Đời người trải qua 3 giai đoạn lão hóa, chủ yếu do thay đổi thành phần m.áu

Phân tích huyết tương của 4.263 người ở độ t.uổi 18-95, các nhà khoa học ở Đại học Stanford, Mỹ, kết luận rằng quá trình lão hóa sinh học của con người xảy ra qua 3 giai đoạn và có liên quan đến sự thay đổi thành phần chất lượng của m.áu.

doi nguoi trai qua 3 giai doan lao hoa chu yeu do thay doi thanh phan mau df7e3b

Lão hóa sinh lý không xảy ra đồng đều, mà có 3 giai đoạn riêng biệt trong vòng đời – chủ yếu là ở các độ t.uổi 34, 60 và 78 – Ảnh: iStock

Theo Nature, các nhà khoa học ở Đại học Stanford, Mỹ, kết luận rằng quá trình lão hóa sinh học của con người xảy ra qua 3 giai đoạn và có liên quan đến sự thay đổi thành phần chất lượng của m.áu.

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích huyết tương của 4.263 người ở độ t.uổi 18-95 và thấy rằng trong số 3000 protein, thành phần của 1.379 protein thay đổi rất nhiều trong suốt cuộc đời.

Theo Tony Wyss-Coray, giáo sư thần kinh học và là một trong những nhà lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu bệnh Alzheimer của Đại học Stanford, sự thay đổi nồng độ của nhiều protein di chuyển từ các mô cơ thể hoà vào dòng m.áu lưu thông không chỉ là đặc trưng cho t.uổi già, mà còn có khả năng gây ra hiện tượng lão hóa.

Vị giáo sư giải thích, protein là những “con ngựa thồ” hình thành các tế bào cơ thể và khi nồng độ tương đối của chúng trải qua những thay đổi đáng kể, điều đó có nghĩa là cơ thể chúng ta cũng đã thay đổi. Nhìn vào hàng ngàn tế bào trong huyết tương, ta sẽ biết được những gì đang xảy ra trên khắp cơ thể.

Kết quả nghiên cứu cho thấy lão hóa sinh lý không xảy ra đồng đều, mà có 3 giai đoạn riêng biệt trong vòng đời – chủ yếu là ở các độ t.uổi 34, 60 và 78. Sở dĩ như vậy là do sự thay đổi mạnh về số lượng của hầu hết các protein, tất nhiên trong cả quãng thời gian chính của cuộc đời, số lượng đó vẫn không thay đổi và chỉ tại một số điểm mới có sự tăng hoặc giảm đột ngột.

Những thay đổi như vậy giúp các nhà khoa học phân biệt 3 giai đoạn chính của cuộc đời một người: t.uổi trẻ, t.uổi trung niên và t.uổi già. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã tiết lộ bằng chứng về giả thuyết cho rằng đàn ông và phụ nữ lão hoá theo kiểu khác nhau.

Trong số 1.379 protein thay đổi mạnh mẽ theo t.uổi tác, khoảng 900 protein giúp ta có thể dự đoán t.uổi của một người đàn ông hoặc một phụ nữ so với người cùng giới.

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng cơ chế được phát hiện không giúp tạo ra một phương pháp chữa trị lão hóa, nhưng có thể mở ra cơ hội phát triển các phương pháp hiệu quả hơn để chống lại các bệnh liên quan đến t.uổi tác.

Vũ Trung Hương

Theo motthegioi

Bác sĩ hồi sinh được trái tim người c.hết, mở ra đột phá y học trong ghép tạng

Lần đầu tiên ở Mỹ, các bác sĩ đã hồi sinh thành công trái tim người đã c.hết, cứu sống hàng nghìn người chờ được ghép tạng.

XEM CLIP:

Trái tim được hồi sinh lại sau khi ngừng đ.ập

Theo Daily Mail, vào ngày 2 tháng 12 vừa qua, lần đầu tiên tại Mỹ, các bác sĩ phẫu thuật Đại học Duke đã có thể hồi sinh một trái tim đã ngừng đ.ập để ghép cho những người cần ghép trái tim mới. Được biết, kì diệu là ở thời điểm lấy tạng, m.áu của người hiến đã hoàn toàn ngừng chảy trong cơ thể họ.

Cụ thể, các bác sĩ đã sử dụng một kỹ thuật mới để giúp tim đ.ập trở lại một lần nữa bằng cách nhanh chóng kết nối nó với một loạt các ống cung cấp cho nó cơ học m.áu, oxy và chất điện giải ngay sau khi phẫu thuật lấy tim. Bởi thế mà trái tim nuôi dưỡng một lần nữa, cơ tim được “hồi sinh”, có những nhịp đ.ập trở lại.

bac si hoi sinh duoc trai tim nguoi chet mo ra dot pha y hoc trong ghep tang a6ba4a

Các bác sĩ tại Mỹ hồi sinh được trái tim người c.hết, mở ra đột phá y học trong ghép tạng

Đây có thể được xem là đột phá y học ở không chỉ ở Mỹ mà còn trên toàn thế giới, bởi thông thường, một trái tim dùng cho hiến tạng phải được lấy từ một người đã c.hết não nhưng tim vẫn đ.ập, các mô không bị c.hết quá nhanh. Theo thống kê cho biết, tim người được ghép lần đầu tiên năm 1967 ở Nam Phi. Đến năm 1968, các bác sĩ Đại học Stanford đã tiến hành ca ghép tim đầu tiên ở Mỹ. Tính đến 2018, hơn 3.400 ca ghép tim đã được thực hiện trên khắp nước Mỹ.

Kỹ thuật “hồi sinh” tim này được gọi là Warm perfusion (truyền ấm), lần đầu tiên được áp dụng tại Bệnh viện Hoàng gia Papworth ở Anh vào năm 2015 đã thực hiện để ghép tim người. Từ đó, bệnh viện này trở thành trung tâm chính của các quốc gia về cấy ghép tim, với con số đáng nể lên tới 75 ca phẫu thuật tim “chết” thành công cho người ghép tạng.

Đến nay tại Mỹ, tiến sĩ Jacob Schroder, một trong những bác sĩ phẫu thuật của Đại học Duke hi vọng thành công của ca ghép tạng lần này sẽ mở rộng số người được hiến tạng tim trên đất Mỹ.

bac si hoi sinh duoc trai tim nguoi chet mo ra dot pha y hoc trong ghep tang b853e3

Kỹ thuật “hồi sinh” tim này được gọi là Warm perfusion (truyền ấm)

Trong y học hiện nay, ghép tim đã trở nên khá phổ biến ở Mỹ nói riêng và toàn thế giới nói chung. Tuy nhiên tình trạng thiếu các nội tạng như tim, gan, phổi, thận… luôn luôn xảy ra trong các bệnh viện. Trước đây, khi những người hiến tạng qua đời, các cơ quan có thể sử dụng được để ghép tạng cũng gần như hạn hẹp bởi một số cơ quan đã ngừng hoạt động hoặc trong tình trạng không đủ tốt. Hàng năm, những người chờ ghép tạng tại Mỹ lên tới 100.000 người và có ít nhất khoảng 20 ca t.ử v.ong mỗi ngày trong lúc chờ được phẫu thuật cấy ghép.

Không những vậy, tại Mỹ chỉ có khoảng 45% người đăng ký hiến tạng, con số đã ít nhưng không phải ai cũng đáp ứng đủ điều kiện hiến. Ngoài các tiêu chí về mặt sức khỏe, thời gian đóng vai trò quan trọng trong cấy ghép. Vì vậy, các bác sĩ phẫu thuật chỉ có thể lấy trái tim khi người hiến tạng được tuyên bố đã c.hết não nhưng các cơ quan quan trọng khác vẫn còn hoạt động. Từ nhiều ca phẫu thuật cho thấy, trái tim tốt nhất nên ghép ngay sau khi đưa ra khỏi cơ thể từ 4 tới 6 giờ.

An An (Dịch theo Dailymail)

Theo vietnamnet

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *