Kiểm tra vệ sinh của sữa và bệnh do sữa gây nên

Sữa là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao tuy nhiên đây là loại thức ăn rất chóng hỏng. Sữa là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nhiều vi khuẩn gây bệnh vì vậy cần thực hiện tốt các quy tắc vệ sinh trong quy trình lấy sữa, chế biến, bảo quản và sử dụng. Ngay từ lúc vắt ra, sữa đã có thể bị nhiễm khuẩn.

kiem tra ve sinh cua sua va benh do sua gay nen 79af32

Số lượng vi khuẩn ở trong sữa tăng nhanh nếu bảo quản ở nhiệt độ trên 10oC . Nếu vắt sữa theo đúng yêu cầu vệ sinh thì sữa mới vắt có tính chất đặc biệt vô trùng. Thời gian vô trùng có thể kéo dài nếu ở nhiệt độ thấp. Độ chua của sữa thường phản ánh được sự tươi mới của sữa.

Nếu không có ý thức trong việc vắt sữa, bảo quản, lưu thông và phân phối sữa thì người sử dụng sữa có thể bị mắc bệnh truyền nhiễm hoặc ngộ độc thực phẩm. Sữa có thể truyền bệnh lao bò. Bò thường mắc bệnh lao, vi khuẩn lao bò có thể ô nhiễm vào sữa trong qúa trình vắt sữa không bảo đảm vệ sinh.

Sữa có thể bị nhiễm vi khuẩn thương hàn, phó thương hàn và các vi khuẩn lỵ do các nguồn nước bị nhiễm bẩn hoặc do người mang vi khuẩn vì thế người công nhân vắt sữa phải là người khoẻ mạnh, không mang trùng và phải được khám sức khoẻ định kỳ. Phải giữ sữa tươi ở nhiệt độ thấp trong khi vận chuyển cũng như ở các cửa hàng bán lẻ (giữ ở nhiệt độ từ 4-10oC) để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.

Theo T.iền phong

Tổ chức y tế thế giới cảnh báo về bệnh lao kháng thuốc

Theo cảnh báo của Văn phòng châu Âu của Tổ chức y tế thế giới (WHO), được công bố trên The Lancet, số ca mắc bệnh lao kháng thuốc lớn nhất là ở Đông Âu và Trung Á.

to chuc y te the gioi canh bao ve benh lao khang thuoc 68583a

Số ca mắc bệnh lao kháng thuốc ngày càng tăng ở Đông Âu và Trung Á – Ảnh: CDC

17 quốc gia thuộc các khu vực này (không có số liệu thống kê về Turkmenistan) chiếm 85% các ca mắc bệnh lao, trong đó 90% là các trường hợp vi khuẩn kháng thuốc.

Mặc dù ở tất cả các quốc gia thuộc các khu vực này, tổng số bệnh nhân lao đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, nhưng khi điều tra tình hình ở một số quốc gia, hóa ra, số trường hợp mắc bệnh kháng thuốc ngày càng tăng.

Cụ thể, theo WHO, số ca mắc bệnh lao đang giảm ở Estonia và Latvia, trong khi ở Armenia, Belarus, Bulgaria, Georgia, Kazakhstan, Litva và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn ở mức cũ thì ở Azerbaijan, Kyrgyzstan, Moldova, Nga, Romania, Tajikistan, Ukraine và Uzbekistan, bệnh lao lại đang phát triển.

Theo kết luận của các chuyên gia WHO, cho đến nay, các quốc gia trên có khả năng kiểm soát các dạng bệnh lao nhạy cảm với thuốc tốt hơn, do đó, cần nghiên cứu thêm để chống lại các dạng bệnh kháng thuốc.

Các chuyên gia WHO cảnh báo nếu không có nỗ lực bổ sung nào trong phòng ngừa và chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh lao kháng thuốc thì không thể giảm thêm gánh nặng bệnh lao. Các nghiên cứu sâu hơn là cần thiết để đạt được mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030

Vũ Trung Hương

Theo motthegioi

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *