HÀ NỘI – Cuộc chiến chống Pháp căng thẳng, 90% quân số đều bị sốt rét, y tá Bùi Huy Hùng phải cân não lựa chọn người có thể tiếp tục.
Đây là nhiệm vụ đầu tiên của bác sĩ Hùng năm 1947, sau khi hoàn thành lớp y tá ba tháng do quân y trung đoàn đào tạo. Trước đó, chàng thanh niên 19 t.uổi từng xung phong ra trận nhưng lại được điều đi học cứu thương 15 ngày vì gầy yếu quá, “vác khẩu s.úng cũng lặc lè”.
Bác sĩ Hùng kể, ngày ấy toàn khu trú quân của tiểu đoàn được bố trí ở trong nhà dân, cứ như một bệnh xá lớn. Những người bị nặng, sốt rét cấp tính được chuyển về hậu phương. Bệnh nhân đông, thuốc tiêm chữa sốt rét không kịp đóng vào từng ống nhỏ mà cấp phát bằng cả chai 650 ml để tiêm đại trà.
Tuy nhiên, tất cả chiến sĩ vẫn xung phong ra trận chiến đấu.
Nhận được lệnh chọn người khỏe đi truy kích địch, Hùng lo lắng vì không biết bắt đầu từ đâu khi vừa thiếu thiết bị y tế lại chưa tự tin về trình độ chuyên môn. Thời gian không cho phép, ông đến bệnh xá tiểu đoàn chọn người bằng cách áp dụng công thức kiểm tra mạch đ.ập của từng người, cụ thể nếu sốt tăng lên một độ thì mạch tim mỗi phút tăng lên 15 nhịp.
Ông đến lần lượt từng người, dùng đồng hồ để đếm mạch nửa phút rồi nhân đôi lên. Chiến sĩ nào mỗi phút trên 90 mạch thì ở lại điều trị, dưới 90 mạch thì chọn đi truy kích. Sau hai giờ, Hùng chọn được 57 chiến sĩ tham gia.
Trong quá trình chiến đấu, toàn bộ lực lượng không có ai bị ốm dọc đường. Tiểu đoàn Bình Ca là đơn vị lập chiến công đầu tiên trên Sông Lô và là đơn vị truy kích cuối cùng kết thúc chiến dịch Thu Đông năm 1947.
Hiện tại, bác sĩ quân y Bùi Huy Hùng đã 92 t.uổi, đang sống cùng vợ là bà Bùi Thị Lợi 83 t.uổi, trong căn nhà nhỏ cuối khu phố 5A, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. T.uổi cao, bác sĩ Hùng vẫn minh mẫn kể lại những ngày đấu trí với bệnh sốt rét năm đó, giọng hào sảng.
Ông Hùng và vợ đều học ngành y. Hai vợ chồng tham gia buổi họp chia sẻ bí quyết chăm sóc sức khỏe cho mọi người. Ảnh: Thùy An
Ông nhớ, suốt thời gian kháng chiến, trong tay chỉ có 10 loại thuốc. Một nửa số thuốc để bôi ngoài, còn lại là thuốc sốt rét, tiêu chảy, ho, luôn bị thiếu nên phải vào rừng tìm thêm thuốc. Ông đến nơi bộ đội đóng quân để t.iền trạm, đ.ánh giá môi trường, kiểm tra xem dân ăn gì, lấy nước sông hay đào giếng, tại sao họ đào giếng, người dân có mắc bệnh gì hay không để đảm bảo an toàn cho chiến sĩ.
Kháng chiến chống Mỹ, Hùng được gọi về trường đại học quân y theo hệ chuyên tu rồi ở lại trường làm trợ giáo, khoa dịch tễ học trường Đại học Quân Y.
Năm 1968, bác sĩ Hùng chuyển về khoa Vệ sinh Quân đội và là người đầu tiên xây dựng chương trình thực hành môn Vi khí hậu của khoa. Ban đầu, ông đến nhà khí tượng Trung ương tìm hiểu, xin tài liệu, mua dụng cụ máy móc và dành 6 tháng để thực hành, nắm chắc kỹ thuật, quan trắc rồi viết giáo trình và thiết kế các bài thực hành.
Trong các nghiên cứu khoa học, ông thực hiện nhiều đề tài phục vụ bộ đội. Hai sản phẩm tiêu biểu là bộ dụng cụ lọc nước sinh hoạt trong điều kiện dã ngoại và bộ ô chống nắng nóng cho phi công trực chiến trên sân bay. Cả hai đều được các đơn vị áp dụng và đ.ánh giá cao về hiệu quả và tính thực tiễn.
Năm 1957, ông Hùng và vợ kết hôn. Hai vợ chồng có ba con trai đều học đại học và đi nghĩa vụ quân sự. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Năm 1983, đại úy Hùng về hưu và tiếp tục tham gia các hoạt động tại khu dân cư. Hàng tháng, ông được chi bộ bố trí từ 5 đến 10 phút trong cuộc họp để chia sẻ bí quyết chăm sóc sức khỏe. Các bài báo được ông tìm tòi trên sách, báo, đài hoặc kinh nghiệm của mình rồi in ra và biếu cho mỗi người một bản. Ngoài ra, bác sĩ còn đến tận nhà để tư vấn sức khỏe khi có người cần giúp đỡ.
Ông Trần Văn Thi, 66 t.uổi, tổ trưởng dân phố cho biết, “ông Hùng là bác sĩ, còn vợ là y tá nên tôi rất tin tưởng giao trách nhiệm này. Hôm nào, chúng tôi cũng háo hức chờ đến buổi họp rồi nghe và biết thêm những bí quyết mới. Bất kể thời tiết nắng mưa, hai ông bà đều đến sớm và đúng giờ”.
T.uổi già, bác sĩ Hùng còn duy trì tập luyện và khám sức khỏe định kỳ. Ông dậy từ 5h30 sáng để tập thể dục tại giường. Bài tập đơn giản như tập lắc cổ, gật lên, xuống hay quay trái, quay phải, xoa bóp nhẹ nhàng rồi ngồi máy mát xa để mạch m.áu lưu thông. Ông nói, tập trên giường không bị hạn chế bởi thời tiết lại tạo được thói quen “cứ ngủ dậy là tập”. Thời gian rảnh, ông nằm trên ghế sofa nghe nhạc, uống trà, đọc báo như cách để an hưởng t.uổi già.
Ông Hùng đọc sách, báo và nghe đài mỗi ngày để cập nhật kiến thức mới rồi phổ biến cho mọi người. Ảnh: Thùy An
Từ khi hòa bình lập lại, ông vẫn luôn mong muốn được gặp lại những đồng đội của mình, cùng ôn lại những kỷ niệm trên chiến trường xưa. Đến nay, t.uổi cao, đôi mắt mờ, đôi tai không còn nghe rõ nhưng chưa bao giờ ông Hùng quên cái duyên đến với nghề y. Đặc biệt, bài toán chẩn mạch hơn 70 trước vẫn là điều khiến bác sĩ Hùng tự hào và trân quý nhất dù đã chinh qua nhiều cuộc chiến, phát minh nhiều sáng kiến khoa học.
“Dẫu ngày mai bão tố có ập đến, tôi cũng mãn nguyện bởi cuộc đời đã ưu ái mình quá nhiều. Ước muốn bây giờ của tôi là mọi người hãy sống trân trọng và chăm sóc bản thân thật tốt để có thể sống vui, khỏe, có ích hơn mỗi ngày”, người cựu bác sĩ quân y trải lòng.
Thùy An
Theo VNE
Việt Nam tiến tới loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện nay bệnh sốt rét còn lưu hành ở 91 quốc gia và vùng lãnh thổ với trên 3 tỷ người sống trong vùng sốt rét lưu hành.
Ở Việt Nam, có khoảng 12 triệu người sống trong vùng sốt rét lưu hành. Người mắc bệnh sốt rét chủ yếu là người nghèo, người dân tộc sống ở các vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.
Ảnh minh họa
Để kéo giảm tỷ lệ mắc và t.ử v.ong do sốt rét, Chương trình Quốc gia phòng chống sốt rét của Việt Nam đã thực hiện nhiều chiến lược phù hợp. Kết quả là từ hơn 1 triệu trường hợp mắc sốt rét, 4.646 trường hợp t.ử v.ong do sốt rét năm 1991, đến năm 2018 chỉ còn 6.870 trường hợp mắc và chỉ có 1 trường hợp t.ử v.ong do sốt rét. Nhiều tỉnh, thành phố đã không còn lan truyền bệnh sốt rét… Trong năm 2019, Việt Nam tiếp tục công nhận loại trừ sốt rét tại 25 tỉnh bao gồm 16 tỉnh miền Bắc, 1 tỉnh miền Trung và 8 tỉnh miền Nam.
Theo PGS.TS Trần Thanh Dương – Viện trưởng Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng trung ương, hoạt động phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét còn nhiều khó khăn, thách thức. Bệnh sốt rét có nguy cơ bùng phát gia tăng số mắc, số c.hết, gây dịch do ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc điều trị có nguy cơ lan rộng; muỗi truyền bệnh sốt rét lưu hành ở nhiều nơi và đã kháng một số hóa chất diệt muỗi làm giảm hiệu quả của các biện pháp phòng bệnh sốt rét; gia tăng biến động di dân khó kiểm soát giữa các địa phương từ vùng không còn sốt rét vào vùng sốt rét lưu hành…
Hiện nay, Việt Nam đang tiến tới loại trừ bệnh sốt rét ở từng tỉnh theo lộ trình đã được Bộ Y tế phê duyệt. Do vậy, cần nâng cao hơn nữa ý thức phòng bệnh của người dân.
Cùng với việc tăng cường giám sát, phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời cho bệnh nhân sốt rét; các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức về các biện pháp phòng, chống sốt rét, đặc biệt đối với các đối tượng thường xuyên đi rừng, ngủ rẫy. Tổ chức điều tra ca bệnh đúng quy định, khoanh vùng các điểm có ký sinh trùng sốt rét để xử lý triệt để nguồn bệnh; cung ứng đủ thuốc sốt rét về số lượng và chủng loại, hóa chất xét nghiệm cho các cơ sở y tế.
Đức Trân
Theo daidoanket