Sốt ở t.rẻ e.m và những câu hỏi thường gặp

Khi trẻ bị sốt, chúng ta cần theo dõi sát sao, chăm sóc đúng cách, có thể dùng thuốc hạ sốt nếu cần và đưa trẻ đi khám kịp thời.

Sốt là một phản ứng bình thường của cơ thể trước nhiều tình trạng khác nhau của cơ thể mà phổ biến nhất là n.hiễm t.rùng (bao gồm virus và vi khuẩn).

Theo BS Đào Trường Giang (Khoa Nhi, Bệnh viện Xanh Pôn), t.rẻ e.m được coi là sốt khi đo nhiệt độ ở miệng hoặc trực tràng 38 độ C.

Nói về con số 38 độ C, BS Giang cho biết: “Ở t.rẻ e.m khỏe mạnh, không ốm đau, thân nhiệt cao nhất được ghi nhận có thể lên tới 38 độ C. Nhiều nghiên cứu đã cho ra con số này. Con số 38 độ C cũng được Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ và nhiều bệnh viện, tổ chức khác dùng để xác định 1 trẻ bị sốt. Ở Việt Nam, nhiều nơi vẫn cho rằng 37,5 độ C là sốt”.

sot o tre em va nhung cau hoi thuong gap c8173d

BS Đào Trường Giang cho biết con số 38 độ C được Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ và nhiều bệnh viện, tổ chức khác dùng để xác định 1 trẻ bị sốt.

Nguyên nhân gây sốt ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốt ở t.rẻ e.m, tuy nhiên phần lớn sốt là do n.hiễm t.rùng (virus, vi khuẩn…) Một số bệnh thông thường gây sốt là nhóm bệnh viêm đường hô hấp (viêm họng, viêm tai giữa, viêm phế quản …) n.hiễm t.rùng đường tiêu hóa, n.hiễm t.rùng đường tiểu… Sốt cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm như: viêm phổi, sốt xuất huyết, viêm màng não, viêm não, nhiễm khuẩn huyết….

“Mọc răng cũng có thể làm tăng thân nhiệt, nhưng chỉ ở mức độ nhẹ, dưới 38 độ C. Nếu thân nhiệt của trẻ cao hơn 38 độ C thì cha mẹ phải lưu ý và nguyên nhân chắc chắn không phải do mọc răng”, BS Giang cho biết.

Đo nhiệt độ chính xác khi nghi ngờ trẻ sốt

Theo BS Giang, cha mẹ cần lưu ý, khi thấy trẻ có các biểu hiện mệt, ăn kém, ít chơi, quấy khóc, chân, tay trẻ lạnh nhưng trán nóng hay trẻ bị ho, nôn trớ, tiêu chảy… thì cần phải đo nhiệt độ cho trẻ ngay. Việc này nhằm xác định chắc chắn rằng trẻ có sốt hay không để theo dõi và đưa trẻ đi khám đúng lúc.

“Cần phải đo nhiệt độ cho trẻ một cách chính xác để xử trí kịp thời vì có một số trẻ (đặc biệt trẻ có t.iền sử co giật) có thể bị co giật khi nhiệt độ cơ thể mới chỉ 38 độ C. Điều này các bậc cha mẹ cần đặc biệt lưu ý vì đây là tình huống nguy hiểm”, BS Giang khuyến cáo.

Bên cạnh đó, đo nhiệt độ để theo dõi chính xác đáp ứng của trẻ với các thuốc điều trị, bao gồm cả thuốc hạ sốt, từ đó có cách xử lý phù hợp.

Lưu ý các cách đo nhiệt độ

“Ở trẻ nhỏ, đo nhiệt độ ở trực tràng sẽ cho kết quả chính xác nhất. Nhưng nếu trẻ lớn hơn (trên 4 t.uổi, hợp tác tốt) có thể đo ở miệng. Đo ở nách cũng được khuyến cáo để đ.ánh giá nhanh tình trạng của trẻ nhỏ và trẻ lớn nhưng lại không hợp tác để đo ở miệng.

Đo nhiệt độ ở trán, tai dễ dàng hơn nhưng ít chính xác hơn, Có một số tài liệu dạy cách cộng nhiệt độ nếu đo ở nách hay trán nhưng do ngay ở kết quả đo đã ít chính xác nên khi cộng vào lại càng không chính xác, không đáng tin”, BS Giang cho biết.

Hiện có nhiều loại nhiệt kế, trong đó phổ biến nhất là nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế điện tử. Các thế hệ nhiệt kế mới có nhiều loại khác nhau như: đo trán, đo tai, đo nách, dán trán và thậm chí có loại giống núm vú giả để đo nhiệt độ miệng cũng rất tiện lợi.

Với phương pháp đo nhiệt độ trực tràng, cha mẹ đặt trẻ nằm sấp trên gối hoặc trong lòng, bôi một chút dầu bôi trơn vào đầu nhiệt kế (Vaseline), đưa đầu nhiệt kế vào h.ậu m.ôn khoảng 1-1,5cm. Giữ nhiệt kế trong h.ậu m.ôn trẻ 2 phút với nhiệt kế thủy ngân và khoảng 1 phút với nhiệt kế điện tử (hoặc cho tới khi có tiếng bíp).

Phương pháp đo nhiệt độ miệng không nên dùng với trẻ nhỏ, trẻ không hợp tác hoặc trẻ mới ăn uống đồ nóng hoặc lạnh trong vòng 30 phút. Cha mẹ cần làm sạch nhiệt kế, đặt đầu nhiệt kế dưỡi lưỡi của trẻ, nhắc trẻ giữ nhiệt kế trong miệng khoảng 3 phút với nhiệt kế thủy ngân và khoảng 1 phút với nhiệt kế điện tử (hoặc cho tới khi có tiếng bíp). Có thể dùng nhiệt kế kiểu núm vú giả để trẻ nhỏ hợp tác hơn.

Với phương pháp đo nhiệt độ ở nách, cha mẹ cần lau khô nách trẻ và đặt đầu nhiệt kế vào hố nách, giữ nhiệt kế trong hố nách trẻ khoảng 5-7 phút với nhiệt kế thủy ngân và khoảng 1 phút với nhiệt kế điện tử (hoặc cho tới khi có tiếng bíp).

Nếu dùng phương pháp đo nhiệt độ ở tai cần phải lưu ý, nếu trẻ mới ở ngoài trời lạnh, đợi 15 phút trước khi đo để cơ thể trẻ cân bằng lại nhiệt. Không dùng cách này nếu trẻ đang bị viêm tai giữa, viêm ống tai ngoài và các vùng xung quanh.

Ngoài các cách đo nhiệt độ phổ biến trên, còn có thể đo nhiệt độ cho trẻ ở trán, thái dương bằng nhiệt kế điện tử hoặc nhiệt kế dạng miếng dán./.

Theo VOV

Bác sĩ Nhi nói về việc hạ sốt cho trẻ: Chườm khăn ở trán chẳng có tác dụng gì, miếng dán hạ sốt “quốc dân” chỉ có giá trị… giải trí

Hễ thấy trẻ sốt, hầu như bố mẹ nào cũng nghĩ đến việc mua miếng dán hạ sốt hoặc dùng khăn chườm đắp cho con. Trên thực tế miếng dán hạ sốt có tác dụng không?

bac si nhi noi ve viec ha sot cho tre chuom khan o tran chang co tac dung gi mieng dan ha sot quoc dan chi co gia tri giai tri 7755cc

Sốt có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh. Khi trẻ bị sốt, việc trước tiên cha mẹ nghĩ tới sau khi đo nhiệt độ là mua miếng dán hạ sốt dán lên trán hoặc chườm cho trẻ. Liệu việc này có tác dụng giống như mọi người vẫn nghĩ? Bác sĩ Phí Văn Công, khoa Hồi sức cấp cứu Nhi, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn đã lý giải cụ thể về triệu chứng sốt cũng như các cách hạ sốt mà cha mẹ vẫn hay áp dụng trên.

Miếng dán hạ sốt chỉ để “giải trí”

Chia sẻ về triệu chứng sốt ở trẻ nhỏ, bác sĩ Phí Văn Công kể: ” Mình ngồi phòng khám, thi thoảng lại thấy một cháu bé dán miếng dán to bằng cái trán, hỏi đùa, miếng gì to thế, mẹ cháu cười cười chê bác sĩ dốt thế, miếng dán quốc dân mà chả biết“.

bac si nhi noi ve viec ha sot cho tre chuom khan o tran chang co tac dung gi mieng dan ha sot quoc dan chi co gia tri giai tri 696b55

“Ở trán toàn mạch m.áu bé, dán vào thì mát được tí cái trán” (Ảnh minh họa).

Bác sĩ Công lý giải, cơ chế hạ sốt của miếng dán “quốc dân” này y hệt chườm mát, nó là cơ chế truyền nhiệt, từ chỗ nhiệt độ cao sang chỗ nhiệt độ thấp hơn. Thế nên, vị trí dán miếng này cũng phải giống mấy cái khăn xô dùng khi chườm, đó là nách, bẹn và 2 bên cổ. Đó là những vị trí có mạch m.áu lớn, sát da nên nhanh truyền nhiệt.

Ở trán toàn mạch m.áu bé, dán vào thì mát được tí cái trán, còn người thì vẫn nóng ầm ầm. Tôi bảo hạ được sốt là vì bố mẹ đo nhiệt độ ở trán – là cái chỗ được dán miếng “lạnh” vào, hoặc đến lúc cơ thể tự điều chỉnh bằng các hình thức thải nhiệt khác nên tự giảm sốt. Hạ sốt không phải do miếng dán ấy đâu“.

Theo bác sĩ Phí Văn Công, miếng dán hạ sốt chỉ có tính… giải trí vì “lũ trẻ được dán cái này lên thấy cũng cười khành khạch”.

Vì sao chườm mãi trẻ không hạ sốt?

Bác sĩ Công cũng lý giải thêm về việc nhiều trẻ khi bị sốt được bố mẹ dùng khăn chườm mà mãi không hạ: ” Hôm rồi đi khám, bắt gặp một đ.ứa t.rẻ bé tin hin nằm giữa giường, có chậu nước to gấp đôi người cháu bên cạnh và mấy chục miếng khăn, hai bà của bé đang hì hục lau người cho cháu. Đ.ứa t.rẻ thấy bác sĩ đến thì cười khành khạch. Tôi hỏi đùa ‘Bà đang tắm cho cháu à?’. Hai bà nhìn nhau, rồi nhìn tôi ‘Ối bác sĩ ơi, ơn giời bác sĩ đến rồi! Cháu nó sốt cao quá, từ sáng đến giờ tôi chườm mà không đỡ gì. Chưa bao giờ nó sốt cao thế này’. Tôi hỏi cháu sốt bao nhiêu độ vậy bà? Bà nói tôi không đo, sờ người nó nóng ran lên, tôi sợ quá. Tôi thò tay vào chậu nước, nóng phỏng tay, bèn cười khi thấy hai bà nhiệt tình quá. Tôi nói ‘Chườm thế này cháu nó sốt cao lên đấy bà ạ’, 2 bà nhìn nhau ngơ ngác“.

bac si nhi noi ve viec ha sot cho tre chuom khan o tran chang co tac dung gi mieng dan ha sot quoc dan chi co gia tri giai tri 092701

Trẻ bị sốt không rõ nguyên nhân luôn khiến bố mẹ lo lắng (Ảnh minh họa).

Từ câu chuyện trẻ bị sốt trên, bác sĩ Công cho biết, cơ thể con người có 4 cơ chế thải nhiệt chính. Trong đó có cơ chế gọi là truyền nhiệt trực tiếp. Việc chườm là dựa nhiều vào kiểu thải nhiệt này. Nếu mọi người hì hục chườm mà chườm không đúng dẫn đến không hạ sốt được lại mệt người.

Theo bác sĩ Công khi chườm là lấy khăn có nước, đắp lên vị trí có mạch m.áu lớn đi qua, để dòng m.áu đó mang nhiệt độ cao của cơ thể, truyền sang nước có nhiệt độ thấp hơn. Vị trí mạch m.áu lớn là 2 nách, 2 bên cổ, 2 bẹn. Chườm là chườm ở đấy, chứ không phải là đắp khăn lên trán.

Nước chườm hạ sốt hay lau người cần thấp hơn nhiệt độ cơ thể từ 1 đến 2 độ

bac si nhi noi ve viec ha sot cho tre chuom khan o tran chang co tac dung gi mieng dan ha sot quoc dan chi co gia tri giai tri 8f4966

Theo bác sĩ Công, khi trẻ bị sốt, mọi người cứ khuyến chườm đi, chườm đi, mà không ai bảo chườm nước thế nào. Vậy khi trẻ bị sốt, dùng nước nóng, nước ấm, hay nước lạnh để chườm cho trẻ? Theo bác sĩ Công, chườm hạ sốt dựa trên cơ chế: nhiệt độ cơ thể cao hơn thì truyền nhiệt sang cái khăn chườm có nhiệt độ thấp hơn rồi dần dần cái khăn đó nóng lên, mình lại thay khăn khác. Cái này là cơ chế thải nhiệt trực tiếp. Do đó nước chườm phải mát mát chứ không được lạnh cũng như nóng. Tuy nhiên, nước chườm mà lạnh quá thì mạch co lại, tác dụng thải nhiệt lại kém đi. Tương tự, dùng khăn lau người cho trẻ thì nước để nhúng khăn cũng phải mát mát tí để nhiệt độ cơ thể có chỗ thải sang rồi bay đi.

Quan trọng nhất khi chườm hạ sốt hay dùng nước lau người là cần thấp hơn nhiệt độ cơ thể từ 1 đến 2 độ. Nếu chườm nước nóng trẻ sẽ không hạ sốt được.

Theo Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *