Chấn thương thường gặp với cầu thủ bóng đá

Cầu thủ bóng đá thường gặp chấn thương liên quan đến cơ và dây chằng như gân kheo, dây chằng đầu gối, mắt cá chân, bong gân, căng cơ…

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Jaume I, Đại học Bách khoa Madrid và Đại học Exeter (Anh), cho thấy 90% chấn thương của các cầu thủ xảy ra ở nửa dưới cơ thể gồm háng, xương chậu, hông, đùi, đầu gối, bắp chân, bàn chân, mắt cá chân. Trong đó, những loại chấn thương phổ biến chủ yếu liên quan đến cơ và dây chằng.

Căng cơ

Căng cơ là chấn thương cơ hoặc gân, xảy ra khi một thớ cơ bị kéo quá xa về một hướng, cơ vận động khi ở trạng thái chưa sẵn sàng (cứng cơ). Khi căng cơ, cơ hoặc gân bị giãn căng hoặc rách.

Chấn thương dễ bị ở đùi sau, cơ háng, cơ đùi trước, cơ bắp chân, cơ lưng và cơ vai. Khi bị căng cơ, cầu thủ sẽ thấy đau nhức, sưng và khó cử động vùng cơ. Tùy mức độ chấn thương mà cầu thủ phải nghỉ ngơi, chườm đá, băng bó chỗ đau vài ngày hoặc vài tuần để hồi phục.

chan thuong thuong gap voi cau thu bong da 391539

Pha va chạm khiến Quang Hải (áo trắng) bị rách cơ đùi trái trong trận Việt Nam thắng Singapore, vòng bảng SEA Games 30. Ảnh: Đức Đồng

Chấn thương gân kheo

Gân kheo là nhóm gân nằm sau bắp đùi, kết dính nhóm cơ bắp chịu lực ở phía sau với xương. Chấn thương gân kheo xảy ra khi cầu thủ bị đứt một hoặc nhiều sợi cơ trong bó cơ gân kheo. Triệu chứng xảy ra khi cầu thủ thấy đau ở phần sau của đùi trong khi chạy nước rút, chạy bước dài hoặc vung chân cao. Tùy mức độ nghiêm trọng của chấn thương gân kheo mà cầu thủ phải nghỉ ngơi từ một tuần đến 3 tháng.

Chấn thương dây chằng đầu gối

Chấn thương dây chằng đầu gối xảy ra khi chân vận động quá mạnh và không đúng hướng khiến dây chằng chéo bị xoắn, căng lên. Nếu hoạt động quá mạnh sẽ dẫn tới đứt dây chằng, đây là loại chấn thương rất nguy hiểm và cần sự can thiệp của phẫu thuật để nối lại dây chằng.

Chấn thương trật mắt cá chân

Tổn thương xảy ra khi mắt cá bị xoắn vào trong, phần bao bọc xung quanh khớp mắt cá chân cũng có thể bị tổn thương, gây c.hảy m.áu, đau và sưng. Chấn thương này chiếm khoảng 12% các loại chấn thương trong bóng đá.

Bong gân

Bong gân là chấn thương mô nối xương tại một khớp. Trong đó, bong gân mắt cá chân là trường hợp hay gặp nhất, thường xảy ra khi bàn chân quay vào trong làm rách dây chằng phía ngoài mắt cá hoặc làm căng quá mức. Dấu hiệu của bong gân là đau sưng, tím, tụ m.áu, ấn lên vùng mắt cá sẽ thấy đau khó chịu. Bong gân có thể khiến cầu thủ phải nghỉ thi đấu khoảng 4 đến 6 tuần tùy theo mức độ.

Cẩm Anh

Theo Verywellfit, Mensjournal/Vnexpress

5 sai lầm khi tập thể dục giảm cân

Trong lúc tập thể dục giảm cân, người tập cần tham khảo ý kiến của huấn luyện viên để có được bài tập phù hợp với cơ thể, tránh những rủi ro gây chấn thương và dẫn đến kết quả tập luyện không hiệu quả.

5 sai lam khi tap the duc giam can 4ab914

Trong lúc tập thể dục giảm cân, người tập cần tham khảo ý kiến của huấn luyện viên để có được bài tập phù hợp. Nguồn: internet

Theo Bác sĩ dinh dưỡng Nguyễn Văn Anh, người tập thể dục thường hay phạm phải nhiều sai lầm trong suốt quá trình luyện tập. Sai lầm đầu tiên là không khởi động kỹ trước khi tập, do đó dễ xảy ra chấn thương, mất cân bằng chuyển hóa và xảy ra các rối loạn khác trong cơ thể. Vì khi khởi động trước khi tập, cơ thể ấm lên, chuyển hóa trong cơ thể tăng, hệ cơ xương sẽ dẻo dai, hệ thần kinh sẽ phản xạ nhanh giúp phối hợp giữa các động tác tốt hơn, hệ bài tiết khởi động để giải nhiệt cơ thể.

Sai lầm thứ 2 là không tập đúng động tác. Nếu tập sai động tác sẽ gây đau cơ, vẹo cột sống, dãn dây chằng, bong gân, trật khớp và gãy xương. Tập đúng động tác sẽ tránh bị chấn thương, tạo thói quen chuyển động cơ thể và nâng cao thành tích luyện tập sau này.

Sai lầm thứ 3 là khi người tập quá nóng vội, muốn có kết quả sớm nên đẩy nhanh cường độ luyện tập, gây chấn thương nghiêm trọng hơn.

Sai lầm thứ 4 là không có chương trình tập luyện cụ thể. Do vậy, người tập nên chuẩn bị bài bản, kỹ lưỡng về chế độ dinh dưỡng lẫn kỹ thuật tập và tập luyện lâu dài trong khoảng thời gian thích hợp

Sai lầm thứ 5 là người tập chỉ tập giới hạn một số động tác, ở một số cường độ nhất định và tập luyện không đều đặn. Vì là người không chuyên nên bạn cần một huấn luyện viên chuyên nghiệp giúp bạn thiết kế một chế độ tập luyện phù hợp.

Và điều quan trọng nhất cần lưu ý là sau khi tập là người tập nên đo các chỉ số cơ thể như chỉ số cơ bắp, tỉ lệ mỡ cơ thể, trọng lượng, tỉ lệ nước cơ thể, tỉ lệ cơ xương… Khi nhìn vào các chỉ số cơ thể, huấn luyện viên sẽ tư vấn một chế độ tập thích hợp, chế độ ăn riêng ở thời điểm đó, giúp việc tập luyện hiệu quả hơn, điều chỉnh vóc dáng tốt hơn. Tốt nhất là sau mỗi tuần nên đo thường xuyên. Lúc đó bạn sẽ thấy mỗi tuần các chỉ số đều thay đổi, cho thấy sự hiệu quả hơn hoặc không hiệu quả. Nếu không hiệu quả phải dựa vào đó để điều chỉnh ngay lập tức.

Theo Bác sĩ dinh dưỡng Nguyễn Văn Anh/sgtiepthi.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *