Can thiệp tâm lý giúp tăng khả năng sống sót của bệnh nhân ung thư vú

Nhiều nghiên cứu cho thấy điều chỉnh tâm lý là phương pháp phòng ngừa thứ cấp giúp giảm khả năng tái phát bệnh ung thư vú.

Ung thư là bệnh mạn tính với một quá trình diễn biến có thể bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Các can thiệp tâm lý giúp giảm căng thẳng, nâng cao khả năng thích ứng của người bệnh là vô cùng cần thiết trong quá trình điều trị bệnh.

Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý – Ung thư của Đại Học Miami (Mỹ) coi việc điều chỉnh tâm lý là phương pháp phòng ngừa thứ cấp giúp làm giảm khả năng tái phát bệnh.

can thiep tam ly giup tang kha nang song sot cua benh nhan ung thu vu c50498

Can thiệp tâm lý giúp nâng cao khả năng sống sót của bệnh nhân ung thư vú.

Các nhà khoa học tại trung tâm này cho rằng ung thư vú là một bệnh mạn tính có thể bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng sinh học, hành vi và tâm lý xã hội. Các yếu tố tâm lý như sự lạc quan, chiến lược đối phó và hỗ trợ xã hội có thể ảnh hưởng đáng kể đến cách thức người bệnh đáp ứng trong quá trình chẩn đoán, phẫu thuật và điều trị bổ trợ.

Các chiến lược can thiệp như quản lý căng thẳng, nhận thức hành vi dựa trên trị liệu nhóm có thể trực tiếp cải thiện chất lượng cuộc sống, cải thiện chức năng miễn dịch và có thể ngăn ngừa tái phát bệnh.

Có nhiều giả thuyết cho rằng yếu tố tâm lý trong việc đối mặt với bệnh ung thư ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh. Đã có các nghiên cứu làm căn cứ cho giả thuyết này.

Greer và cộng sự đã xác định 4 phong cách đối phó khác nhau trên phụ nữ bị ung thư vú, bao gồm: chiến đấu, phủ nhận, thờ ơ vô cảm và bất lực/vô vọng. Ông cho thấy rằng những người có phong cách đối phó chiến đấu và phủ nhận có tiên lượng tốt hơn những người có phong cách thờ ơ vô cảm hoặc bất lực/vô vọng khi xét về kết quả không tái phát sau 5 năm.

Một nghiên cứu nổi tiếng được báo cáo bởi Spiegel và cộng sự nhận thấy rằng thời gian sống sót ở bệnh nhân ung thư vú tăng lên đối với những người tham gia các cuộc họp nhóm hàng tuần cung cấp hỗ trợ thiết thực và giáo dục.

Ung thư vú là loại ung thư phổ biến thứ 2 ở nữ giới. Chẩn đoán sớm ung thư vú làm tăng cơ hội điều trị thành công, giảm biến chứng. Ngược lại, phát hiện chậm trễ, lựa chọn điều trị ít, khả năng sống sót thấp hơn, chi phí chăm sóc cao hơn và dễ dẫn tới tàn tật và biến chứng. Cho đến nay, phương pháp sàng lọc ung thư vú có hiệu quả nhất là chụp nhũ ảnh (chụp X-quang tuyến vú).

Đỗ Hiên

Theo dantri

Loại thuốc mới giúp tăng cơ hội sống cho bệnh nhân ung thư vú

Kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy một loại thuốc mới trong điều trị bệnh ung thư vú dạng phổ biến nhất có thể giúp tăng cơ hội sống sót cho các bệnh nhân.

loai thuoc moi giup tang co hoi song cho benh nhan ung thu vu 5cc4f9

Ảnh minh họa

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã đưa ra công bố trên ngày 1/6 tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Ung thư lâm sàng Mỹ tổ chức tại thành phố Chicago, Mỹ.

Theo các nhà nghiên cứu Mỹ, việc bổ sung loại thuốc được biết đến có khả năng ức chế cyclin đã làm tăng cơ hội sống của các bệnh nhân lên tới 70%. Người đứng đầu nghiên cứu, Sara Hurvitz cho biết nghiên cứu tập trung vào ung thư vú dương tính với protein tiếp nhận nội tiết tố – chiếm tới 2/3 số ca ung thư vú ở phụ nữ trẻ.

Trước đây, các bệnh nhân này thường được điều trị bằng phương pháp ngăn sự sản sinh nội tiết tố nữ. Tuy nhiên, với việc bổ sung loại thuốc mới vào phương pháp điều trị này, các bệnh nhân có phản ứng tốt hơn, giúp t.iêu d.iệt tế bào ung thư. Phương pháp này ít độc hại hơn so với liệu pháp hóa trị truyền thống bởi nó nhắm vào các tế bào ung thư một cách có lựa chọn, và ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển.

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra thông báo trên sau khi tiến hành thử nghiệm lâm sàng loại thuốc này đối với hơn 670 trường hợp, trong đó có một phụ nữ dưới 59 t.uổi bị ung thư vú giai đoạn 4. Các bệnh nhân thường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn và chưa từng điều trị bằng phương pháp ngăn chặn sự sản sinh nội tiết tố nữ.

Minh Châu

Theo TTXVN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *