Chuyên gia khuyến cáo biện pháp hạn chế nguy cơ mắc đái tháo đường

Theo thống kê, tại Việt Nam đang có tới 3,5 triệu người chung sống với bệnh đái tháo đường, gấp 10 lần so với 10 năm trước đây và có nguy cơ gia tăng mạnh.

Hơn 3 triệu người Việt mắc bệnh

Các chuyên gia y tế lo ngại, đái tháo đường là nguyên nhân gây t.ử v.ong đứng thứ 4 trong số các bệnh mãn tính không lây nhiễm, chỉ sau tim mạch, ung thư và phổi tắc nghẽn mạn tính.

chuyen gia khuyen cao bien phap han che nguy co mac dai thao duong a83ed8

Đái tháo đường có thể được coi là đại dịch còn bởi nó có nguy cơ gây ra gánh nặng bệnh tật gấp 20-40 lần so với những bệnh lây nhiễm.

Thống kê của ngành Y tế cho thấy, Việt Nam hiện có 3,5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường (theo số liệu của IDF Diabetes Atlas năm 2017), và con số này được dự báo sẽ tăng lên 6,3 triệu vào năm 2045.

Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, theo kết quả điều tra năm 2015 của Bộ Y tế, 68,9% nguơi tang đuơng huyêt chua đuơc phát hiẹn. Chỉ có 28,9% người bệnh đái tháo đường được quản lý tai cơ sở y tế. Trong đó, phần lớn bệnh nhân không đạt được đầy đủ các mục tiêu điều trị. Số liệu cũng cho thấy cứ 10 bệnh nhân thì gần sáu người bị biến chứng do đái tháo đường.

“Căn bệnh này sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến nhiều người Việt Nam hơn khi dân số già đi, vì người từ 40 t.uổi trở lên có nguy cơ mắc đái tháo đường cao gấp hai lần so với những người ở độ t.uổi thấp hơn”, ông Lương Ngọc Khuê lo ngại.

Nguy hiểm hơn, tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường đang gia tăng chóng mặt và ngày càng trẻ hóa, rất nhiều người trong độ t.uổi 25 – 30 mắc đái tháo đường mà không hay biết. Thậm chí, tại nước ta đã ghi nhận có những trường hợp trẻ 12, 13 t.uổi bị đái tháo đường type 2.

Trong khi đó, đáng nói là nhiều người mắc đái tháo đường lại không biết mình bị bệnh. Hiện nay, chỉ có trên 30% số bệnh nhân đái tháo đường trong độ t.uổi từ 18- 69 t.uổi được chẩn đoán, còn đến gần 70% chưa được chẩn đoán, phát hiện.

TS. Nguyễn Quang Bảy, Trưởng khoa Nội tiết và Đái tháo đường (Bệnh viện Bạch Mai) cho hay, đái tháo đường có thể được coi là đại dịch còn bởi nó có nguy cơ gây ra gánh nặng bệnh tật gấp 20-40 lần so với những bệnh lây nhiễm. Việc điều trị rất tốn kém cho bản thân người bệnh và gia đình, có thể chiếm tới 50% tổng thu nhập gia đình.

Thay đổi lối sống

Về nguyên nhân gia tăng bệnh, theo TS. Trương Đình Bắc, Phó cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, đái tháo đường có nguyên nhân quan trọng là do các hành vi nguy cơ như dinh dưỡng không hợp lý, thiếu hoạt động thể lực, hút thuốc và uống nhiều rượu bia.

Điều tra của Bộ Y tế cho thấy, khoảng 45,3% nam giới Việt Nam (tương đương 16 triệu người) hút t.huốc l.á, 77% nam giới uống rượu, bia và gần một nửa (44%) nam giới uống ở mức nguy hại; hơn một nửa số người trưởng thành ăn thiếu rau/trái cây; 30% dân số hiện nay thiếu hoạt động thể lực và 16% người trưởng thành mắc thừa cân béo phì.

Theo TS. Trương Đình Bắc, nhiều bằng chứng khoa học cho thấy nếu loại trừ được các hành vi nguy cơ sẽ giúp phòng tránh được ít nhất 80% các bệnh tim mạch, đái tháo đường type 2.

Do vậy, Phó cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho rằng, nếu bị thừa cân (BMI>23) hoặc béo phì người dân cần duy trì giảm cân đều đặn, tránh lối sống tĩnh tại, thay vào đó, mọi người cần tích cực vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày, tối thiểu 5 ngày/tuần. Song song đó cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều rau xanh, giảm tinh bột, đường, giảm muối.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, nếu một người ăn đủ 5 suất rau, tương đương 400 gam rau xanh và quả chín mỗi ngày có thể giúp giảm 2 lần nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mỡ m.áu và tăng khả năng dự phòng với các bệnh không lây nhiễm khác.

Ngoài ra, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần phải hạn chế các loại đồ uống không lành mạnh như rượu, bia, nước ngọt có ga và không hút t.huốc l.á… Tránh stress cũng góp phần giảm nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân có nguy cơ bị đái tháo đường.

D.Ngân

Theo baohaiquan

Người Việt lười vận động và những mối nguy sức khoẻ nhìn thấy trước mắt

Việt Nam là một trong 10 nước có tỷ lệ người dân lười vận động nhất thế giới. Thiếu vận động thể lực là một trong những yếu tố nguy cơ gây các bệnh không lây nhiễm như tăng huyết áp, tiểu đường, ung thư…

nguoi viet luoi van dong va nhung moi nguy suc khoe nhin thay truoc mat 83af7b

Tăng cường vận động thể lực sẽ làm thay đổi cuộc sống của bạn.

Gần 30% dân số thiếu vận động thể lực

Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc năm 2019 công bố thông tin Việt Nam là một trong 10 đất nước có tỷ lệ người dân lười vận động nhất thế giới. Tố chất thể lực, sức bền và sức mạnh của thanh niên Việt Nam được xếp vào mức kém so với chuẩn.

Còn theo số liệu nghiên cứu của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho thấy có tới 30% người trưởng thành thiếu vận động thể lực theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới – WHO (có hoạt động thể lực cường độ trung bình ít nhất 30 phút mỗi ngày, 150 phút 1 tuần).

Ngoài ra, nghiên cứu từ Viện Dinh dưỡng, trung bình người Việt Nam đi bộ 3.600 bước một ngày, giới văn phòng chỉ 600 bước trong khi khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới là 10.000 bước.

TS Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, con số khoảng gần 30% dân số thiếu hoạt động thể lực, kèm theo thói quen ăn muối quá nhiều, ăn rau xanh quá ít, ăn nhiều đồ ăn nhanh… là một trong những căn nguyên làm gia tăng các bệnh không lây nhiễm tại như béo phì, tiểu đường, huyết áp… tại Việt Nam.

Cùng với đó, sự gia tăng của tình trạng thừa cân, béo phì ở cả hai giới là trên 15,6%, tăng hơn gần 3% so với kết quả điều tra năm 2010. Trong đó, thừa cân béo phì ở thành thị là 21,3%, vùng nông thôn là 12,6%.

Không chỉ người lớn, trẻ nhỏ ở Việt Nam cũng thiếu hoạt động thể lực. Khảo sát của Viện Dinh dưỡng Quốc gia về mức độ hoạt động thể lực của học sinh tiểu học và THCS ở Hà Nội, TP HCM cho thấy 39% học sinh tiểu học và 46% học sinh THCS được xếp vào nhóm ít hoạt động.

Thiếu hoạt động thể lực được xác định là yếu tố nguy cơ đứng hàng thứ tư của t.ử v.ong, gây mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường và một số loại ung thư. Tại Việt Nam, báo cáo điều tra quốc gia STEPS năm 2015 cho thấy cứ 5 người trưởng thành Việt Nam thì có 1 người bị tăng huyết áp, cứ 20 người thì có một người bị đái tháo đường. Như vậy ước tính hiện nay Việt Nam có khoảng 12,5 triệu người tăng huyết áp, khoảng 3,5 triệu người đái tháo đường.

Số liệu của Tổ chức Y tế thế giới công bố năm 2016, cho thấy bệnh tim mạch là căn nguyên gây ra 31% ca t.ử v.ong, có gần 22.000 người c.hết do các nguyên nhân có liên quan đến đái tháo đường, tương đương với khoảng 60 ca tử vong/ngày.

