Mẹ 9x kể về hành trình nuôi con sinh non ở tuần 29: Đêm không dám ngủ, thức để xem con… thở

Để nuôi nấng con trai từ đứa trẻ sinh non, hay ốm yếu thành em bé bụ bẫm, khỏe mạnh, chị Thảo Nguyên đã trải quan biết bao gian nan, khổ cực.

me 9x ke ve hanh trinh nuoi con sinh non o tuan 29 dem khong dam ngu thuc de xem con tho 71b845

Mang thai và sinh con là niềm hạnh phúc của nhiều phụ nữ, nhưng không phải mẹ nào cũng may mắn có một thai kỳ suôn sẻ và họ phải trải qua biết bao khó khăn, thậm chí cả nguy hiểm tính mạng để sinh con. Chị Nguyễn Thị Thảo Nguyên, 26 t.uổi (sống tại Bình Dương) cũng có hành trình làm mẹ vất vả vô cùng khi con trai chị bị sinh non ở tuần 29 và nặng có 1,3kg. Trong suốt thời gian nằm viện để chăm sóc đặc biệt, bé đã 2 lần trải qua sinh tử do bị sặc sữa, người tím tái không thể thở được.

me 9x ke ve hanh trinh nuoi con sinh non o tuan 29 dem khong dam ngu thuc de xem con tho b56664

Chị Thảo Nguyên trong thời gian mang thai.

Bà mẹ trẻ tâm sự: “Lúc có thai khoảng 3 tháng mình thấy đau bụng và đi khám thì bác sĩ cho biết có dấu hiệu dọa sảy nhưng nếu chú ý sức khỏe và dùng thuốc theo chỉ định sẽ ổn. Do mình cứ nghĩ bản thân khỏe thì em bé cũng khỏe, nên vẫn làm việc và hoạt động như bình thường. Đến tuần 28, mình bị ra huyết nhưng nghĩ không sao và vẫn đi làm. Không ngờ đến trưa tình trạng ra huyết vẫn còn, mình thấy bụng khó chịu nên đi khám. Khi ở viện bác sĩ không cho đi lại mà bắt dùng xe lăn và nói tình trạng thai nhi bị tuột xuống dưới rất thấp, có thể đẻ bất cứ lúc nào”.

me 9x ke ve hanh trinh nuoi con sinh non o tuan 29 dem khong dam ngu thuc de xem con tho 050c69

Bé Tôm (tên thật Hồ Hải Nguyên Long) khi ở phòng chăm sóc đặc biệt trong viện.

Trong thời gian nằm viện, chị Thảo Nguyên cũng được bác sĩ thông báo nếu sinh con ra thì em bé chỉ có 10 – 20% khả năng sống sót, và bắt người nhà ký giấy cam kết nếu có trường hợp xấu. Sau 4 ngày dưỡng thai, chị Thảo Nguyên trở dạ sinh, bé Tom ra đời chỉ nặng có 1,3kg và được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt ngay lập tức. Quãng thời gian này, có nhiều chuyện xảy ra khiến chị không thể quên được:

“3 ngày sau sinh mình được xuất viện. Hàng ngày mình đều cố gắng ăn uống thật nhiều để có sữa cho con và đưa ông nội mang xuống viện cho bé vào lúc 15h (mỗi ngày chỉ được vào thăm 1 lần).

Đến ngày thứ 4 bác sĩ gọi về nhà bảo mình xuống nhận con, ngắm con nhỏ xíu nằm gọn trên khe ngực, mình vừa hạnh phúc vừa thấy tội cho con biết chừng nào. Trong thời gian ở bệnh viện, con đã trải qua 2 lần sinh tử để giành lại sự sống do bị sặc sữa, cơ thể tím tái và ngưng thở đến gần 20 phút. Phải có bác sĩ cấp cứu con mới cất tiếng khóc và tỉnh lại, nhưng sức khoẻ không được như ban đầu nữa.

me 9x ke ve hanh trinh nuoi con sinh non o tuan 29 dem khong dam ngu thuc de xem con tho d874c0

me 9x ke ve hanh trinh nuoi con sinh non o tuan 29 dem khong dam ngu thuc de xem con tho 020117

Chị Thảo Nguyên khi được gặp con sau 4 ngày sinh. Trong ảnh chị đang thực hiện phương pháp ấp Kangaroo với bé.

Hay như người lớn đặt ống sonde dạ dày để đưa thức ăn xuống 1,2 lần thôi là đã khó chịu lắm rồi, còn con thì phải đặt ống sonde để truyền sữa xuống dạ dày vì không thể tự mình bú mẹ được, phải đặt đi đặt lại tới 7 lần do con cứ bị tím tái và phải tháo ra đặt lại, (3 lần miệng, 4 lần mũi)”.

Chia sẻ thêm về quá trình chăm sóc con khi ra viện, chị Thảo Nguyên cho biết: “Tom bị sinh non nên mắt bị yếu. Ở bệnh viện Từ Dũ 1 tháng 20 ngày bác sĩ cho con xuất viện, nhưng về nhà được 1 tuần thì phải tiếp tục tái khám mắt tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Ở viện mắt, bác sĩ yêu cầu nhập viện điều trị ngay nếu không sau này sẽ không nhìn thấy gì và con lại được đưa vào phòng cách ly để tiến hành b.ắn laser điều trị. Tới chiều hôm sau khi lên nhận cháu, bà ngoại nghẹn ngào vì đôi mắt bé không mở lên nổi vì sưng và đau, chỉ nằm rên. Nhưng may mắn là con hồi phục rất nhanh.

Những khi ở nhà thì cả đêm mình không dám ngủ dù rất mệt để trông chừng vì sợ bé có thể ngưng thở bất cứ lúc nào. Suốt thời gian 2 tháng từ bệnh viện Từ Dũ rồi qua Nhi đồng mình như muốn trầm cảm và suy sụp tinh thần nhưng phải cố gắng thật nhiều vì con đang cần mình”.

me 9x ke ve hanh trinh nuoi con sinh non o tuan 29 dem khong dam ngu thuc de xem con tho b32ad2

me 9x ke ve hanh trinh nuoi con sinh non o tuan 29 dem khong dam ngu thuc de xem con tho c2db35

me 9x ke ve hanh trinh nuoi con sinh non o tuan 29 dem khong dam ngu thuc de xem con tho 8d94e5

me 9x ke ve hanh trinh nuoi con sinh non o tuan 29 dem khong dam ngu thuc de xem con tho 71e36c

me 9x ke ve hanh trinh nuoi con sinh non o tuan 29 dem khong dam ngu thuc de xem con tho 065b07

Hiện tại sức khỏe bé Tom đã ổn định hơn rất nhiều.

me 9x ke ve hanh trinh nuoi con sinh non o tuan 29 dem khong dam ngu thuc de xem con tho 3a0c82

me 9x ke ve hanh trinh nuoi con sinh non o tuan 29 dem khong dam ngu thuc de xem con tho 496ca2

Chị Thảo Nguyên và con trai ở thời điểm hiện tại.

Sau 6 tháng, hiện giờ bé Tom đã nặng 6,4kg, sức khỏe cũng ổn định hơn trước nhiều: “Con vẫn phải tái khám mắt định kì đến 1 t.uổi vì mắt được b.ắn laser trước đó, còn đâu mọi thứ đều ổn và con phát triển phát triển bình thường”, chị Thảo Nguyên hạnh phúc cho biết.

Theo Helino

Gần 1.600 lít sữa cho trẻ sinh non, bị bệnh lý, không có sữa mẹ

Sau 5 tháng hoạt động, Ngân hàng sữa mẹ Bệnh viện Từ Dũ (TPHCM) đã vận động được 85 bà mẹ, thu nhận 1.555 lít sữa thô, cung cấp cho 1.747 trẻ sơ sinh điều trị tại bệnh viện.

Ngày 30/10, đại diện Merck Export GmbH Việt Nam (Merck Việt Nam) đã trao tặng số t.iền 100 triệu đồng cho bệnh viện Từ Dũ, giúp duy trì Ngân hàng sữa mẹ tại bệnh viện này.

Ngân hàng sữa mẹ Bệnh viện Từ Dũ được chính thức khai trương vào ngày 10/4/2019 nhằm giúp nhiều trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non hoặc bệnh lý không có sữa mẹ có cơ hội được tiếp cận nguồn sữa mẹ quý giá, an toàn.

Đây là Ngân hàng sữa mẹ thứ hai trên cả nước được Bộ Y tế cấp phép, tài trợ kỹ thuật và một phần kinh phí bởi Tổ chức FHI 360, dự án Alive and Thrive, Quỹ tài trợ Irish Aid (Chính phủ Ireland).

Sau 5 tháng hoạt động, bệnh viện đã vận động được 85 bà mẹ hiến tặng, thu nhận 1555 lít sữa thô, cung cấp cho 1.747 trẻ sơ sinh điều trị tại bệnh viện.

gan 1600 lit sua cho tre sinh non bi benh ly khong co sua me 21d41d

Sữa mẹ được lưu trữ, bảo quản tại Ngân hàng sữa mẹ Bệnh viện Từ Dũ

Để ngân hàng hoạt động tốt, ngoài lượng sữa từ các bà mẹ đủ tiêu chuẩn hiến tặng thì vấn đề trang thiết bị cũng hết sức quan trọng. Hầu hết các trang thiết bị chuyên dùng như máy thanh trùng sữa, tủ đông, bình sữa… được sử dụng tại bệnh viện đều phải nhập từ Anh và một số nước tiên tiến. Do đó, để cho ra đời một Ngân hàng sữa mẹ đòi hỏi tốn rất nhiều công sức, t.iền bạc.

BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ cũng cho biết, Ngân hàng sữa mẹ ra đời đáp ứng được rất nhiều nhu cầu của xã hội, trong đó cơ bản là giúp các bà mẹ chia sẻ nguồn sữa sẵn có cho trẻ sinh non và bệnh lý, góp phần cứu sống và rút ngắn thời gian nằm viện của các đối tượng đặc biệt này.

gan 1600 lit sua cho tre sinh non bi benh ly khong co sua me 4dae3c

Nguồn sữa mẹ hiến tặng được giám sát chặt chẽ

Theo bác sĩ Mỹ Nhi, nguồn sữa tại Ngân hàng sữa mẹ phải đảm bảo tuyệt đối an toàn. Do đó, nguồn sữa mẹ hiến tặng được giám sát chặt chẽ thông qua các xét nghiệm sàng lọc, phỏng vấn, kiểm tra hồ sơ bệnh án…

Đối với các bà mẹ hiến sữa bắt buộc phải đáp ứng các tiêu chí về sức khỏe phải tốt, không mắc các bệnh lý có thể lây qua đường sữa mẹ như viêm gan B, C, HIV, giang mai…, và tuyệt đối không sử dụng những loại thuốc ảnh hưởng chất lượng sữa mẹ.

Khi tham gia hiến tặng sữa, các bà mẹ được trang bị nhiệt kế nhằm theo dõi nhiệt độ sữa trong tủ lạnh. Mỗi đơn vị sữa hiến tặng đều được ghi tên, dán mã số và ngày giờ vắt để phân biệt hoặc có thể truy xuất khi có sự cố. Đặc biệt, sữa thanh trùng sẽ được làm nóng tới nhiệt độ 62,50 độ C trong vòng 30 phút, rồi giảm dần còn 40 độ C. Quy trình này nhằm khống chế, loại bỏ các tác nhân vi sinh học như nấm, vi khuẩn, virút, bào tử… nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng và miễn dịch của sữa mẹ.

Diệu Ngân

Theo phunuvietnam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *