Nắm được quy tắc “4 ấm, 1 lạnh”, mẹ chẳng lo con ốm trong suốt mùa đông

Giữ ấm cho bé trong mùa đông lạnh giá là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất của các mẹ. Một chút kiến thức có thể giúp bạn và em bé duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định trong ngày lạnh, đặc biệt là vào ban đêm.

nam duoc quy tac 4 am 1 lanh me chang lo con om trong suot mua dong 7a78b5

Những ngày này thời tiết miền Bắc đang duy trì nền nhiệt độ khá thấp. Ban đêm, trời lạnh sâu, ban ngày có nắng nhưng hanh khô. Trong khi đó, trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 2 t.uổi chưa biết điều chỉnh thân nhiệt phù hợp với nhiệt độ môi trường. Vì vậy, điều rất quan trọng đối với bố mẹ phải biết cách giữ ấm cho bé để duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định trong thời gian mùa đông mà vẫn thấy thoải mái.

Nguyên tắc giữ ấm “4 ấm, 1 lạnh”

Khó khăn của các mẹ là không biết con mình mặc đủ ấm hay chưa, mặc ít thì sợ lạnh, mặc nhiều thì sợ trẻ vận động ra mồ hôi bị thấm ngược trở lại.

Có một nguyên tắc giúp mẹ nhận biết điều này đó là “4 ấm, 1 lạnh”. Khi mặc quần áo cho con, mẹ chú ý đảm bảo 4 điểm trên cơ thể con luôn cần giữ ấm, đó là: bàn tay, bàn chân, ngực và lưng. Còn lại, phần đầu đảm bảo để đầu trẻ được thoáng mát.

Cụ thể như sau:

“4 ấm” bao gồm:

1. Bàn tay ấm: Giữ bàn tay con ấm, không bị lạnh, không đổ bồ hôi.

2. Lưng ấm: Cũng như bàn tay, lưng trẻ cần được giữ ấm vừa phải vì nếu đổ mồ hơi ở lưng và không được lau kịp thời, mồ hôi sẽ thấm ngược vào trong cơ thể trẻ, dẫn đến nhiễm lạnh. Nếu bố mẹ thấy cổ và lưng của trẻ lạnh, điều đó có nghĩa là con cần được mặc thêm quần áo.

3. Bụng ấm: Bụng được giữ ấm sẽ giúp bảo vệ dạ dày của trẻ. Nếu bụng lạnh, dạ dày lạnh sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của con.

nam duoc quy tac 4 am 1 lanh me chang lo con om trong suot mua dong 7ad0b8

4. Bàn chân ấm: Bàn chân là một trong những bộ phận nhạy cảm nhất trong cơ thể bé bởi vì dưới bàn chân có rất nhiều mạch và huyệt. Nếu bàn chân không được giữ ấm, trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh về đường hô hấp. Vì vậy, người chăm sóc trẻ cần lưu ý giữ ấm đôi bàn chân của trẻ trong những ngày rét kỉ lục này, đi tất cho bé dù ở trong nhà, đi thêm giày khi ra ngoài.

“1 lạnh”: Không vì trời lạnh mà bố mẹ trùm kín đầu trẻ bằng mũ suốt cả ngày. Theo các chuyên gia, khi ở trong nhà, để đầu trẻ thông thoáng, thoải mái, không cần đội mũ. Chỉ khi đi ra ngoài, trẻ mới cần đội mũ để giữ ấm.

Lưu ý khi giữ ấm cho trẻ trong ngày lạnh

– Mặc quần áo theo lớp: Một số mẹ thấy trời lạnh thường mặc áo len, áo khoác dày cho trẻ nhưng đây không phải cách mặc đồ lý tưởng cho trẻ. Cách tốt nhất là mặc đồ theo lớp để dễ dàng điều chỉnh quần áo phù hợp với nhiệt độ cơ thể trẻ. Đảm bảo không mặc quá 4 lớp áo, nếu không trẻ sẽ cảm thấy khó cử động và bí bách, thậm chí ra mồ hôi.

Lớp quần áo trong cùng nên cho trẻ mặc các loại áo quần phông, cotton ôm khít cơ thể, tiếp theo là áo len, áo khoác, khi đi ra ngoài trẻ cần thêm mũ và găng tay. Khi đi ngủ, trẻ cần đắp thêm chăn hoặc dùng túi ngủ.

nam duoc quy tac 4 am 1 lanh me chang lo con om trong suot mua dong 0ff146

Chọn loại túi ngủ có độ ấm phù hợp với nhiệt độ thời tiết.

– Mặc quần áo từ từ: Khi thời tiết chuyển lạnh, không nên ngay lập tức cho em bé mặc quần áo quá dày đột ngột. Mẹ nên để bé mặc nhiều đồ dần dần và từ từ tăng thêm số lượng. Việc này sẽ giúp trẻ cải thiện khả năng chịu lạnh, giảm tỷ lệ mắc bệnh cảm lạnh ở trẻ sơ sinh.

– Không ủ hay quấn trẻ quá mức: Việc quấn bé quá nhiều lớp có thể cản trở quá trình hô hấp của trẻ. Tránh sử dụng những chiếc khăn dài quanh cổ hoặc mặt của em bé; thay vào đó, che chắn trẻ khỏi những cơn gió nhẹ với sự trợ giúp của xe đẩy hoặc đưa trẻ vào nơi kín gió.

– Những thứ cần tránh: chăn dày và nặng; nệm mềm và nhẹ; chăn điện hay đệm điện, máy sưởi… Đây là những đồ vật có thể khiến trẻ đối mặt nguy cơ nghẹt thở, bỏng hay mắc kẹt.

Theo Helino

Ngâm chân mùa đông rất tốt nhưng vẫn đại kỵ với một số người

Ngâm chân đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng với một số người mắc bệnh dưới đây cần lưu ý và nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bàn chân là nơi tiếp xúc trực tiếp với mặt đất hằng ngày, thông qua da bàn chân thì các độc tố và vi khuẩn có thể tấn công cơ thể. Nó còn được ví như “trái tim thứ hai” của con người, nên việc giữ ấm và chăm sóc bàn chân đúng cách cũng là một điều đáng quan tâm.

ngam chan mua dong rat tot nhung van dai ky voi mot so nguoi b566ba

Ngâm chân rất tốt cho sức khỏe nhưng một số người cần tránh.

Trong y học cổ truyền, phương pháp ngâm chân nước nóng là một liệu pháp trị bệnh thông dụng. Ngâm chân sẽ giúp chúng ta có ba lợi ích sau: Cải thiện lưu thông m.áu; giảm bớt việc đau đầu; giúp giấc ngủ sâu hơn.

Nhưng vấn đề ở đây, không phải đối tượng nào cũng được phép ngâm và cách thức ngâm ra sao để có được hiệu quả nhất.

Viêm khớp dạng thấp

Đầu tiên nghiêm cấm với những người bị viêm khớp dạng thấp, xơ cứng tắc nghẽn động mạch. Những bệnh này thường mắc và xuất hiện ở người già, cho nên những ai mắc bệnh này hãy cân nhắc liệu pháp ngâm chân

Người bị suy giãn tĩnh mạch

Người bị giãn tĩnh hoặc bị suy tĩnh mạch thì việc ngâm chân cũng nên hạn chế. Nếu thực sự đã có thói quen này rồi, chuyên gia khuyên rằng, nên sử dụng các phòng tắm hơi, dùng nước nóng để chườm, nếu ngâm chân thì hãy sử dụng nước ấm với nhiệt độ không nên vượt quá 40.

Người bị bệnh gút

Người mắc bệnh gút khi ngâm chân sẽ rất dễ bị xung huyết, ứ m.áu nên chỉ làm bệnh thêm trầm trọng mà không thuyên giảm được chút nào.

Bệnh nhân tiểu đường

Nguyên do chính bởi nhóm người mắc tiểu đường có lớp da chân khá mỏng, nên dây thần kinh và bàn chân không còn nhạy cảm với nhiệt độ nữa. Do đó, họ rất khó cảm nhận được chính xác nhiệt độ của nước, mất đi cảm giác khi phân biệt nóng lạnh nên dễ bị bỏng da.

Người có huyết áp thấp

Tác dụng của ngâm chân là giúp thúc đẩy lưu thông m.áu, giãn mạch m.áu và làm hạ huyết áp. Bệnh nhân khi ngâm chân vô tình lại làm cho huyết áp xuống thấp hơn nữa, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Trẻ nhỏ

Đối với các em, đang t.uổi phát triển, nếu ngâm chân nước nóng sẽ làm cho dây chằng chân trở nên lỏng lẻo, không có lợi cho việc hình thành và duy trì sự phát triển của chân, thậm chí nặng hơn nữa nó sẽ làm cho cột sống biến dạng. Nghiêm trọng thì sẽ ảnh hưởng đến, não, tim, phát triển bụng.

Cách ngâm chân hiệu quả

Nhiệt độ của nước ngâm chân: 42

Nhiều người có thói quen ngâm chân từ khi nước còn nóng tới lúc nguội lạnh, thậm chí nhiều lần thêm nước nóng để ngâm cho được lâu, thực ra đây là cách làm sai lầm. Nhiệt độ của nước ngâm chân chỉ nên ở 42 độ C.
Khi ngâm chân, nước phải ngập qua mắt cá chân, thi thoảng cử động chân trong quá trình ngâm.

Thời gian ngâm chân lý tưởng nhất: 9 giờ tối

Đây là thời điểm thận khí yếu nhất trong ngày. Ngâm chân vào giờ này sẽ giúp tăng thân nhiệt, huyết quản sẽ nở ra, có lợi cho việc lưu thông khí huyết, tăng tuần hoàn m.áu.

Hơn nữa, thận và các cơ quan nội tạng trải qua một ngày dài làm việc. Thông qua ngâm chân là để thư giãn và điều chỉnh lại, giúp thận được nghỉ ngơi.

Lưu ý không ngâm chân sau khi ăn no hoặc khi đói bụng, cũng không nên vừa ăn vừa ngâm chân. Sau ăn 30 phút cũng không nên ngâm chân, vì sẽ ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa.

Các thành phần có thể cho vào nước ngâm chân

– Muối: Thêm hai thìa muối vào nước ngâm chân, giúp diệt khuẩn, chống viêm, nhuận tràng.

– Gừng: Thêm mấy lát gừng già vào nước ngâm chân, có tác dụng đ.ánh tan khí lạnh trong cơ thể.

– Rượu: Thêm một chút rượu trắng giúp thúc đẩy tuần hoàn m.áu.

– Chanh: Thêm mấy lát chanh vào nước ngâm chân giúp lưu thông khí, tinh thần tỉnh táo, phòng cảm cúm.

– Giấm: Thêm 3 thìa giấm vào nước ngâm chân giúp làm đẹp da.

Thời gian ngâm chân

Thời gian ngâm chân tối đa 30~45 phút, ngâm hàng ngày hoặc cách ngày. Nhưng với người già thì nên ngâm thời gian ngắn hơn. Nếu ngâm lâu dễ ra nhiều mồ hôi gây loạn nhịp tim, chỉ nên ngâm chân khoảng 20 phút trước khi đi ngủ.

Massage sau khi ngâm chân tác dụng sẽ tốt hơn

Sau khi ngâm chân xong, bạn có thể massage lòng bàn chân theo các cách sau sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn:

– Bạn có thể massage ở huyệt Dũng Tuyền, bấm mạnh 36 cái, vừa ấn vừa đẩy lên phía ngón chân cho đến khi chân nóng lên.

Tác dụng: Rất tốt cho những người thận yếu, thận khí hư nhược.

– Bạn cũng có thể massage điểm giữa vùng gót chân, ứng với khu vực phản ánh giấc ngủ. Dùng hai ngón tai cái ấn mạnh vào vị trí này 36 lần, cần ấn mạnh cho tới khi có cảm giác đau mới có tác dụng.

Sau đó tiếp tục xoa vào vùng này từ 3~5 phút cho tới khi thấy nóng lên.

Tác dụng: Giảm triệu chứng hoa mắt chóng mặt, cải thiện chứng mất ngủ.

– Bạn cũng có thể gập 2 ngón tay trỏ, cạo mạnh vào vùng phía dưới hai bên mắt cá chân 36 lần cho tới khi cảm thấy đau.

Tác dụng: Tốt cho những người mắc bệnh tuyến t.iền liệt.

Hạo Nhiên

Theo Đời sống Plus/GĐVN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *