Không phải loại bệnh nào trẻ cũng có thể miễn dịch, do đó mẹ nhất định phải cho con đi tiêm chủng đủ liều và đúng lịch.
Ngay sau khi bé chào đời, con tôi được tiêm viêm gan B tại bệnh viện. Sau đó, bệnh viện phát cho sổ tiêm để theo dõi những mũi tiêm phòng tại trạm y tế. Nhưng do mới làm mẹ lần đầu còn bỡ ngỡ và có quá nhiều vấn đề phát sinh nên tôi đã quên luôn khoản phải đăng ký tiêm phòng với trạm y tế nên đã làm lỡ mất lịch tiêm chủng của con.
Để không mắc phải sai lầm giống như tôi, các bà mẹ bỉm sữa chú ý cần tiêm đầy đủ các mũi sau cho con.
Mẹ lưu ý đưa trẻ đi tiêm đủ mũi và đúng lịch.
Vắc xin phòng lao (Việt Nam đang sử dụng vắc xin BCG)
Theo bác sĩ tư vấn cho tôi thì nên cho con tiêm mũi này trong vòng 1 tháng sau sinh sẽ mang lại hiệu quả tốt.
Sau tiêm, mẹ cần chú ý theo dõi con bởi mũi này sẽ gây ra một số tác dụng phụ.
Nếu sau tiêm trẻ bị sốt nhẹ, sưng hạch ở hõm nách bên cánh tay được tiêm thuốc, có quầng đỏ ở vị trí tiêm, loét nhẹ và để lại sẹo (trong vòng 6 tuần sau tiêm) thì đó là những phản ứng bình thường, cho thấy trẻ đã đáp ứng miễn dịch.
Trong trường hợp các phản ứng sau tiêm trầm trọng như sốt cao, bỏ bú… kéo dài 1-2 ngày; vết tiêm sưng to, hạch sưng to, hạch kéo dài hơn 6 tuần thì cần đưa trẻ đi khám. Đối với những trường hợp trẻ sốt cao, khóc nhiều không dứt, mệt lả, da tím tái, co giật, liệt, hôn mê…phải cấp cứu ngay.
Để đảm bảo an toàn trong tiêm chủng, các mẹ cần thông báo cho cán bộ tiêm chủng biết tình trạng sức khỏe của trẻ, tiêm xong cần ở lại cơ sở tiêm 30 phút để theo dõi phản ứng sau tiêm. Khi về nhà, trong vòng 48 giờ sau tiêm vẫn cần theo dõi những biểu hiện bất thường của trẻ để kịp thời xử lý những tình huống xấu nếu không may xảy ra.
Vắc xin 6 trong 1
Vắc xin 6 trong 1 có tác dụng phòng tránh 6 loại bệnh nguy hiểm mà trẻ nhỏ – nhất là trẻ dưới 5 t.uổi – dễ mắc phải ở những năm đầu đời bao gồm: Bệnh ho gà; bệnh uốn ván; bệnh bại liệt; bệnh bạch hầu; bệnh viêm gan B; các bệnh viêm phổi, viêm màng não do H.influenzae týp B.
Tiêm vắc xin 6 trong 1 các mẹ theo phác đồ sau:
Mũi 1: Tiêm khi trẻ 2 tháng
Mũi 2: Tiêm khi trẻ 3 tháng
Mũi 3: Tiêm khi trẻ 4 tháng
Mũi 4: 1 năm sau khi tiêm mũi 3
Trẻ cần hoàn thành 3 mũi cơ bản này trước 6 tháng t.uổi và hoàn thành mũi tiêm nhắc (mũi 4) trước 24 tháng t.uổi.
Vắc xin Synflorix
Vắc xin phòng ngừa các bệnh nguy hiểm do phế cầu khuẩn gây ra như viêm phổi, viêm màng não, n.hiễm t.rùng huyết, viêm tai giữa cấp…
Lịch tiêm: Tiêm vắc xin phế cầu khuẩn Synflorix có 3 phác đồ:
Đối với các trẻ nhỏ từ 6 tuần t.uổi đến 6 tháng t.uổi: Liều thứ nhất có thể được bắt đầu từ lúc 6 tuần t.uổi. Liều thứ hai cách liều thứ nhất tối thiểu 1 tháng. Và liều thứ ba cách liều thứ 2 tối thiểu 1 tháng. Liều nhắc lại được chỉ định cách liều thứ ba tối thiểu 6 tháng.
Đối với trẻ từ nhỏ 7 đến 11 tháng t.uổi (khi chưa tiêm phòng vắc xin phế cầu khuẩn Synflorix trước đó): Có thể sử dụng lịch trình 2 liều tiêm và 1 liều nhắc. Liều thứ 2 cách liều thứ nhất tối thiểu 1 tháng. Liều nhắc lại được tiêm khi trẻ lớn hơn 1 t.uổi và cách liều thứ 2 tối thiểu 2 tháng.
Đối với trẻ lớn từ 1 đến 5 t.uổi (khi chưa tiêm phòng vắc xin phế cầu khuẩn Synflorix trước đó): Tiêm 2 liều với khoảng cách giữa các mũi tiêm ít nhất là 2 tháng.
Vắc xin phòng tiêu chảy do virus Rota
Đây loại vắc xin phòng bệnh tiêu chảy do virus Rota gây ra. Virus Rota là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy cấp ở t.rẻ e.m.
Loại vắc xin này được sử dụng qua đường uống, không phải đường tiêm.
Vắc xin phòng viêm màng não do mô cầu
Hiện nay, Việt Nam có 2 vắc xin phòng bệnh viêm màng não do mô cầu tuýp A, tuýp B và tuýp C gây ra. Mỗi loại vắc xin chỉ phòng được một số chủng vi khuẩn não mô cầu nhất định, nên các mẹ nên cho bé tiêm cả hai loại để phòng được bệnh viêm màng não mủ do não mô cầu.
Vắc xin phòng viêm não mô cầu A C: Tiêm cho trẻ từ 2 t.uổi trở lên. Sau mũi đầu tiên, cứ 3-5 năm tiêm nhắc lại 1 lần. Trong trường hợp trẻ có tiếp xúc với người bệnh bị nhiễm vi khuẩn não mô cầu Meningococcal A C, bố mẹ có thể đưa trẻ đi tiêm phòng nếu trẻ trên 6 tháng t.uổi.
Vắc xin phòng viêm não mô cầu B C: Trẻ từ 6 tháng t.uổi trở lên có thể bắt đầu tiêm vắc xin. Sau mũi đầu tiên, mũi nhắc lại 1 lần sau ít nhất 2 tháng.
Vắc xin phòng cúm
Cúm là căn bệnh rất hay gặp phải ở trẻ. Bố mẹ có thể cho con tiêm vắc xin phòng cúm khi bé được 6 tháng t.uổi trở lên. Tiêm đầy đủ 2 liều, mỗi liều cách nhau 1 tháng.
Vắc xin phối hợp sởi – quai bị – rubella (MMR)
Vắc xin sởi – quai bị – rubella (MMR) mũi thứ nhất khi trẻ 12 – 15 tháng t.uổi và mũi thứ 2 khi trẻ được 4 – 6 t.uổi. Trẻ đã tiêm sởi đơn lúc 9 tháng, tiêm MMR lúc 15 tháng trở đi.
Vắc xin phòng thủy đậu
Tiêm vắc xin phòng thủy đậu là cách hiệu quả và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu.Vắc xin phòng bệnh thủy đậu được tiêm lần 1 khi trẻ đủ 12 tháng t.uổi, lần 2 nhắc lại lúc 4 – 6 t.uổi.
Vắc xin phòng viêm gan siêu vi A
Tất cả t.rẻ e.m đều nên tiêm phòng vắc xin viêm gan A với 2 mũi tiêm ở các giai đoạn cụ thể sau:
– 12 đến 23 tháng cho liều đầu tiên.
– 2 đến 4 năm cho liều thứ hai (hoặc sớm hơn miễn là 6 đến 18 tháng sau liều đầu tiên)
Theo nguoiduatin
Vì sao phải tiêm vaccine viêm gan B cho trẻ 24 giờ sau sinh?
Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ lưu hành virus viêm gan B cao nhất thế giới với 8,8% ở nữ giới và 12,3% ở nam giới.
Hình minh họa
Đáng lưu ý, tỉ lệ mẹ lây nhiễm viêm gan B cho con ở Việt Nam khoảng 5%-10%, trong đó có tới 90% trẻ đã chuyển sang viêm gan B mạn tính. Do đó, với trẻ nhỏ, tiêm vaccine là cách phòng ngừa viêm gan B hiệu quả nhất. Riêng trẻ được sinh ra từ mẹ bị viêm gan B, cần được tiêm theo phác đồ đã quy định.
Trẻ sơ sinh cần tiêm ngay một mũi vaccine phòng viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau sinh để giúp phòng lây virus viêm gan B từ mẹ sang con. Mũi này được tiêm càng sớm hiệu quả càng cao, có khả năng phòng được tới 85%-90% các trường hợp lây từ mẹ sang con.
Hiệu quả phòng ngừa sẽ giảm dần theo từng ngày, từ 50%-70% và sẽ không đạt nếu trẻ tiêm sau bảy ngày.
Mũi tiêm này như một cách cạnh tranh giữa sự nhân lên của virus và vaccine tạo ra các kháng thể kịp thời trung hòa virus đang có trong cơ thể. Cũng vì thế mà nhiều nước trên thế giới đã áp dụng tiêm vaccine này cho trẻ trong vòng 12 giờ sau sinh.
Trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm viêm gan B, ngoài mũi tiêm như các trẻ khác cần tiêm thêm một mũi kháng thể (huyết thanh kháng viêm gan B) HBlg (Hepatitis B Immune Globulin) trong vòng 12-24 giờ đầu sau sinh. Vị trí tiêm kháng thể HBlg phải khác với vị trí tiêm vaccine viêm gan B.
Một số trẻ đang ốm, sốt, n.hiễm t.rùng cấp tính sẽ phải hoãn tiêm vaccine viêm gan B trong 24 giờ sau sinh. Trẻ sinh non, sinh khó, nhẹ cân, mẹ bị sốt trước và sau sinh, nước ối bẩn, thai già tháng, trẻ bị ngạt, dị tật… cần được thăm khám kỹ trước khi tiêm để tránh rủi ro.
Ngoài mũi tiêm sơ sinh và huyết thanh (nếu cần), trẻ được khuyến cáo tiêm bốn mũi vaccine viêm gan B theo phác đồ:
– Mũi 1: Mũi tiêm đầu tiên
– Mũi 2: Sau mũi 1 một tháng
– Mũi 3: Sau mũi 2 một tháng
– Tiêm nhắc lại mũi 4 sau một năm.
Vaccine có thể là vaccine đơn giá hoặc vaccine kết hợp (5 trong 1 hay 6 trong 1).
Khi trẻ được 15-18 tháng nên đưa trẻ đi xét nghiệm kiểm tra HbsAg và antiHBs để chắc chắn trẻ đã được bảo vệ.
Theo PLO