Nước ta có hơn 164.000 ca mới và hơn 114.000 ca t.ử v.ong, trong đó loại ung thư nổi lên là ung thư gan khi loại bệnh này đã vượt qua ung thư phổi, trở thành bệnh thường gặp nhất.
Thông tin này được TS-BS Phạm Xuân Dũng, Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu TP HCM, công bố tại hội thảo phòng chống ung thư do Bệnh viện Ung Bướu TP HCM phối hợp Hội Ung thư Việt Nam và Hội Ung thư TP HCM tổ chức từ ngày 4 đến 6-12, thu hút 1.500 chuyên gia, bác sĩ, trường y… trong và ngoài nước ngoài (Mỹ, Úc, Singapore, Malaysia, Nga…) tham gia.
Gánh nặng ung thư vẫn là bài toán toàn cầu. Số liệu mới nhất cho thấy ước tính có 18,1 triệu ca mới và 9,6 triệu ca t.ử v.ong so với 14 triệu ca mới và 8,2 triệu ca t.ử v.ong năm 2012. Dự đoán đến năm 2025, sẽ tăng lên 19,3 triệu ca mới, trong đó 56,8 % ca ung thư mới và 68,9% ca t.ử v.ong xảy ra ở các nước đang phát triển.
Bệnh ung thư đang là gánh nặng cho gia đình, xã hội và y tế tại Việt Nam
Tại Việt Nam, ung thư là một trong những bệnh lý gia tăng hàng đầu, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội và hệ thống y tế. Năm 2018, nước ta có hơn 164.000 ca mới và hơn 114.000 ca t.ử v.ong, trong đó ung thư gan đã vượt qua ung thư phổi trở thành ung thư thường gặp nhất.
Riêng TP HCM, ung thư mỗi năm tăng khoảng 9%. Năm 2010, TP có 6.800 ca ung thư mới thì đến năm 2017, tăng lên trên 9.000 ca. Dù đã có thêm nhiều bệnh viện có khoa và trung tâm điều trị ung thư nhưng riêng Bệnh viện Ung Bướu TP HCM năm 2019, tiếp nhận điều trị 23.000 ca, số bệnh nhân mới tăng khoảng 10%.
“Việc chẩn đoán và điều trị ung thư ở ta đã tiệm cận với những tiến bộ thế giới. Ngoài chuẩn bị nguồn nhân lực, Cơ sở 2 Bệnh viện Ung Bướu TP HCM tại quận 9 có quy mô 1.000 giường với trang thiết bị hiện đại bệnh sẽ đi vào hoạt động, góp phần nâng cao cải thiện chất lượng cuộc sống hơn nữa cho người bệnh ung thư”, BS Dũng nhấn mạnh.
Nguyễn Thạnh
Theo nguoilaodong
Chớ bao giờ nói với y tá, điều dưỡng những điều này!
Hãy để cho y tá, điều dưỡng được… hiền! Hy vọng tâm sự thật dưới đây giúp mọi người hiểu hơn và làm nhẹ gánh cho những người làm cái nghề vốn nhiều áp lực, ít được thấu hiểu.
Y tá, điều dưỡng là hai tên gọi của cùng một nghề nhiều áp lực – Shutterstock
Business Insider đã gặp và phỏng vấn với các y tá trên toàn nước Mỹ để tìm hiểu xem họ không mong bệnh nhân, người nhà bệnh nhân nói gì khi đến bệnh viện hoặc phòng khám.
“Sao anh/chị chỉ là điều dưỡng thôi vậy?”
Điều dưỡng là một trong những ngành nghề phát triển nhanh nhất ở Mỹ. Nhiều điều dưỡng có bằng cử nhân và người làm nghề cũng cần học sau đại học. Thế nhưng, không hiếm y tá, điều dưỡng cảm thấy mọi người chẳng coi trọng nghề này.
“Thường rất khó để giải thích cho mọi người những gì chúng tôi làm. Tồn tại một quan niệm rằng “chỉ là một điều dưỡng”. Và tôi nỗ lực giải thích với mọi người rằng đây là điều tôi muốn chứ không phải là một bước để đến trường y. Tôi không mong thành bác sĩ. Tôi là một điều dưỡng và tôi tự hào về điều đó”, điều dưỡng đến từ Pennsylvania nói với Business Insider.
Leslie, y tá được cấp phép ở Florida, cũng chia sẻ rằng phần nhọc nhằn nhất trong công việc của cô là “sự thiếu tôn trọng và lạm dụng bằng lời nói/thể xác từ gia đình, quản lý, nhân viên y tế”.
“Y tá đâu?”
Hét gọi “y tá” khắp nơi không giúp bạn được chăm sóc nhanh hơn, các y tá nói. Họ làm việc theo ca dài và được chỉ định quá nhiều bệnh nhân. Do đó, họ không có nhiều thời gian cho từng bệnh nhân. Amy – một y tá ở Texas và Betsy – một y tá ở Florida, cho biết họ có thể đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân tốt hơn khi bệnh nhân dùng đèn/chuông. Nhưng những người “bấm đèn 100 lần chỉ để hỏi mấy giờ rồi” thì không, Susan – một y tá ở Ohio, nói với Business Insider.
Đừng nhân tiện mà lôi kéo kể lể quá nhiều với điều dưỡng bởi họ rất bận rộn. Mất nhiều thời gian để mô tả lịch sử y tế hoặc không làm theo hướng dẫn có thể trì hoãn nhiều khâu tiếp theo và ảnh hưởng đến thời gian gặp các bệnh nhân khác của họ. Các y tá chia sẻ, họ yêu thương bệnh nhân nhưng đôi khi không có thời gian để trò chuyện.
“Bạn xuất hiện trễ một chút là sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ ê kíp sau”, Melissa – một y tá của một bệnh viện ở Oklahoma, nói.
“Không biết là sao?”
Matt, đến từ New York, cho biết bệnh nhân đôi khi mất bình tĩnh với điều dưỡng vì không đưa ra câu trả lời mà vốn dĩ điều dưỡng không có. Hoặc như một y tá ở Pennsylvania chia sẻ với BI kịch bản bệnh nhân nổi khùng khá phổ biến: “Bệnh nhân hỏi tôi một câu hỏi, khi họ không thích câu trả lời của tôi, họ sẽ yêu cầu nói chuyện với bác sĩ, người sẽ cho họ câu trả lời y hệt như tôi đã nói”.
Đừng nói dối
Teresa, một y tá ở Oregon, cho biết cô cảm thấy thất vọng khi bệnh nhân che giấu thông tin. “Từng có một người đàn ông mắc bệnh tiểu đường nói với tôi rằng anh ta sẽ và có thể tự thay quần áo. Nhưng thật ra thì không và vết thương của anh ấy trở nên tồi tệ hơn. Tôi đã nói chuyện với anh ấy về điều đó. Ảnh thừa nhận rằng đã không nói sự thật bởi không muốn “làm phiền y tá”.
Amy, một y tá ở Texas, khẳng định cô cũng không đ.ánh giá cao việc bị nói dối, theo Business Insider.
“Mang drap sạch đến ngay cho tôi!”
Nhiều y tá nói bệnh nhân nghĩ rằng bệnh viện là khách sạn và đối xử với các y tá như người giúp việc. Một y tá từ Pennsylvania kể có khi đang đi dọc hành lang, tay thì cầm m.áu của bệnh nhân mà có người ngăn lại yêu cầu mang drap mới đến cho họ ngay lập tức.
“Cái này phải như này mới chuẩn chứ!”
Sean, một y tá đến từ New Mexico, nói rằng điều khiến anh phát điên là bệnh nhân nghĩ rằng họ biết nhiều hơn anh vì đã xem các bộ phim đề tài y học như Grey’s Anatomy (tiếng Việt: Ca phẫu thuật của Grey) chẳng hạn. Ann, một y tá ở Bắc Carolina, cũng cho biết có những bệnh nhân thích nói kiểu: “Tôi đã đọc trên WebMD rằng đây là những gì tôi bị, và đây là cách bạn nên làm với tôi này”.
Ann thổ lộ, điều này gây khó chịu cho các bác sĩ và y tá vì WebMD không nhìn thấy hoặc kiểm tra bệnh nhân, trong khi các chuyên gia y tế kiểm tra, lắng nghe bệnh nhân và có được cái nhìn rõ hơn về toàn bộ tình trạng bệnh nhân.
Ann muốn nói với bệnh nhân rằng các chuyên gia chăm sóc sức khỏe được đào tạo và có chuyên môn y tế biết cần làm gì, họ không chỉ nhìn vào một biểu hiện mà suy xét nhiều mặt, phát hiện ra các dấu hiệu và triệu chứng tinh tế. Thật ra, nếu chỉ xem phim, đọc báo mà rành chữa bệnh thì cần gì y tá, điều dưỡng, bác sĩ bao năm dùi mài trên ghế nhà trường, theo Business Insider.
Theo thanhnien