Cuộc chiến giảm giá thuốc ung thư ở Trung Quốc

Hai tuần sau khi phim “C.hết để hồi sinh” ra rạp, lay động hàng triệu trái tim, Thủ tướng Lý Khắc Cường yêu cầu đàm phán với một loạt đại gia dược nhằm giảm đến 85% giá thuốc.

Cục Giám sát Y tế nước này thông báo đã đưa 70 loại tân dược, chủ yếu là thuốc chữa ung thư và chống nhiễm khuẩn, vào danh sách thuốc được trợ giá, việc này sẽ khiến nhiều loại thuốc giảm giá một nửa.

Giá thuốc cao, đặc biệt thuốc điều trị ung thư, từ lâu đã là một trở ngại trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của Trung Quốc. Thông báo được đưa ra cuối tháng 11, sau khi chính phủ đàm phán với một loạt công ty dược lớn trên thế giới.

“Số loại thuốc và tổng số thuốc đàm phán được đạt mức cao nhất từ trước tới nay. Nhiều loại thuốc nhập khẩu vào Trung Quốc sẽ có giá thấp nhất thế giới”, thông báo của Cục cho biết.

Giá thuốc cao trở thành tâm điểm chú ý của công chúng sau khi bộ phim C.hết để Hồi sinh (Dying to Survive) ra rạp năm 2018, dựa trên câu chuyện có thật về bệnh nhân ung thư bạch cầu tên Lu Yong.

Lu buôn lậu thuốc generic giá rẻ nhập từ Ấn Độ cho các bệnh nhân khác, bị bắt cuối năm 2014 vì tội bán thuốc giả. Hàng trăm khách hàng của anh đệ đơn kiến nghị yêu cầu tòa án khoan hồng, anh được thả tự do vào tháng 1/2017.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng cảnh báo chính phủ Trung Quốc cần có khả năng xử lý tỷ lệ tăng ung thư và các bệnh không truyền nhiễm liên quan tới dân số già của quốc gia này.

Năm 2009, chính quyền Trung Quốc bắt đầu xem xét lại toàn bộ hệ thống chăm sóc sức khỏe, đang cố gắng giải quyết các vấn đề như thiếu bình đẳng trong tiếp cận điều trị, chi phí đắt đỏ, một phần trong kế hoạch cải thiện sức khỏe cộng đồng năm 2030.

Cục Giám sát được thành lập năm ngoái, với nhiệm vụ quản lý bảo hiểm y tế và thu mua thuốc, các chức năng từng được các bộ phận khác nhau xử lý trước đây.

“Sự phân tán quyền lực này gây khó khăn trong thực hiện cải cách chăm sóc sức khỏe”, Winnie Yip Chi-man, giáo sư về sức khỏe toàn cầu tại Đại học Harvard nói.

cuoc chien giam gia thuoc ung thu o trung quoc 389652

Giáo sư sức khỏe Winnie Yip Chi-man. Ảnh: SCMP

Tổng số thuốc trong danh sách được chi trả từ năm ngoái tới nay tăng hơn gấp ba lần từ 685 lên 2.709.

Ngay sau khi thuốc được bổ sung vào danh sách được chi trả, hơn 95% dân số Trung Quốc tham gia bảo hiểm y tế quốc gia cơ bản có thể sử dụng bảo hiểm để chi trả đáng kể chi phí chữa trị.

Yang Songbo, 78 t.uổi, sống tại Thượng Hải cho hay giá thuốc giảm khiến ông yên tâm hơn rất nhiều sau khi được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối hồi tháng hai. Từ tháng 9, ông bắt đầu sử dụng thuốc Tagrisso.

“Trước khi được thêm vào danh sách chi trả hồi tháng 9 năm ngoái, giá một hộp thuốc Tagrisso 30 viên là 51.000 tệ, tương đương t.iền điều trị trong một tháng, nay đã giảm xuống 6.200 tệ”, Yang Yong, con trai ông chia sẻ. Trong khi đó, lương trung bình của người dân Thượng Hải gần 10.000 tệ – là mức lương cao nhất tại Trung Quốc.

“Chi phí mua thuốc Tagrisso là một gánh nặng lớn với những gia đình thu nhập trung bình, kể cả những gia đình tại châu Âu, Mỹ. Vì thế, chúng tôi rất cảm động trước nỗ lực này của chính phủ”, Yang nói.

Duy trì chi phí thuốc thấp rất quan trọng với các kế hoạch cải thiện lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nói chung. Giai đoạn 2008 – 2017, chi phí y tế công cộng của Trung Quốc tăng gấp bốn lần. Tốc độ tăng trưởng hàng năm là 12,2%, vượt xa tốc độ tăng trưởng GDP 8,1%, theo một bài báo trên tờ The Lancet do Winnie và các đồng nghiệp viết.

Theo bà Winnie, nếu muốn duy trì quyền truy cập vào thị trường khổng lồ của Trung Quốc, các công ty dược phẩm có thể buộc phải đồng ý hạ giá.

Trung Quốc luôn là thị trường hấp dẫn vì dân số đông. Theo một khảo sát gần đây của McKinsey, 7 trong số 10 công ty dược phẩm hàng đầu xếp hạng Trung Quốc trong top 3 thị trường của họ. Một giám đốc điều hành dược phẩm cho hay Trung Quốc đã làm lu mờ thị trường Liên minh châu Âu và Nhật Bản và là một “thị trường quan trọng” không kém Mỹ.

George Lin Cheng, giám đốc điều hành tài chính Hua Medicine, cho biết các nhà sản xuất thuốc đang dần quen với việc đàm phán giảm giá. Công ty riêng của ông đang thử nghiệm một loại thuốc trị tiểu đường tại Trung Quốc, dự định ra mắt trên toàn thế giới vào năm 2021, ông cho biết chìa khóa thành công là có thể đổi mới và sản xuất các loại thuốc tốt nhất.

“Bạn thật sự phải có dữ liệu để làm mình trở nên nổi bật”, George nói. “Tiếp đó, cần có khả năng sản xuất thuốc với một chi phí đủ thấp để có thể thu được lợi nhuận với những đợt giảm giá thành”.

Từ năm 2016 tới nay, lượng thuốc mới được phê duyệt tăng từ 7 loại đến 54 loại, thời gian trì hoãn giữa các ngày phê duyệt tại thị trường Trung Quốc và nước ngoài đã giảm gấp đôi từ 8,4 năm xuống 4,6 năm.

cuoc chien giam gia thuoc ung thu o trung quoc dacb34

Nhiều bệnh viện tại Trung Quốc trong tình trạng quá tải. Ảnh: Reuters.

Trong khi giá thành thuốc thấp hơn chắc chắn là tin tốt cho các bệnh nhân, việc tiếp cận với các phương pháp điều trị đắt t.iền vẫn không đồng đều. Một số bệnh viện chỉ kê các đơn thuốc điều trị ung thư đắt t.iền cho bệnh nhân khi các phương pháp điều trị khác không thành công, một số bệnh viện khác thì từ chối áp dụng, theo China Youth Daily.

Yang Yong cho biết anh đã phải chuyển bệnh viện cho bố để ông được điều trị bằng thuốc Tagrisso do bệnh viện trước đó không đủ chi phí cung cấp loại thuốc này.

Tình trạng này cũng khiến nhiều bệnh nhân tiếp tục mua thuốc từ những thị trường khác. Ví dụ tại Ấn Độ, thuốc osmertinib có giá thấp hơn 30% so với tại Thượng Hải.

Winnie cũng chỉ ra rằng ngoài chi phí thuốc, hệ thống chăm sóc sức khỏe còn đối mặt với những thách thức lớn hơn, như đảm bảo tiếp cận điều trị công bằng, cung cấp hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu tốt hơn, tránh tình trạng quá tải tại các bệnh viện.

“Xây dựng hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu rất phức tạp. Tôi không nghĩ bất kỳ một chính sách riêng lẻ nào là đủ. Cá nhân tôi tin rằng một khi Trung Quốc nhận ra những gì cần phải làm, họ có thể làm được. Song, họ cần thời gian”, bà Winnie nói.

Lê Hằng

Theo SCMP/VNE

Tình cảnh nan giải của bệnh nhân ung thư thử nghiệm thuốc

Trung Quốc ban hành luật mới cấm hãng dược cho bệnh nhân dùng thuốc ung thư đang được thử nghiệm, nhiều người rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”.

Wu Xianfa, người đàn ông 50 t.uổi sinh sống tại Thượng Hải được chẩn đoán mắc ung thư phổi vào năm ngoái. Anh đã phẫu thuật cắt bỏ một phần phổi trái. Khi bác sĩ đề nghị liệu pháp hóa trị để loại bỏ hoàn toàn các tế bào ung thư còn sót lại, Wu từ chối.

tinh canh nan giai cua benh nhan ung thu thu nghiem thuoc cd7b10

Wu Xianfa được chẩn đoán mắc ung thư phổi vào năm ngoái. Ảnh: Handout.

Tháng 4/2018, nghe bạn bè giới thiệu, Wu đồng ý dùng thử một loại thuốc. Anh ký cam kết với hãng dược Shanghai Spark, cho rằng đây là sự lựa chọn tốt nhất với sức khỏe của bản thân.

“Tôi không sử dụng bất cứ phương pháp điều trị nào ngoài thuốc. Tôi kiểm tra sức khỏe thường xuyên tại các bệnh viện và gửi báo cáo về chỉ số ung thư cùng các dữ liệu y tế khác cho công ty nghiên cứu. Không dùng thuốc thử này, tình trạng của tôi sẽ tồi tệ hơn nhiều”, anh cho biết.

Tháng 8 năm nay, chính phủ Trung Quốc đã ban hành luật mới, có hiệu lực vào ngày 1/12, cấm các công ty dược cho bệnh nhân điều trị bằng thuốc đang trong giai đoạn thử nghiệm. Luật cũng cấm các hình thức thử nghiệm lâm sàng không có sự chấp thuận của chính phủ.

Các hãng dược vi phạm có thể bị phạt đến 5 triệu nhân dân tệ (tương đương với 710.000 USD), bị thu hồi giấy phép hoạt động và sản xuất thuốc.

Luật được đưa ra sau vụ bê bối liên quan đến nhà khoa học He Jiankui, cựu học giả tại Đại học Khoa học và Công nghệ miền Nam ở Thâm Quyến. Ông He đã thí nghiệm chỉnh sửa gene của hai b.é g.ái sinh đôi có cha nhiễm HIV dù chưa được cấp phép. Vụ việc gây chấn động ngành y học thế giới.

Luật mới khiến những bệnh nhân đang sử dụng thuốc thử nghiệm như Wu rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”.

Tại Trung Quốc, quá trình thử nghiệm lâm sàng cho các liệu pháp y tế mới cần được Cơ quan Quản lý Sản phẩm Y tế Quốc gia phê duyệt.

Trước đây, các hãng dược hiếm khi bị xử phạt nếu tiến hành các thử nghiệm ngoài lâm sàng.

Công ty dược phẩm Shanghai Spark mà Wu Xianfa ký cam kết hiện thử nghiệm hai loại thuốc. Một loại dùng trong điều trị ung thư, thuốc còn lại để loại bỏ các mảng bám trong động mạch.

tinh canh nan giai cua benh nhan ung thu thu nghiem thuoc 4c64e8

Một phòng thí nghiệm tại Trung Quốc. Ảnh: Shutterstock.

Cả hai loại thuốc đều chưa được chính phủ chấp thuận cho thử nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên, một phát ngôn viên của công ty cho biết, kể từ năm 2012 đến nay, hơn 100 bệnh nhân ung thư và tim mạch đã được dùng thử miễn phí. Nghiên cứu hai loại thuốc này đã kéo dài hơn một thập kỷ.

“Luật mới của chính phủ không ảnh hưởng đến quá trình phát triển thuốc, tuy nhiên tác động đến việc điều trị của bệnh nhân. Phần lớn bệnh nhân ung thư được thử thuốc đều đang mắc bệnh nan y và sẽ phải rời khỏi bệnh viện. Không có các phương pháp điều trị sẵn có, họ chỉ có thể về nhà và chờ chết”, người phát ngôn của công ty cho biết.

Tan Defu, một bệnh nhân 75 t.uổi mắc ung thư thực quản đến từ Thượng Hải, đã dùng cùng một loại thuốc với Wu kể từ tháng 3 năm nay.

“Bác sĩ cho biết tình trạng của tôi rất nguy kịch, chỉ còn một tháng để sống. Trước khi uống thuốc, tôi bị tức ngực và khó nuốt thức ăn”, bệnh nhân nói. Ông cho biết, sau khi sử dụng thuốc, các cơn đau thuyên giảm và ông đã có thể ăn uống bình thường.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng việc thử thuốc chưa qua thử nghiệm lâm sàng sẽ để lại nhiều hệ lụy. Holly Fernandez Lynch, trợ lý giáo sư tại Đại học Y Pennsylvania, Mỹ, nói: “Lập luận cho rằng các bệnh nhân ung thư nên thử thuốc vì họ ‘đằng nào cũng c.hết’ là vô cùng lệch lạc. Các bệnh nhân giai đoạn cuối vẫn cần được bảo vệ. Sức khỏe của họ có thể bị ảnh hưởng, thời gian sống tiên lượng rút ngắn hoặc chịu đau đớn bởi các sản phẩm không an toàn”.

Thục Linh

Theo SCMP/VNE

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *