Nếu bạn là một người đang ăn kiêng hoặc thích ăn salad và các món rau giòn tươi, hãy dè chừng.
Mới đây, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) thông tin có hơn 100 người đã nhiễm vi khuẩn E.coli sau khi ăn rau diếp sống. 102 người bị nhiễm khuẩn trên 23 tiểu bang, cho đến nay, 58 người đã phải nhập viện, 10 người trong số họ đã bị biến chứng suy thận (hội chứng urê huyết tán huyết – HUS). Hiện vẫn chưa có trường hợp t.ử v.ong nào được báo cáo.
Đây là chủng E. coli mang tên O157: H7, gắn liền với các đợt bùng phát đã xảy ra trước đó, bao gồm cả đợt từ Lễ Tạ ơn năm 2018 làm cho 59 người mắc bệnh.
Hơn 100 người tại Mỹ bị nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh E.coli sau khi ăn rau sống.
Đợt bùng phát hiện nay bắt đầu vào ngày 24 tháng 9, lần gần đây nhất xảy ra vào ngày 18/11.
Các tiểu bang đã được xác định các trường hợp bao gồm Arizona, California, Colorado, Florida, Idaho, Illinois, Iowa, Maryland, Michigan, Minnesota, Montana, Nebraska, New Jersey, New Mexico, North Carolina, Ohio, Oregon, Pennsylvania, South Dakota Texas , Virginia, Washington và Wisconsin. Những người đã bị bệnh trong độ t.uổi từ dưới một t.uổi đến 89 t.uổi.
Vi khuẩn E. coli là gì?
E.coli (Escherichia coli) là vi khuẩn thường sống trong ruột của người và động vật khỏe mạnh. Hầu hết các chủng là vô hại nhưng một số ít, đặc biệt là E. coli O157: H7, có thể gây n.hiễm t.rùng nặng.
Theo Phòng khám Mayo, O157: H7 tạo ra một chất độc cực mạnh, được gọi là độc tố Shiga, gây tổn thương nghiêm trọng đến niêm mạc ruột non. N.hiễm t.rùng xảy ra do tiếp xúc với phân của người, động vật hoặc ăn thực phẩm bị ô nhiễm, uống nước bị ô nhiễm. Các triệu chứng thường bao gồm tiêu chảy ra m.áu, chuột rút dạ dày, buồn nôn và nôn thường kéo dài năm đến bảy ngày. CDC ước tính E. coli O157: H7 gây ra 265.000 bệnh, 3.600 ca nhập viện và 30 ca t.ử v.ong ở Mỹ mỗi năm.
Bạn có thể nhiễm E. coli qua tiếp xúc giữa người với người hoặc động vật với người. Vi khuẩn cũng thường lây lan nhanh chóng khi người bị nhiễm bệnh không rửa tay kỹ sau khi đi vệ sinh. E. coli có thể truyền từ bàn tay của người bị nhiễm sang người hoặc các đồ vật khác.
Nguyên nhân khiến vi khuẩn E.coli có trên rau sống là do nhiều nguồn lây nhiễm. Ví dụ như có thể lây nhiễm do rau thường bị tưới bởi nguồn nước bẩn, bón phân tươi. Hoặc việc sơ chế không an toàn: nguồn nước rửa không đảm bảo; người sơ chế rau bị nhiễm vi khuẩn dẫn đến lây nhiễm sang rau. Hoặc cũng có thể xuất phát lây nhiễm từ khâu vận chuyển hoặc địa điểm kinh doanh không hợp vệ sinh…
Tất cả những yếu tố đó khiến cho nguồn rau bị nhiễm khuẩn, ký sinh trùng (như các loại giun – sán, giun đũa chó mèo, sán lá gan…) sinh sôi và lây lan.
Cách ngăn ngừa vi khuẩn E.coli
Khi bạn chuẩn bị thức ăn tại nhà, hãy dùng thớt làm từ nhựa hoặc gốm do dễ lau chùi hơn đồ gỗ. Hơn nữa, tránh dùng các dụng cụ trong nhà bếp đã tiếp xúc với thịt sống khi dùng bữa và hạn chế để thịt sống chạm vào những loại thực phẩm khác trên giá. Cách an toàn nhất là để thực phẩm trong tủ lạnh.
Vi khuẩn E.coli có thể lây lan từ vú bò sang sữa nên các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mọi người nên sử dụng sữa tiệt trùng. Các loại nước ép làm từ trái cây và rau quả cũng vậy. Nếu chúng không được làm sạch, nguy cơ vi khuẩn E. coli lây lan và tấn công cơ thể con người sẽ rất cao.
Tập thói quen rửa tay với xà phòng sau khi xử lý thức ăn, sau ăn, sau khi đi vệ sinh, khi xử lý tã, phân hay chạm vào động vật, trước khi cho con ăn là những việc làm vô cùng cần thiết nhằm hạn chế sự lây lan của khuẩn E. coli.
Nguồn: Dailymail/Helino
Người đàn ông bị nhiễm sán lá gan vì thích ăn loại thực phẩm không ít người cũng mê
Sán có mặt ở rất nhiều thực phẩm, đặc biệt là các loại rau sống, thịt sống, gỏi cá… cảnh báo mọi người nên chú ý, tránh cơ thể bị mắc bệnh.
Ông Ngô, 68 t.uổi đến từ Hắc Long Giang. Nửa năm trước, da và mắt của ông đột nhiên chuyển sang màu vàng, màu nước tiểu giống như dầu đậu nành. Sau cuộc hội chẩn đa ngành tại Bệnh viện tỉnh hắc Long Giang, bác sĩ nghi ngờ ông Ngô bị sán lá gan.
Bác sĩ Triệu Hồng Yến, đứng đầu trong việc điều trị cho biết: “Chúng tôi đã hỏi về lịch sử bệnh của ông Ngô, ông Ngô cho biết, ông rất thích ăn các loại rau sống. Nếu trên các loại rau có nhiễm sán lá gan, sau khi ăn vào rất dễ dẫn đến bị nhiễm bệnh sán lá gan.”
Ông Ngô rất thích ăn món rau sống chấm sốt.
Sau khi sàng lọc sán lá gan, kết quả cho thấy nhiễm sán lá gan của ông Ngô là dương tính, điều này chứng tỏ ông đã thực sự mắc bệnh. Bác sĩ đã điều trị triệu chứng, cho ông Ngô đã uống thuốc điều trị sán bằng đường miệng, không ngờ sau 3 ngày, tình trạng tắc nghẽn đường mật nghiêm trọng hơn.
Bác sĩ khẩn cấp thông qua nội soi và đặt stent trong đường mật để rút ra một lượng lớn mật đen dày. Bác sĩ Triệu Hồng Yến nói: “Mật đen cho thấy nó đã bị tắc nghẽn trong một thời gian dài. Hai ngày sau ca phẫu thuật, da của ông Ngô không còn bị vàng, bilirubin giảm đáng kể và có cảm giác thèm ăn”.
Bệnh sán lá gan là gì?
Hình ảnh sán lá gan
Nhiễm sán lá gan là một bệnh ký sinh trùng mạn tính ở đường mật. Nhiễm ký sinh trùng xảy ra thông qua việc ăn thực phẩm có sán lá gây nhiễm khuẩn và uống nước chưa được đun sôi.
Nguyên nhân gây bệnh nhiễm sán lá gan?
Sán lá gan gồm 2 loại: sán lá gan nhỏ (do ăn cá sống) và sán lá gan lớn (do ăn rau sống), là bệnh do một loại ký sinh trùng trong các loại cá sống ở nước lợ, hoặc trong các loại rau mọc ở dưới nước gây ra. Khi ăn các thực phẩm này, loại ký sinh trùng đó sẽ vào dạ dày, xuống ruột, vượt qua thành ruột đi vào trong gan. Tại đây nó sẽ phát triển trong những tế bào gan. Trong vòng 3 tháng, người bệnh sẽ có cảm giác sốt run lạnh, đau vùng gan khiến bệnh nhân phải nhập viện.
Sán lá gan có mặt ở các loại rau sống, gói cá, thịt sống…
Sán lá gan sẽ âm thầm tạo thành những ổ áp-xe rất nhỏ ở trong gan, rồi thành những ổ áp-xe lớn phá tổ chức gan, dẫn đến tình trạng bị xơ gan ở vùng bị tổn thương. Nếu áp-xe gan lớn quá vỡ trong bụng thì có thể gây t.ử v.ong cho bệnh nhân vì viêm phúc mạc. Nếu bệnh nhân có sức đề kháng tốt hơn thì có khả năng bệnh sẽ diễn biến âm thầm và đưa đến xơ gan.
Hiện nay chúng ta đang sử dụng thử nghiệm thuốc điều trị sán lá gan triclabendazol, uống một liều 4 viên, sau đó phải theo dõi tới 3 tháng, mỗi tháng theo dõi một lần bằng siêu âm và xét nghiệm m.áu mới có thể xác định là khỏi bệnh hay chưa.
Biện pháp phòng ngừa bệnh sán lá gan
Muốn phòng tránh bệnh sán lá gan, kiến nghị mọi người nên luộc chín rau hơn là ăn sống,nhất là các loại rau sống dưới nước như rau muống, rau cải xoong, sen, s.úng,… Không nên các loại thức ăn sống như gỏi cá hoặc gỏi tôm vì những loại này dễ có ấu trùng nằm sẵn trong đó và nếu chúng ta không có biện pháp rửa sạch thì dễ đưa đến tình trạng bị nhiễm sán lá gan.
Có ý thức vệ sinh chung, không phóng uế bừa bãi, ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi chế biến thức ăn và trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
Người có triệu chứng nghi ngờ phải được khám và điều trị càng sớm càng tốt, tránh để bệnh kéo dài gây nguy hiểm cho bản thân và tăng nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng.
Theo Hà Vũ/dịch theo kknews
Khám phá