi. Tuy nhiên, phòng tắm cũng luôn cần giữ vệ sinh sạch sẽ thường xuyên để tránh nấm mốc phát triển.
Nên thông gió phòng tắm sau khi sử dụng.
4. Đóng kín các ngăn tủ
Các ngăn tủ, đặc biệt là các loại ngăn yếm khí luôn được đóng kín. Lúc này, ngăn tủ không thường xuyên lưu thông không khí sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển. Điều bạn nên làm là mở các cánh tủ khoảng 15 phút mỗi ngày để không khí được lưu thông. Một mẹo nhỏ chính là bạn nên mở tủ khi lấy quần áo đi tắm và chỉ đóng cửa tủ sau khi bạn bước ra khỏi nhà tắm.
Mở cửa tủ 15 – 20 phút mỗi ngày để tránh nấm mốc sinh sôi bên trong cánh tủ.
5. Phơi quần áo ẩm, ướt trong nhà
Nhiều người có thói quen phơi quần áo ướt, ẩm trong nhà vì nhiệt độ trong nhà ấm, khô ráo giúp quần áo nhanh khô hơn. Tuy nhiên, nếu việc phơi đồ thường xuyên lặp lại sẽ tạo môi trường cho nấm mốc phát triển. Vì thế, hãy tạo thói quen phơi đồ bên ngoài dù trời nắng hay gió nhẹ. Với những ngày trời mưa, nhiệt độ ẩm ngoài trời tăng cao, bạn nên cho quần áo vào máy sấy hoặc sử dụng máy hút ẩm.
Không nên phơi quần áo ẩm ướt trong nhà.
6. Không thường xuyên vệ sinh phòng tắm và bếp nấu
Phòng tắm và nơi nấu nướng là hai khu vực dễ sinh sôi nấm mốc, khí độc nhất trong nhà. Khu vực phòng bếp có bồn rửa thường xuyên sử dụng, phòng tắm cũng có độ ẩm cao hơn các khu vực khác trong nhà. Vì thế, đừng quên bật quạt thông gió, dọn dẹp sạch sẽ hai khu vực này để căn nhà luôn là nơi ấm cúng và an lành cho mọi người khi trở về.
Nên thường xuyên vệ sinh phòng tắm, khu vực bếp nấu.
Tổng hợp
Theo Nhịp sống Việt