Liên tục lấy bàn chải đ.ánh răng, vỉ thuốc, răng giả trong dạ dày bệnh nhân

Gần đây, Trung tâm Nội soi can thiệp, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội liên tục tiếp nhận và xử trí thành công 4 trường hợp bệnh nhân nuốt phải dị vật đường tiêu hóa.

Trường hợp đầu tiên là bệnh nhân nữ 19 t.uổi, đến cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vì nuốt phải bàn chải đ.ánh răng. Được biết, bệnh nhân trong lúc vừa đ.ánh răng vừa cười đùa đã nuốt nguyên chiếc bàn chải đ.ánh răng. Các bác sĩ tiến hành nội soi phát hiện chiếc bàn chải đ.ánh răng trong dạ dày và lấy ra an toàn.

Trường hợp thứ hai là bệnh nhân nam 69 t.uổi, đến khám bệnh vì nuốt cầu răng giả bị rơi ra trong quá trình ăn uống. Người bệnh đã được tiến hành nội soi phát hiện dị vật là cầu răng giả dài 4cm nằm trong dạ dày và nhanh chóng gắp ra ngoài an toàn.

lien tuc lay ban chai danh rang vi thuoc rang gia trong da day benh nhan 16bf7c

Cầu răng giả được lấy ra từ dạ dày bệnh nhân – Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Trường hợp tiếp theo là bệnh nhân nam 61 t.uổi, nuốt phải viên thuốc còn nguyên vỏ. Khi uống thuốc, bệnh nhân sơ ý quên tách khỏi vỉ khiến viên thuốc có cạnh sắc nhọn mắc ở thực quản. Bệnh nhân sau đó được tiến hành nội soi phát hiện và lấy dị vật ra nhanh chóng.

Cuối cùng là trường hợp bệnh nhân nữ, 82 t.uổi, đến bệnh viện vì bị mắc nghẹn cục thịt lớn ở thực quản. Đáng lưu ý, cách đây 1 năm bệnh nhân đã từng bị nghẹn bã thức ăn. Ngay lập tức, bệnh nhân được tiến hành nội soi phát hiện khối thức ăn lớn lấp đầy lòng thực quản đoạn 1/3 dưới và gắp ra ngoài.

Nuốt phải dị vật vào đường tiêu hóa là một tai nạn thường gặp. Trong phần lớn các trường hợp, dị vật bị nuốt vào sẽ tự trôi qua ống tiêu hóa trước khi được đào thải ra ngoài qua phân. Tuy nhiên, đôi khi các dị vật không tiếp tục di chuyển mà bị tắc lại ở một chỗ hẹp gây ra viêm, loét, thậm chí thủng đường tiêu hóa, ảnh hưởng tới tính mạng của bệnh nhân.

Theo bác sĩ Trần Quốc Tiến, Giám đốc Trung tâm Nội soi, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, tỷ lệ gặp biến chứng sau khi nuốt dị vật chiếm dưới 5% số ca thực hiện. Tỷ lệ này phụ thuộc vào loại dị vật, vị trí và thời gian từ khi nuốt dị vật. Thường gặp nhất là biến chứng do dị vật thực quản.

Cụ thể: dị vật vùng hầu họng có thể gây rách niêm mạc, nuốt khó; dị vật thực quản có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: thủng thực quản, áp xe thực quản, viêm trung thất, thủng các mạch m.áu lớn vùng cổ, động mạch chủ ngực, tràn khí màng phổi, rò khí quản – thực quản, rò thực quản – động mạch chủ là biến chứng có thể gây t.ử v.ong rất nhanh và rất khó điều trị kịp thời.

Bệnh nhân gặp dị vật ở dạ dày và ruột non có thể thủng, áp xe trong ổ bụng, viêm phúc mạc hay tắc ruột. Đây cũng là những biến chứng nặng, cần can thiệp sớm bằng phẫu thuật.

Để phòng tránh dị vật đường tiêu hóa, bác sĩ Trần Quốc Tiến khuyến cáo: Trong khi ăn, cần ăn chậm, nhai kỹ, tránh trộn canh vào cơm ăn cùng một lúc, không nên vừa ăn vừa nói chuyện. Người dân cũng nên bỏ thói quen ngậm tăm sau khi ăn xong, lưu ý các loại thịt cá có lẫn xương mà chưa được lọc kỹ và lưu ý khi uống thuốc cần nhớ tách từng viên khỏi vỏ/vỉ.

Đối với người già và trẻ nhỏ, nên tránh ăn thức ăn dai, gân, da… hoặc cần cắt nhỏ nấu kỹ. Riêng người có răng giả cần thận trọng khi ăn uống, thường xuyên kiểm tra độ vững chắc của răng giả. Các bâc cha mẹ cũng nên để xa tầm tay những vật dụng hay đồ chơi nhỏ mà trẻ có thể cho vào miệng.

Đặc biệt, khi phát hiện mắc phải dị vật, người bệnh cần đến khám và điều trị can thiệp ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Đặc biệt không nên tự ý điều trị tại nhà hoặc điều trị mẹo theo dân gian rất nguy hiểm và làm bệnh phức tạp thêm, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nguyễn Liên

Theo vietnamnet

Gạo lứt là thần dược hay chỉ hơn gạo trắng ở bột cám?

Được coi là thần dược tốt cho sức khỏe, tuy nhiên các chuyên gia khẳng định gạo lứt chỉ là thực phẩm thông thường, về mặt nào đó gạo lứt còn khó tiêu hóa.

Cố ăn gạo lứt nhiều là làm khó dạ dày.

gao lut la than duoc hay chi hon gao trang o bot cam 40ee5f

Gạo lứt rang và muối mè được bán với giá rất đắt cho những người thực dưỡng.

Trên mạng xã hội chia thực dưỡng thành hai trường phái. Thứ nhất những người coi thực dưỡng là nguồn sống là cách chữa bệnh không cần thuốc, phẫu thuật không cần dao. Tuy nhiên, thực tế thực dưỡng theo các chuyên gia đây là cách ăn uống sai lầm nhất đặc biệt với những người đang mang bệnh như ung thư.

GS. TS. Lê Thị Hương – Viện trưởng Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế công cộng, Trưởng Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện K và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết bà gặp nhiều bệnh nhân bị ung thư sau đó thực dưỡng và khi vào viện chỉ còn da bọc xương.

GS Hương kể có những bệnh nhân thực dưỡng cả chục năm và người chỉ còn da với xương nhưng bệnh nhân vẫn quả quyết mình khỏe và điều này là hoàn toàn sai lầm. Con người cần đầy đủ các dưỡng chất, vitamine để khỏe mạnh, để có tăng cường sức đề kháng phòng bệnh tật. Đối với bệnh nhân ung thư thì dinh dưỡng càng quan trọng hơn. Nếu người bệnh chỉ ăn muối mè với gạo lứt thì cơ thể không đủ chất để chống lại tế bào ung thư cũng như các bệnh khác. Chính vì thế, GS Hương cho rằng tuyệt đối không được thực dưỡng nhất là với bệnh nhân bị ung thư.

Bất cứ thực phẩm gì cũng cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng các nhóm chất béo, chất đạm, bột đường, vi tamien và khoáng chất. Không nên kiêng thái quá một loại thực phẩm gì. Thực dưỡng khác hoàn toàn với ăn chay.

Nói về thực dưỡng bằng gạo lứt muối mè, bác sĩ Nguyễn Văn Tiến – khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cho rằng nhiều bệnh nhân cũng mang băn khoăn này đi hỏi bác sĩ và tất cả hơn gạo trắng là lượng cám còn dư. Lượng cám này có chứa nhiều khoáng chất như magie, phốt pho, vitamine B. Nhưng hàm lượng của nó quá ít chỉ chiếm 7 – 8 % hạt gạo. Hơn nữa, gạo lứt lại khó tiêu hóa hơn gạo trắng. Nếu để hấp thụ lượng khoáng chất cần thiết đầy đủ từ gạo lứt thì con người cần ăn 200 gram gạo lứt nấu. Điều này khó thực hiện hơn. Nếu so sánh giá trị dinh dưỡng thì ăn gạo lứt không giàu khoáng chất, magie như cải xoăn.

Gạo lứt cũng có hàm lượng protein cao hơn gạo trắng nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng về mặt khoa học thì sự hấp thu protein của cơ thể người từ gạo lứt không cao hơn gạo trắng. Ngoài ra, gạo lứt lại có thêm a xít phytic có thể làm giảm hấp thu các vi chất trong cơ thể. Gạo lứt chỉ hơn gạo trắng ở phần cám gạo. Nếu muốn sử dụng gạo lứt, bác sĩ Tiến cho rằng có thể thay thế bằng dầu gạo dễ tiêu hóa hơn rất nhiều để cố ăn gạo lứt với niềm tin tốt cho sức khỏe.

Lương Y Vũ Quốc Trung – từng công tác tại phòng chẩn trị y học cổ truyền chùa Cảm Ứng, Hà Nội trong đông y gạo lứt rất bổ và có tính thanh nhiệt, an thần trấn kinh, trừ phiền. Có khả năng ngăn sự xuất tiết của dạ dày và đại tràng nên có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh đường ruột.

Đông y dùng cháo gạo lứt để phòng ngừa và trừ bệnh tả, lỵ, cầm mồ hôi. Những nghiên cứu khác cho thấy gạo lứt đặc biệt tốt đối với phụ nữ, làm giảm nguy cơ ung thư và ruột kết, giảm cholesterol và tốt cho hệ tim mạch của phụ nữ sau mãn kinh. Tuy nhiên, gạo lứt chỉ được coi là hỗ trợ còn hoàn toàn không chữa được bệnh. Ngoài ra, lương y Trung cho rằng bất cứ bài thuốc nào, vị thuốc nào thái quá cũng bất cập. Vì thế, không nên chỉ ăn riêng gạo lứt, muối mè như quảng cáo hiện nay.

Theo infonet

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *