Dấu hiệu nhận biết căn bệnh khiến nhiều người Việt phải chạy thận nhân tạo

Suy thận hay tổn thương thận là tình trạng suy giảm chức năng của thận, bao gồm suy thận cấp và suy thận mạn. Khi chức năng thận giảm đến 90%, người bệnh cần được điều trị thay thế thận bằng lọc m.áu định kỳ, thẩm phân phúc mạc hoặc ghép thận.

dau hieu nhan biet can benh khien nhieu nguoi viet phai chay than nhan tao 98ae77

Ảnh minh họa: Internet

Hiện nay, người Việt đang phải chịu hậu quả của lối sống và cách ăn uống thiếu khoa học dẫn tới các bệnh chuyển hoá trong đó có bệnh suy thận.

Theo Ths. BS Nguyễn Đăng Quốc, Phó Trưởng khoa Thận Tiết niệu, Trưởng đơn vị đơn vị Thận nhân tạo, Bệnh viện Thanh Nhàn, đa phần các trường hợp suy thận tới khám và phát hiện đều ở giai đoạn cuối.

Các trường hợp suy thận mãn tính đang điều trị tại đơn vị phần lớn là đối tượng trung niên chịu hậu quả của bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp.

Nguyên nhân các bệnh nhân trẻ phải tiến hành lọc thận sớm đều là do chủ quan không đi khám sức khỏe định kỳ. Theo bác sĩ Quốc các bệnh nhân thường chỉ tới khám khi có biểu hiện đau đầu hoặc tăng huyết áp. Khi bác sĩ chỉ định xét nghiệm thêm chức năng thận thì suy thận đã ở giai đoạn cuối.

Trước kia, những trường hợp bệnh nhân hỏng thận khi còn trẻ t.uổi đều có liên quan tới các bệnh n.hiễm t.rùng, viêm cầu thận. Còn hiện nay, người trẻ bị hỏng thận sớm do ăn uống không kiêng khem.

“Ví dụ, hiện nay một số người còn rất trẻ nhưng thường xuyên bia rượu nhiều. Kết hợp với ăn quá nhiều thức ăn giàu đạm, hạn chế vận động gây ra tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid (mỡ m.áu).

dau hieu nhan biet can benh khien nhieu nguoi viet phai chay than nhan tao cb6272

Ảnh minh họa: Internet

Khi người trẻ có rối loạn chuyển hóa mỡ m.áu sẽ gây ra tổn thương thành mạch m.áu do hình thành các mảng xơ vữa khiến cho huyết áp tăng lên và tổn thương cầu thận. Những tổn thương thận cơ năng kéo dài sẽ gây ra tổn thương thực thể và gây ra suy thận mãn”, bác sĩ Quốc nói.

Bác sĩ Quốc cũng cảnh báo một số người dân có thói quen dùng thuốc giảm đau kéo dài để điều trị bệnh khớp kéo dài không theo chỉ định sẽ rất nguy hiểm. Các loại thuốc giảm đau này khi dùng kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ suy thận, suy gan.

Còn theo Ths.BS Nguyễn Đình Phú, Phó Chủ nhiệm khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, lối sống ăn uống dư thừa chất khiến cho chúng ta đang phải chịu hậu quả của bệnh thận sớm hơn. Việc ăn uống quá nhiều chất đạm, dầu mỡ, ít rau xanh tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa, hậu quả là hỏng thận.

Hiện nay, người Việt Nam cũng đang chịu hậu quả của bệnh tăng huyết áp do chế độ ăn mặn dẫn đến biến chứng suy thận.

dau hieu nhan biet can benh khien nhieu nguoi viet phai chay than nhan tao 3e65db

Ảnh minh họa: Internet

Những người có nguy cơ bị bệnh thận mạn tính và suy thận

Một số người dễ phát triển bệnh thận, nếu có bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận, bệnh di truyền như thận đa nang, hội chứng Alport; nhiễm khuẩn, nghẽn tắc hay bệnh bẩm sinh đường tiết niệu; bệnh Lupus ban đỏ hệ thống; bệnh phì đại và ung thư tuyến t.iền liệt; dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) dài hạn như ibuprofen, ketoprofen và một số thuốc kháng sinh.

Bệnh thận thường không gây ra triệu chứng gì cho tới khi đã tiến triển. Để phát hiện sớm bệnh thận có ba cách: thử nước tiểu, thử m.áu, đo huyết áp thường xuyên.

Để giảm thiểu nguy cơ suy thận, những người có nguy cơ cao như đã nói trên không thể chủ quan mà cần tìm nguyên nhân để điều trị triệt để.

Nguyên tắc chung để phòng bệnh thận là: cần uống đủ nước mỗi ngày; thực hiện chế độ ăn hợp lý và cân bằng để tránh bị tăng trọng lượng và bị thừa cholesterol; hạn chế dùng muối, một yếu tố thúc đẩy tăng huyết áp; không hút t.huốc l.á vì hút thuốc làm bệnh thận tiến triển nhanh hơn; tập thể dục thể thao mỗi ngày; không dùng thuốc khi không có hướng dẫn của thầy thuốc vì một số thuốc có hại cho thận; không lạm dụng thuốc nhuận tràng và thuốc lợi tiểu; khi thận bị suy, tùy theo mức độ suy thận, người bệnh cần ăn nhạt, kiêng mỡ, giảm chất đạm; dùng thuốc chống tăng huyết áp, chống thiếu m.áu… theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

dau hieu nhan biet can benh khien nhieu nguoi viet phai chay than nhan tao cece96

Ảnh minh họa: Internet

Dấu hiệu mắc bệnh thận

Thay đổi khi đi tiểu: Những thay đổi như tiểu nhiều vào đêm, nước tiểu có bọt, lượng nước tiểu nhiều hơn/ít hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt/màu tối, nước tiểu có m.áu, cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn…

Phù: Thận bị hỏng không loại bỏ được chất lỏng dư thừa nữa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt…

Mệt mỏi: Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormon gọi là erythropoietin, hormon này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang ôxy. Khi thận bị hỏng, chúng tạo ra ít erythropoietin hơn, cơ thể có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển ôxy hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu m.áu do suy thận.

Ngứa: Thận có chức năng loại bỏ các chất cặn bã ra khỏi m.áu. Khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong m.áu có thể gây ngứa ở da.

Hơi thở có mùi amoniac: Sự tích tụ của các chất thải trong m.áu (được gọi là chứng urê huyết) có thể khiến thức ăn có vị khác đi và khiến hơi thở có mùi. Bạn cũng nhận thấy rằng bạn không thích ăn thịt nữa.

dau hieu nhan biet can benh khien nhieu nguoi viet phai chay than nhan tao 0e7ebe

Ảnh minh họa: Internet

Buồn nôn và nôn: Do urê huyết gây nên tình trạng buồn nôn và nôn.

Thở nông: Đó là do chất lỏng dư thừa trong cơ thể tích tụ trong hai lá phổi kèm theo tình trạng thiếu m.áu (sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển ôxy )sinh ra chứng thở nông.

Ớn lạnh: Thiếu m.áu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lạnh, thậm chí đang ở trong phòng có nhiệt độ ẩm.

Hoa mắt, chóng mặt và mất tập trung: Thiếu m.áu khiến não không được cung cấp đủ ôxy. Điều này có thể ảnh đến trí nhớ, gây mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt.

Đau lưng/cạnh sườn: Một số bệnh nhân bệnh thận có thể bị đau ở lưng hay sườn.

Nếu có 1 trong 10 triệu chứng trên, bạn nên đến bệnh viện hoặc các trung tâm y tế để kiểm tra sức khỏe và được tư vấn sớm.

QUẢNG AN (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

Khoảng 20 đến 40 % người bệnh đái tháo đường bị biến chứng thận

Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh chuyển hoá đặc trưng bởi sự tăng glucose trong m.áu. Bệnh tiến triển mạn tính dẫn đến rối loạn và suy yếu chức năng của nhiều cơ quan như não, mắt, thần kinh, tim mạch và thận.

khoang 20 den 40 nguoi benh dai thao duong bi bien chung than d0fe38

Bác sĩ CKII. Trần Thị Thùy Dung đang khám cho bệnh nhân (Ảnh: BVCC)

Trong số các biến chứng do bệnh ĐTĐ gây nên, biến chứng thận rất thường gặp. Một số nghiên cứu cho thấy, trên thế giới có khoảng 20 – 40% người bệnh ĐTĐ bị biến chứng thận.

Đây là một dạng biến chứng nguy hiểm vì diễn tiến âm thầm, dẫn đến suy thận giai đoạn cuối khiến người bệnh phải điều trị thay thế thận (lọc m.áu chu kỳ, ghép thận…) với chi phí điều trị cao. Ngoài ra, người bệnh ĐTĐ kèm bệnh thận mạn có nguy cơ nhồi m.áu cơ tim tăng gấp 2,5 lần và nguy cơ t.ử v.ong tăng gấp 4 lần so với người bệnh ĐTĐ không kèm bệnh thận mạn.

BSCKII. Trần Thị Thùy Dung – Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD TP.HCM) cho biết, nguyên nhân dẫn đến biến chứng thận ở người bệnh ĐTĐ là do lượng đường trong m.áu cao kéo dài gây tổn thương các mạch m.áu nhỏ ở thận, từ đó dẫn đến tình trạng xuất hiện đạm bất thường trong nước tiểu, chức năng lọc của thận suy giảm, tiến triển nặng dần và gây ra suy thận giai đoạn cuối.

Nguy hiểm hơn, hầu hết những triệu chứng bệnh thận do ĐTĐ thường rất âm thầm trong giai đoạn đầu. Vì vậy, đa số người bệnh chủ quan, không chủ động thăm khám khiến các biến chứng này thường phát hiện ở giai đoạn muộn và gây khó khăn cho việc điều trị.

khoang 20 den 40 nguoi benh dai thao duong bi bien chung than 714f10

BSCKII. Trần Thị Thùy Dung – đang khám cho bệnh nhân (Ảnh: BVCC)

Điển hình, BV ĐHYD TP.HCM gần đây tiếp nhận điều trị cho bà Đ.T.T., 62 t.uổi, ngụ tại Bình Dương. Bà T. được chẩn đoán mắc ĐTĐ típ 2 từ nhiều năm về trước và đã được điều trị liên tục tại phòng khám Nội tiết BV ĐHYD TP.HCM.

Suốt 4 năm nay, bà T. thấy khỏe nên không đi tái khám nữa mà tự mua thuốc theo toa cũ uống. Gần đây bà T. cảm giác mệt mỏi trong người, phù 2 chân, huyết áp thường xuyên tăng cao. Khi đến bệnh viện kiểm tra lại, các bác sĩ chẩn đoán bà T. bị bệnh thận mạn giai đoạn 4 do biến chứng bệnh ĐTĐ.

Sau đó, các bác sĩ đã điều trị tích cực, giúp người bệnh kiểm soát được đường huyết, huyết áp nhưng trong quá trình điều trị phải sử dụng nhiều loại thuốc với chi phí điều trị tăng lên rất nhiều.

Không may mắn như bà T., ông D.T.B. (58 t.uổi, ngụ tại TPHCM) mắc ĐTĐ đã lâu nhưng không đến khám và điều trị tại các bệnh viện có chuyên khoa Nội tiết. Thay vào đó, ông B. thường xuyên tìm hiểu những phương pháp điều trị không chính thống trên mạng internet.

Thời gian gần đây, ông B. cảm thấy mệt mỏi nhiều, sụt cân nhanh, phù 2 chân ngày càng tăng dần, khó thở và phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng đường huyết, huyết áp tăng cao kèm suy thận nặng phải chạy thận nhân tạo cấp cứu. Mặc dù được điều trị tích cực, qua được cơn nguy kịch nhưng tình trạng suy thận của ông B. đã ở giai đoạn cuối, cần phải điều trị lọc m.áu định kỳ, sử dụng thuốc để kiểm soát đường huyết, huyết áp và các bệnh lý kèm theo khác.

Theo BS CKII. Trần Thị Thùy Dung, biến chứng thận do ĐTĐ có thể được phát hiện sớm thông qua việc thăm khám và thực hiện các xét nghiệm tầm soát được chỉ định bởi các bác sĩ như: đ.ánh giá albumin trong nước tiểu (một loại đạm m.áu bị mất qua nước tiểu do thận bị tổn thương), tổng phân tích nước tiểu, công thức m.áu, ure m.áu, creatinine m.áu, siêu âm bụng…

Việc tầm soát phát hiện sớm giúp cho người bệnh ĐTĐ được điều trị một cách toàn diện, ngăn ngừa biến chứng thận xuất hiện hoặc diễn tiến nhanh. Trong trường hợp không được chẩn đoán và điều trị phòng ngừa sớm, người bệnh thường nhập viện ở giai đoạn muộn, gây nhiều khó khăn trong việc điều trị, gia tăng chi phí và tỉ lệ phục hồi thấp.

Để phòng ngừa biến chứng bệnh thận do ĐTĐ, các bác sĩ cho biết,việc kiểm soát đường huyết và huyết áp là yếu tố quan trọng nhất. Ngoài ra người bệnh cần uống đủ nước, không dùng các thuốc không rõ nguồn gốc hoặc khi không có chỉ định của bác sĩ.

Việc kiểm tra định kỳ chức năng thận và nước tiểu sẽ góp phần phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời. Ngoài ra, người bệnh cần tránh tự ý sử dụng các thuốc có khả năng làm tổn thương thận và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thêm các thuốc khác.

TS BS. Trần Quang Nam – Trưởng Khoa Nội tổng hợp BV ĐHYD TPHCM chia sẻ: “Bệnh ĐTĐ một khi đã được chẩn đoán thì cần được điều trị sớm, theo dõi và duy trì suốt đời. Việc tuân thủ điều trị là rất quan trọng, giúp giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm do bệnh ĐTĐ gây ra, trong đó có biến chứng ở thận.

Bên cạnh đó, người bệnh nên tham gia các chương trình tầm soát, giáo dục sức khỏe để hiểu rõ hơn về bệnh và được chẩn đoán, xử trí sớm những vấn đề sức khỏe của mình, từ đó có chất lượng cuộc sống tốt hơn”.

Nhằm giúp người có nguy cơ bị ĐTĐ và người bệnh ĐTĐ nhận biết những yếu tố ảnh hưởng đến đường huyết, từ đó có cách phòng ngừa và điều trị thích hợp, Khoa Nội tổng hợp BV ĐHYD TPHCM tổ chức “Chương trình sinh hoạt CLB người bệnh Đái tháo đường năm 2019”. Đến với chương trình, người tham dự sẽ được kiểm tra đường huyết, cung cấp kiến thức, giải đáp thắc mắc về biến chứng thận ở người bệnh ĐTĐ và các biện pháp phòng ngừa.

Bên cạnh đó, người tham dự cũng được chia sẻ về vai trò của người thân trong chăm sóc người bệnh ĐTĐ, hướng dẫn tập yoga cho người bệnh ĐTĐ.

Thời gian: 07h00 – 10h00, Chủ Nhật ngày 03/11/2019; Địa điểm: Tầng trệt, Khu A, BV ĐH Y Dược TPHCM, 215 Hồng Bàng, P. 11, Quận 5, TPHCM; Số điện thoại đăng ký tham dự miễn phí: 028 3952 5449.

Tiến Vượng

Theo GDTĐ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *