Làm việc nhiều, căng thẳng quá mức, uống không đủ nước hoặc do tác dụng phụ của thuốc… là những nguyên nhân khiến bạn luôn cảm thấy thèm ăn.
Bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường hay tiểu đường type 2 là căn bệnh khiến cho bạn luôn cảm thấy đói. Tình trạng này xảy ra khi lượng glucose bị giữ lại trong m.áu thay vì được vận chuyển đi các tế bào khiến bạn bị đói hơn bình thường.
Làm việc nhiều: Làm việc nhiều hay tập luyện cường độ cao sẽ khiến bạn tốn nhiều năng lượng. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn thường xuyên bị đói.
Đang dùng thuốc: Thèm ăn cũng là tác dụng phụ của một số loại thuốc có chứa các thành phần như: cortisol. Insulin, clozapine và olanzapine… Những thành phần này thường được tìm thấy trong các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường, chống trầm cảm. Tuy nhiên, sẽ là vấn đề nếu tình trạng thèm ăn trở nên trầm trọng. Lúc đó, bạn nên đi gặp bác sĩ sớm để nhận được tư vấn.
Căng thẳng: Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, lo lắng, căng thẳng kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị thèm ăn. Theo các chuyên gia, khi căng thẳng, cơ thể bạn sẽ gia tăng lượng hormone cortisol kích thích sự thèm ăn. Do vậy, căng thẳng cũng là lý do khiến nhiều người bị béo phì.
Cường giáp: Bệnh cường giáp là sự trục trặc của tuyến giáp khiến cho cơ quan này mất kiểm soát và gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất thông qua biến động của các hormone. Những hormone này khi được giải phóng sẽ lẫn m.áu làm ảnh hưởng tới sức khỏe và tăng cảm giác đói khiến bạn ăn nhiều hơn bình thường.
Mất ngủ: Ghrelin là một loại hormone khống chế cảm giác thèm ăn ở con người. Tuy nhiên thiếu ngủ hoặc ngủ ít hơn 8 giờ mỗi ngày sẽ làm mất cân bằng lượng hormone ghrelin từ đó khiến bạn luôn thèm ăn.
Mang thai: Phụ nữ khi mang thai sẽ thường thèm ăn hơn bình thường. Điều này rất dễ lý giải bởi thai nhi trong bụng rất cần bổ sung các chất dinh dưỡng. Do vậy, những bà bầu thường cảm thấy đói và cần ăn hơn những người phụ nữ khác.
Uống nhiều rượu: Các nhà khoa học chứng minh, uống rượu ảnh hưởng rất lớn đến cảm giác thèm ăn. Bởi khi uống rượu, cơ thể sẽ giảm đi lượng leptip, một loại hormone chịu trách nhiệm báo hiệu cảm giác no. Do đó, uống quá nhiều rượu cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh béo phì.
Không uống đủ nước: Nước rất tốt cho sức khỏe, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, bảo vệ bộ não, tim và cải thiện làn da. Ngoài ra, nước cũng giúp bạn giảm cảm giác đói. Một số nghiên cứu có chứng minh rằng, uống nước trước khi ăn sẽ giúp bạn ăn ít, tiêu hóa tốt và lâu đói hơn.
Nguồn: Brightside/VTC
Ðau vú bất thường có đáng ngại?
Tôi đã mãn kinh 2 năm nay nhưng thỉnh thoảng vẫn cảm thấy ngực tức tức và đau (ngực tôi không có u cục bất thường)…, kiểu đau gần giống như khi trước đây tôi hay đau vào giữa chu kỳ k.inh n.guyệt. Xin hỏi như vậy có phải là triệu chứng đáng ngại không?
Hoàng Thị Mai (Nam Định)
Ảnh minh họa
Đau vú là một chứng rất thường gặp ở phụ nữ mọi độ t.uổi. Những phụ nữ có k.inh n.guyệt thường mắc phải đau vú theo chu kỳ, còn những phụ nữ đã tới t.uổi mãn kinh có thể mắc phải đau vú không theo chu kỳ.
Đau vú có thể do nhiều nguyên nhân như do sự thay đổi hormon, do u nang vú, chấn thương vú hoặc phẫu thuật ngực, do mất cân bằng axit béo trong các tế bào có thể ảnh hưởng đến sự nhạy cảm của các mô vú, do sử dụng thuốc nhất là các loại thuốc nội tiết tố, thuốc chống trầm cảm, do kích thước vú lớn…
Theo miêu tả của chị, các cơn đau không theo chu kỳ và không đau quá nhiều, vậy cũng không cần lo lắng quá. Cần xem xét lại các thuốc hay thực phẩm chức năng nếu chị có sử dụng. Một số thuốc bổ sung hay thực phẩm chức năng có thể là yếu tố dẫn tới đau ngực ở phụ nữ mãn kinh, đặc biết nếu uống nhiều loại mà không kiểm soát tốt các dược chất và hàm lượng trong đó.
Ngoài ra, chị nên đi khám nếu có các dấu hiệu sau: Có một khối u nhô lên ở vú, núm vú bị chảy dịch, bầu vú hoặc núm vú xuất hiện một chỗ lõm xuống bất thường, bị nôn ói, mệt, sốt, bị đau ngực kéo dài.
BS. Nguyễn Thị Lý
Theo SK&ĐS