Hãy tập thể dục mỗi ngày để đẩy lùi bệnh tật

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong lễ phát động hưởng ứng Chương trình Sức khoẻ Việt, đã kêu gọi người dân tăng cường vận động, đi bộ, đi xe đạp, tập thể dục, thể thao. Không hút t.huốc l.á, hạn chế uống rượu bia và có chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

“Mỗi người dân hãy chủ động bảo vệ, tăng cường sức khỏe của mình. Mỗi người dân mạnh khỏe, tức là cả nước mạnh khỏe”, Thủ tướng nói.

PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia, khẳng định vận động thể lực đúng cách giúp phòng ngừa và tăng hiệu quả điều trị các bệnh không lây nhiễm, trong đó có bệnh lý tim mạch, bởi vận động giảm mỡ m.áu, giảm dung nạp đường huyết, tăng sức chịu đựng của cơ tim…

Để tăng cường vận động thể lực phòng chống các bệnh không lây nhiễm, Bộ Y tế kêu gọi người dân, đặc biệt là cán bộ, công chức, người lao động dành 3 phút tập thể dục trong các cuộc họp và giờ làm việc để giảm nguy cơ mắc và t.ử v.ong do bệnh không lây nhiễm.

Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị trong ngành Y vận động cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hưởng ứng tích cực việc thực hiện vận động thể lực dưới hình thức đi bộ 10.000 bước chân mỗi ngày hoặc tập thể dục thể thao tối thiểu 30 phút mỗi ngày.

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết cơ quan này đang phối hợp các cục, vụ, đơn vị để làm các mô hình giáo dục tăng cường vận động thể lực, bài giảng, mô hình các câu lạc bộ sức khoẻ, cung cấp thiết bị, hướng dẫn… nhằm vận động, kêu gọi người dân tăng cường tập thể dục.

Các chuyên gia tim mạch trên thế giới cũng khuyến cáo nên vận động hàng ngày 30-60 phút. Đi bộ nhanh, bơi, tập aerobic (cường độ vừa phải), tập yoga là những hoạt động tốt cho tim mạch. Theo TS Hùng, đi bộ nhanh là một trong những phương pháp tập luyện tốt nhất cho tim mạch. Khi đi bộ, từ bắp chân, mông đến toàn bộ cơ thể đều được vận động, sẽ rất lợi cho hệ tim mạch.

Tuy nhiên, vị chuyên gia này lưu ý đừng đi bộ “nhàn nhã” như đi dạo với một người bạn vì nó sẽ mang hiệu quả thấp. Vận động phải đạt cường độ vừa đến mạnh như nói ở trên thì mới tốt cho tim mạch. Còn đi bộ “nhàn nhã” chỉ mang tính thư giãn.

Với lứa t.uổi học sinh, các chuyên gia khuyên cần vận động ít nhất 60 phút mỗi ngày. Theo khuyến cáo, cha mẹ hãy kiên trì từng chút một cho quá trình luyện tập của con, đầu tiên chỉ 5-10 phút đạp xe, đi bộ rồi tăng dần theo từng ngày, đạt mức 60 phút mỗi ngày tập luyện đều đặn là rất lý tưởng.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Sức khỏe Việt Nam với mục tiêu từ năm 2018 – 2030 sẽ tập trung vào 11 lĩnh vực, trong đó tập trung nâng cao sức khỏe, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực.

Theo đó hỗ trợ người dân tăng cường vận động thể lực theo khuyến cáo, bằng cách phát động phong trào 10.000 bước chân mỗi ngày để vận động, khuyến khích, hỗ trợ người dân tham gia và duy trì thói quen vận động thể lực bằng hình thức đi bộ.

Huy động, cung cấp, tạo điều kiện cho người dân có đường đi bộ an toàn, thân thiện, tiếp cận sử dụng không gian cộng cộng, cơ sở luyện tập thể dục…

Tổ chức các chương trình, mô hình vận động thể lực tại cộng đồng dân cư gắn với các sinh hoạt cộng đồng… Tổ chức hình thức vận động thể lực, thể dục giữa giờ phù hợp cho người lao động tại nơi làm việc, đặc biệt cho người làm việc văn phòng.

Với học sinh, sinh viên tổ chức tốt các chương trình giáo dục thể chất trong trường học, tổ chức đa dạng các loại hình vận động thể lực ngoại khóa, tăng cường vận động thông qua các hoạt động vui chơi, giải trí… bảo đảm mỗi học sinh được vận động thể lực tối thiểu 60 phút một ngày.

Theo giaoducthoidai

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *