Kỹ thuật dùng siêu âm loại bỏ u tuyến t.iền liệt qua niệu đạo (transurethral ultrasound ablation -TULSA) đã được phê duyệt tại Mỹ để điều trị bệnh nhân ung thư tuyến t.iền liệt chỉ mất chưa đến một giờ và không gây ra tác dụng phụ.
Kỹ thuật dùng siêu âm loại u bỏ tuyến t.iền liệt qua niệu đạo (TULSA) – Ảnh: SciTechDaily
Theo SciTechDaily , một kỹ thuật siêu âm mới giúp giảm hơn 90% khối u tuyến t.iền liệt mà không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Quan sát bệnh nhân một năm sau khi điều trị đã khẳng định hiệu quả của phương pháp này.
Một kỹ thuật dùng siêu âm loại bỏ u tuyến t.iền liệt qua niệu đạo được gọi là TULSA (transurethral ultrasound ablation -TULSA) đã được phê duyệt tại Mỹ để điều trị bệnh nhân ung thư tuyến t.iền liệt.
Các nhà khoa học đã trình bày kết quả của một công trình nghiên cứu lâm sàng với sự tham gia của 115 người đàn ông được điều trị một năm trước: ung thư đã được loại bỏ ở 80% bệnh nhân và một năm sau khi điều trị, sinh thiết không cho thấy bất kỳ dấu hiệu ung thư nào ở 65% tổng số người đó.
Và điều quan trọng nhất – thủ tục loại bỏ khối u chỉ mất chưa đến một giờ và không gây ra tác dụng phụ. Cắt bỏ khối u bằng siêu âm được thực hiện dưới sự kiểm soát thông qua MRI mà không có vết mổ: một thiết bị ở dạng que được đưa vào niệu đạo, tác động có chủ đích trên mô của tuyến t.iền liệt, làm nóng và phá hủy khối u.
Các mô khoẻ mạnh xung quanh không bị tổn thương và bác sĩ theo dõi quá trình trực tuyến để kiểm tra mức độ tác động. Toàn bộ thủ tục mất chưa đến một giờ. Kiểm tra bệnh nhân một năm sau khi cắt bỏ, cho thấy khối lượng của khối u tuyến t.iền liệt trung bình giảm từ 30 xuống còn 3,8 cm khối.
Các nhà khoa học cho biết, việc điều trị không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Họ đã ghi nhận tình trạng bất lực và đái không kiềm chế ở mức độ thấp cũng như không có biến chứng ở ruột. Các phương pháp điều trị ung thư tuyến t.iền liệt hiện đại gây ra những tác dụng phụ này khá thường xuyên.
Phương pháp TULSA đã từng được phê duyệt cho sử dụng lâm sàng ở châu Âu và hiện đã được phê duyệt tại Mỹ. Công nghệ này cũng được lên kế hoạch sử dụng để điều trị phì đại tuyến t.iền liệt. Trước đó, các nhà khoa học từ Anh đã trình bày một test tại nhà mang tính cách mạng đối với bệnh ung thư tuyến t.iền liệt, được thực hiện bằng phân tích nước tiểu.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Kết hợp 2 loại thuốc sẵn có giúp đưa sỏi thận ra ngoài không gây đau
Theo news.mit.edu, khi có những viên sỏi thận lớn, chúng được loại bỏ bằng phẫu thuật. Trong các trường hợp khác, thuốc giảm đau được kê đơn và chờ đợi những viên sỏi nhỏ sỏi thải ra qua niệu đạo (urethra). Đây là một quá trình đau đớn có thể mất đến 10 ngày.
Các kỹ sư đã sử dụng các tế bào cơn trơn của niệu quản (ureteral smooth muscle cells) của người trong thử nghiệm – Ảnh: MIT
Mỗi năm, hơn nửa triệu người Mỹ đến phòng cấp cứu vì các vấn đề về sỏi thận. Trong hầu hết các trường hợp, những viên sỏi thận cuối cùng tự thoát ra khỏi cơ thể, nhưng quá trình này có thể gây đau đớn.
Các nhà nghiên cứu tại Viện công nghệ Massachusetts hiện đã nghĩ ra một phương pháp điều trị tiềm năng có thể giúp vượt qua sỏi thận nhanh hơn và ít đau đớn hơn. Họ đã xác định được sự kết hợp của 2 loại thuốc làm thư giãn các thành của niệu quản – ống nối bể thận với bàng quang – và có thể được đưa trực tiếp đến niệu quản bằng một dụng cụ giống như ống thông.
Các nhà nghiên cứu cho biết việc thư giãn niệu quản có thể giúp sỏi thận di chuyển qua ống dễ dàng hơn. Nhưng thường thì cơn đau kích thích viêm ở niệu quản, do sự đi qua của một vật thể khá lớn thông qua một kênh hẹp của niệu đạo.
Trong công trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã chọn ra 18 loại thuốc dùng để điều trị huyết áp cao, bệnh tăng nhãn áp và các tình trạng viêm khác nhau và dùng chúng kiểm tra tác dụng điều trị trên các nuôi cấy tế bào niệu quản ở người. Các nhà khoa học muốn có một hiệu ứng thư giãn. Từ quan điểm này, nifedipine (điều trị huyết áp cao) và loại kia là một loại thuốc được gọi là chất ức chế ROCK (rho kinase), được sử dụng để điều trị bệnh tăng nhãn áp tỏ ra đặc biệt hiệu quả.
Sau đó, họ đã thử nghiệm thuốc trên lợn. Hóa ra sau khi đưa thuốc trực tiếp đến niệu quản, lợn thực tế không còn các cơn co thắt niệu đạo. Đồng thời, các nhà khoa học không phát hiện thấy tồn dư của các loại thuốc trong m.áu. Điều này có nghĩa là chúng vẫn ở chỉ ở trong niệu quản, có nghĩa là ít tác dụng phụ hơn. Ngoài việc điều trị sỏi thận, phương pháp này cũng có thể hữu ích cho việc thư giãn niệu quản để giúp các bác sĩ đặt stent niệu quản hay bất kỳ loại dụng cụ nào khác, chẳng hạn như ống nội soi, trong niệu quản.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi