Dân văn phòng bỏ ngay thói quen này để tránh bệnh xương khớp nghiêm trọng

Những thói quen hàng ngày vô tình có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe xương khớp khiến dân văn phòng thường hay bỏ qua.

Những thói quen cực có hại cho bệnh xương khớp

Bẻ tay, vặn lưng, vặn cổ quá mức

Rất nhiều người thường có thói quen bẻ khớp ngón tay, ngón chân, hay vặn lưng, vặn cổ mỗi khi cảm thấy nhức mỏi. Tuy nhiên, đây lại là một thói quen hoàn toàn sai lầm và có thể làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh về khớp.

Việc bẻ khớp ngón tay, vặn lưng, vặn cổ, các khớp hoạt động nhanh đột ngột và quá tầm vận động, dẫn đến việc phá hủy các cấu trúc sụn khớp va dây chằng xung quanh khớp nên rất có hại cho khớp. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến các khớp ngày càng to lên. Đồng thời, cũng có thể gây ra nhưng tổn thương như: bong gân, giãn dây chằng, trật khớp, làm sụn khớp nhanh bào mòn và đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Đi giày cao gót thường xuyên

Đi giày cao gót có thể tôn lên vẻ đjep hình thể của bạn hơn, tuy nhiên mang giày cao gót thường xuyên có thể khiến các cơ của cột sống thắt lưng và bắp chân cũng như gân gót lâm vào tình trạng căng giãn quá mức nên rất dễ đau và mỏi. Khi các nhóm cơ làm việc quá tải sẽ yếu, không giữ vững được các cấu trúc như cột sống, khớp gối, cổ chân dễ gây chấn thương do té ngã và tổn hại đến hệ khớp.

dan van phong bo ngay thoi quen nay de tranh benh xuong khop nghiem trong 38340a

Ngồi lâu tại 1 vị trí dễ khiến bạn mỏi xương khớp. Ảnh minh họa

Ngồi lâu tại một vị trí

Ngồi làm việc hay đứng quá lâu tại một vị trí có thể khiến tuần hoàn m.áu ở chân sẽ giảm, cơ mông, hông ngày càng trở nên kém linh hoạt, xương dần mỏng đi, giòn và dễ gãy hơn. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nhân viên văn phòng thường xuyên ngồi làm việc lâu dưới máy vi tính sẽ có nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới cột sống nhiều hơn so với những người thường xuyên đi lại, vận động.

Ngồi vắt chéo chân

Tư thế ngồi vắt chéo chân có thể mang lại cảm giác bớt mỏi hơn trong giây lát nhưng nếu bạn duy trì thói quen này lâu dài có thể làm đau phần hông và thắt lưng, dẫn đến tổn thương xương khớp. Khi bạn thường xuyên ngồi vắt chéo chân, toàn bộ cơ thể sẽ bị lệch và trọng lượng của cơ thể sẽ bị ép vào một bên của xương chậu ảnh hưởng tới vùng xương chậu của bạn, nó có thể gây biến dạng cột sống và gây ra thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Cách phòng ngừa bệnh xương khớp

Di chuyển khi đi in giấy tờ

Nếu bạn có thể hãy đặt máy in của bạn ở phía bên kia của văn phòng để buộc bản thân phải đi bộ đến đó mỗi khi cần thu thập bản in. Điều đó có nghĩa là bạn phải đứng dậy khỏi ghế bất cứ khi nào bạn cần in một cái gì đó.

Đứng dậy khi nói chuyện

Mỗi khi bạn nhận một cuộc điện thoại, hãy đứng dậy. Nếu như bạn không phải vừa sử dụng máy tính vừa nghe điện thoại, không có lý do gì ngăn bạn đứng dậy khi nghe điện thoại cả.

Sử dụng luật 30/30

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc di chuyển cứ sau nửa giờ làm giảm nguy cơ t.ử v.ong, và giúp giảm nguy cơ đau lưng, khớp và chân khi về già. Quy luật là cứ sau 30 phút ngồi, bạn cần 30 giây chuyển động.

Hãy thử đặt báo thức để nhắc bạn đứng dậy sau mỗi 30 phút. Bạn có thể thực hiện 30 giây vươn vai, giãn cơ nhanh chóng hoặc đi bộ xung quanh văn phòng. Việc đi lại giữa mỗi 30 phút sẽ kích hoạt sự tỉnh táo của trí não và giúp bạn ngồi với tư thế thẳng hơn sau đó, tránh tình trạng bị gù lưng gây ảnh hưởng xấu tới đốt sống lưng.

Uống nhiều nước

Càng uống nhiều nước, bạn càng cần đi vệ sinh, điều này tương đương với việc đi lại quanh văn phòng nhiều hơn. Tất cả chúng ta nên nhắm đến việc uống ít nhất hai lít mỗi ngày vì nó sẽ là một mũi tên trúng hai đích vừa giúp giữ nước cho cơ thể vừa gia tăng vận động.

Đếm bước đi bằng thiết bị công nghệ

Nếu bạn thực sự muốn tăng cường tập thể dục ngẫu nhiên để cải thiện sức khỏe, thì việc đo các bước đi của mình bằng thiết bị có chức năng đếm bước chân hoặc ứng dụng trên điện thoại có thể là một cách thức hỗ trợ tốt.

Mục tiêu nên hướng đến là 10.000 bước một ngày. Tuy vậy, thực hiện thêm 3500 bước mỗi ngày có thể giúp bạn giảm 2kg trong một năm mà không cần cố gắng.

Ngoài ra, việc gửi xe xa hơn một chút sẽ buộc ta phải gia tăng quãng đường đi bộ trong ngày của mình.

Hạo Nhiên

Theo Đời sống Plus/GĐVN

Lợi ích từ chế độ ăn giàu canxi

Canxi là khoáng chất cần thiết cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, giúp trẻ đạt chiều cao và tầm vóc tốt khi trưởng thành đồng thời giúp chúng ta tránh được các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt khi t.uổi ngày một cao.

Những ích lợi mang lại

Canxi chiếm 1,5-2% trọng lượng cơ thể, trong đó 99% tồn tại trong xương, răng, móng chân, móng tay; chỉ có 1% tồn tại trong m.áu, trong tổ chức tế bào và dịch ngoài tế bào. Canxi không chỉ đóng vai trò thiết yếu trong việc phát triển xương, làm chắc xương, răng, chống loãng xương, còi xương, nhuyễn xương mà còn có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của cơ bắp, thông m.áu, phát tín hiệu cho các tế bào thần kinh và giúp tiết chế một số kích thích tố (hormon).

Canxi giúp bảo đảm hoạt động của nhiều tạng trong cơ thể: làm các ion dễ thấm qua màng tế bào (giúp tế bào và mô hoạt động bình thường), các enzym được dễ dàng hoạt hóa (đẩy nhanh quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng), các hormon được vận chuyển lưu thông tốt. Nó cũng tác động vào quá trình đông m.áu, kích thích hoạt động liên hệ thần kinh – cơ.

Canxi còn có vai trò quan trọng trong hoạt động co giãn cơ bắp ở các chi và đặc biệt là cơ tim. Nếu thiếu canxi, thành phần m.áu sẽ mất cân bằng và gây ra những cơn đau co cơ (chuột rút) ở bắp chân. Nồng độ canxi trong m.áu luôn duy trì mức ổn định là điều cần thiết cho cơ thể con người.

loi ich tu che do an giau canxi 1df709

Trong các loại thực phẩm, tôm tép khô chứa hàm lượng canxi rất cao.

Nguồn cung cấp canxi từ thực phẩm

Như thế, một chế độ ăn giàu canxi rất có lợi cho cơ thể. Vậy con người có thể tiếp nhận calcium từ đâu? Từ các thức ăn, nước uống, trong đó các sản phẩm từ sữa như sữa chua, sữa trứng… giữ vai trò chủ yếu, nguồn này cung cấp tới 60-80% tổng lượng canxi cần hấp thu.

100g sữa cung cấp 120mg canxi. 1 ly sữa cung cấp khoảng 300mg canxi. Như vậy mỗi ngày, nếu uống 3-4 ly sữa là có thể bảo đảm cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể.

loi ich tu che do an giau canxi 51e5bd

100g phô-mai (tùy loại: tươi, khô, mềm, rắn…) có thể cung cấp từ 700-1.200mg canxi, như thế phô-mai là nguồn dinh dưỡng rất giàu canxi.

Sữa và các sản phẩm từ sữa ngoài vai trò cung cấp calcium còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng bổ ích khác như riboflavin (B2), phosphorus, potassium, vitamin A và protein. Chế độ ăn nhiều cá (như cá hồi, cá sác-đin, cá thu và cá đóng hộp còn xương mềm), các loại rau xanh (như rau muống, củ cải đường, broccoli…) cũng bảo đảm cung cấp nhiều canxi.

Để giúp các bạn dễ lựa chọn loại thực phẩm là nguồn cung cấp canxi cho khẩu phần ăn hằng ngày, chúng ta sẽ xem bảng để biết hàm lượng canxi trong một số thực phẩm thường sử dụng (xem bảng trên).

Cơ thể con người cần bao nhiêu canxi mỗi ngày?

Trẻ nhỏ và thanh niên từ 800-1.200mg; người trưởng thành: 900mg; phụ nữ mãn kinh cần 1.200mg và nhiều hơn; phụ nữ có thai hoặc cho con bú từ 1.200 – 1.500mg. Cũng cần chú ý, vitamin D giúp cơ thể dễ dàng hấp thu calcium để lắng đọng ở xương. Vitamin D hiện diện trong sữa, các loại cá biển và cũng có thể được hình thành trong cơ thể khi da tiếp nhận ánh nắng mặt trời.

Chế độ ăn giàu canxi vừa bảo đảm cho xương bền vững, giúp đường tiêu hóa được mạnh khỏe, vừa giúp cho các tạng trong cơ thể hoạt động tốt.

Chế độ ăn giàu canxi vừa bảo đảm cho xương bền vững, giúp đường tiêu hóa được mạnh khỏe, vừa giúp cho các tạng trong cơ thể hoạt động tốt. Chế độ ăn giàu canxi được các thầy thuốc khuyến cáo đối với người bình thường để bảo đảm cho cơ thể khỏe mạnh, nhưng lại chống chỉ định đối với những người có bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang.

BS. Ngô Mỹ Hà

Theo SK&ĐS

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *