Bệnh nhân ung thư nên ăn thế nào để khỏi ‘nuôi khối u’?

Thưa bác sỹ, bố tôi bị ung thư thận, phát hiện cách đây 5 năm và đã phẫu thuật cắt bỏ thận trái. Hiện tại bố tôi vẫn đi khám định kỳ đều đặn hàng năm.

Nhưng thời gian gần đây bố tôi mệt nhiều, nhiều người nói do ông bị ung thư mà ăn uống không kiêng khem nên bệnh ngày càng nặng. Xin BS cho biết bệnh nhân ung thư có phải ăn kiêng không và nếu ăn thì nên kiêng những món ăn nào? Cảm ơn bác sỹ.

Linh Chi (Hà Nội)

benh nhan ung thu nen an the nao de khoi nuoi khoi u 177447

Ảnh minh họa: Internet

TS – BS Phạm Thị Việt Hương – BV K Trung ương trả lời:

Tùy người, tùy bệnh, tùy lúc, thực hiện biện chứng để áp dụng cách ăn uống thì mới có lợi cho việc phục hồi sức khỏe và kéo dài thời gian sống của người bệnh. Cần phải hiểu về những món, những lúc kiêng tuyệt đối và những món nên giảm, nên kiêng nhưng nếu thèm thì cũng có thể ăn chút chút. Không nên biến chuyện ăn của người bệnh ung thư trở thành áp lực.

Phải căn cứ vào tình trạng thể chất của bản thân người bệnh để quyết định. Người có hư, thực, hàn, nhiệt khác nhau, các thức ăn uống cần phải phân biệt hàn, nhiệt, ôn, lương. Trong tây y cũng vậy, người bệnh bị ung thư nhưng kèm thêm một bệnh nào đó nữa thì phải ăn kiêng.

Đối với người thể hư (thể chất vốn hư nhược) cần chọn các chất thanh đạm, dễ tiêu, dinh dưỡng cao, kiêng ăn các thức ăn dầu mỡ ngậy béo, đậm đà, khó tiêu như các thức chiên, rán, thịt mỡ. Nếu không thì gây ra ứ trệ, lưu trữ, làm thay đổi bệnh lý như đờm ứ, độc nhiệt tăng thêm.

benh nhan ung thu nen an the nao de khoi nuoi khoi u 4143fb

Ảnh minh họa: Internet

Đối với người thể nhiệt nên chọn thức ăn mát, kiêng các thức cay, các thứ ngậy béo như gừng, hành, tỏi, ớt, rượu, các thức hun nướng, thịt dê, thịt chó, thịt gà, thịt chim sẻ. Những thức này nếu ăn quá nhiều sẽ sinh đờm động hỏa, hao tán khí huyết làm bệnh nặng thêm.

Đối với người thể hàn (dương khí không đủ, nhất là tỳ vị hư hàn), nên chọn các thức ăn bình bổ; kiêng ăn các thức sống, lạnh như các loại dưa và trái cây sống lạnh, các thức uống lạnh, các thứ rau mát và những hải sản có tính lạnh, vì những thứ này rất hại cho tỳ dương, gây ra dương khí càng suy, làm bệnh nặng thêm.

Đối với người thể thực (những người đang cường tráng mà mới bị ung thư) nên tăng protein vào một cách thích đáng, kiêng ăn quá nhiều một thứ như vịt, gà, cá; kiêng t.huốc l.á, rượu; nhất là kiêng ăn uống bừa bãi, kiêng các thức có hàm lượng mỡ cao (thịt mỡ, thịt gà, thịt dê). Nếu không sẽ phát sinh hoặc làm nặng thêm các bệnh nhiệt bên trong.

Người bệnh ung thư có bệnh lý khác kèm theo thì phải ăn kiêng. Ví dụ: kèm loét dạ dày hành tá tràng thì kiêng chua, cay, nóng, kiêng ăn quá no hoặc đói, kiêng ăn đồ cứng, đồ lâu tiêu. Kèm bệnh cao huyết áp ần kiêng mặn. Kèm bệnh tiểu đường thì kiêng đường, hạn chế glucid. Kèm bệnh suy thận thì kiêng thức ăn nhiều muối, kiêng đạm động cao, kiêng mỡ động vật, kiêng những hoa quả nhiều kali như nho, chuối…Kèm suy gan thì nên kiêng đạm động vật, đồ chiên rán, món ăn nhiều mỡ.

TS – BS PHẠM THỊ VIỆT HƯƠNG

Theo T.iền phong

Cam thảo – có nên sử dụng hàng ngày?

Cam thảo ngoài là một vị thuốc tốt thì còn là thức uống quen thuộc với nhiều người. Nhưng dùng cam thảo hàng ngày như vậy liệu có tốt và có phải ai cũng dùng được?

Cam thảo thơm và ngọt, là một vị thuốc rất thông dụng trong ông y và Tây y. Cam thảo có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc, điều hòa các vị thuốc. Vì thế, nước uống có cam thảo trở thành thức uống quen thuộc trong nhiều gia đình. Nhưng dùng cam thảo hàng ngày như vậy có tốt và những có phải ai cũng dùng được vị thuốc này?

Có nên sử dụng liên tục?

Vì có tác dụng giải độc nên rất nhiều người đã sử dụng cam thảo hàng ngày mà không biết rằng, trong cam thảo có chứa 6-14%, cá biệt có loại chứa đến 23% glycyrizin, là chất có vị ngọt gấp 50 lần đường saccaroza, khi qua đường miệng có độc tố yếu. Các nghiên cứu cho thấy, liều lượng glycyrizin gây c.hết ở chuột là 5g/kg thể trọng.

Cho chuột sử dụng với liều nhỏ hơn 60mg/kg thể trọng/ ngày thì không phát hiện thấy tác hại xấu. Chuột hấp thu nhiều chất này (1g/kg/ngày) có hiện tượng tăng huyết áp, khát, tăng khả năng giữ nước, giữ muối, đôi khi có tổn thương ở thận và hệ tim mạch.

Ở người, uống quá nhiều nước cam thảo đặc (>100g nước chiết) gây tăng huyết áp, giảm kali trong m.áu. 1 – 2% người bệnh bị tăng huyết áp động mạch có sử dụng nhiều sản phẩm chứa cam thảo như nước, kẹo. Nếu dùng nhiều hơn 5g glycyrizin một lúc gây chứng rối loạn cơ và rối loạn nhịp tim. Người bị bệnh gan khi sử dụng cam thảo thì các triệu chứng trên rõ nét hơn.

Không nên kết hợp cam thảo với nhân trần

Nhân trần, cam thảo là hai vị thuốc phổ biến trong ẩm thực dưỡng sinh của nhiều người, không chỉ với người bệnh mà còn cả với người khoẻ mạnh. Thay vì uống trà, nhiều người chọn uống nhân trần pha cam thảo để vừa giải khát vừa tranh thủ được công dụng làm mát gan, giải độc, chống suy nhược, mệt mỏi… Đã từng xảy ra nhiều vụ tai biến đông dược do uống nước nhân trần pha cam thảo thay trà không đúng cách.

cam thao co nen su dung hang ngay f70f96

Theo Đông y, nhân trần có vị đắng, cay, tính hàn, lợi mật, nhuận gan, chủ trị chứng hoàng đản viêm gan (vàng da), viêm túi mật, giải cảm nhiệt, đau đầu, chảy nước mũi, đau họng, bụng đầy trướng, tiểu tiện bí,… và nhất là các chứng bệnh của phụ nữ sau sinh.

Còn cam thảo bổ khí, thanh nhiệt, giải độc, chủ trị các chứng tỳ vị hư nhược, ho suyễn, hầu họng sưng đau, giải độc thuốc và thức ăn, chống suy nhược… Trong các phương thuốc cổ truyền, cam thảo thường giữ vai trò là tá, nghĩa là có tác dụng dẫn thuốc vào kinh.

Mặc dù cả hai vị thuốc đều có những công dụng tốt nhưng nếu phối hợp lại với nhau thì thành không tốt, bởi cam thảo có tính chất giữ nước trong khi nhân trần lại giúp đào thải. Chính vì vậy, thói quen uống nhân trần cho thêm cam thảo, chẳng những không có lợi mà còn tiềm ẩn nguy hại bởi tương tác thuốc, nhất là bệnh tăng huyết áp.

Phải rất thận trọng khi dùng

Theo nguyên tắc điều trị, khi mật không tiết ra (mật viêm, tắc mật…) thì mới cần lợi mật và khi gan có vấn đề thì mới phải nhuận gan. Nếu không có bệnh mà lại uống hàng ngày, nghĩa là bắt gan và mật không có nhu cầu tiết cũng phải tiết, dẫn tới phải làm việc nhiều hơn nên dễ tổn thương, mất cân bằng và sinh bệnh.

Đối với phụ nữ mang thai, nếu không có bệnh lý về gan, không được bác sĩ chỉ định thì tuyệt đối không dùng nhân trần, cam thảo bởi uống nhiều sẽ làm xuất tiết các tuyến trong cơ thể, dẫn đến người mẹ bị mất sữa hoàn toàn hoặc chỉ có rất ít.

Ngoài ra, do nhân trần lợi tiểu nên dẫn đến thải nhiều, nếu lượng nước và các chất dinh dưỡng bị đào thải thường xuyên, sẽ không còn các chất dinh dưỡng để nuôi thai, khiến thai bị suy dinh dưỡng, thậm chí c.hết lưu, dễ bị đẻ non hoặc sinh con dị tật, thiếu cân… Một số nghiên cứu hiện đại cũng đã kết luận, dùng cam thảo hàng ngày (8g/ngày) trong thời gian dài có thể làm giảm lượng testosteron, gây bất lực cho nam giới, đồng thời làm giảm miễn dịch, gây phù toàn thân, tăng huyết áp và viêm loét dạ dày.

Ngoài ra, các trường hợp viêm thận có các biểu hiện phù mí mắt, tiểu ít…; các trường hợp viêm gan, xơ gan… đã có biểu hiện phù nề cũng không nên dùng cam thảo. Người bị tăng huyết áp hoặc huyết áp không ổn định càng không nên dùng.

Những trường hợp táo bón mạn tính do đại tràng thực nhiệt, nhất là ở những người yếu mệt lâu ngày hoặc người cao t.uổi… nếu dùng cam thảo sẽ là nguy cơ làm tăng khả năng táo bón. Các trường hợp viêm phế quản mạn tính, ho nhiều kèm theo khó thở cũng không nên dùng cam thảo.

Với những người bình thường, mỗi ngày không nên dùng nhiều hơn hai gói trà thanh nhiệt có cam thảo. Không nên sử dụng nước có chứa cam thảo như nhân trần, bát bảo… thay nước lọc.

Theo SK&ĐS

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *