Chín mé hay tái phát do đâu?

Mấy hôm nay ở đầu ngón tay xuất hiện một chỗ sưng phồng, tấy đỏ, ngứa, sau đó đau nhức, khó chịu, khó cử động. Có người bảo em bị chín mé, bệnh rất hay tái phát. Vậy xin hỏi có nguy hiểm không, nguyên nhân do đâu, xin bác sĩ tư vấn.

chin me hay tai phat do dau e64c99

Ảnh minh họa

Nguyễn Minh Hằng (minhhang12@gmail.com)

Chín mé là tình trạng n.hiễm t.rùng tạo mủ hoặc áp- xe ở đầu múp các ngón tay, ngón chân. Nguyên nhân thường gặp là tụ cầu khuẩn vàng (S.aureus), Herpes. Đây là một bệnh ngoài da thường gặp, nếu không biết cách chữa trị, giữ vệ sinh thì bệnh sẽ diễn biến dai dẳng, dễ tái phát.

Biểu hiện của bệnh thường gặp ở đầu ngón tay, chân xuất hiện một chỗ sưng phồng, tấy đỏ, ngứa, sau đó đau nhức, khó chịu, có khi cứng ngón, khó cử động. Sau 4-7 ngay, tổn thương lan rộng ra chung quanh cả ngón, bệnh nhân có cảm giác nhức nhối, căng tức, đau giật theo nhịp mạch đ.ập, có thể sốt nhẹ. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, chín mé có thể gây những biến chứng như viêm xương, nhiễm khuẩn huyết…

Tuy nhiên, cần phân biệt chín mé với một số bệnh da liễu xảy ra ở đầu ngón như: tổ đỉa (thường gây ngứa, ít đau, sưng nhẹ); viêm cấp quanh móng. Để phòng bệnh tái phát cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau: rửa tay, chân sạch sẽ hàng ngày. Tránh ngâm tay, chân trong nước quá lâu. Không đi chân đất, tránh để cát bụi dính vào các kẽ ngón chân. Hạn chế mang giày cao gót, giày bít ngón, không đi giày, dép quá chật. Khi cắt móng cần lưu ý không cắt quá sát vào da hoặc lấy khóe sâu ở hai bên cạnh của ngón chân, ngón tay. Tránh chấn thương hay trầy xước đầu ngón, khi bị trầy xước da cần bôi thuốc sát trùng và giữ sạch.

BS. Thục Đoan

Theo suckhoedoisong

Chuyên gia tai mũi họng chỉ những lưu ý phải nhớ khi cắt amidan

Viêm amidan là một trong những bệnh lý tai mũi họng phổ biến, đặc biệt là ở thời điểm giao mùa.

Theo PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An – Nguyên trưởng khoa Tai Mũi Họng t.rẻ e.m – Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương, Giám đốc Bệnh viện An Việt, viêm amidan là một trong những bệnh lý phổ biến nhất về tai mũi họng. Bệnh có thể do virus, vi khuẩn hay những yếu tố khác như môi trường sống ô nhiễm, sức đề kháng cơ thể… gây ra.

chuyen gia tai mui hong chi nhung luu y phai nho khi cat amidan 0bab8b

Viêm amidan phổ biến khi giao mùa (Ảnh minh họa)

Viêm amidan mãn tính nếu không được chuẩn đoán và điều trị tích cực sẽ tái phát nhiều lần, làm ảnh hưỡng đến sức khỏe và khả năng lao động, học tập của người bệnh.

Bệnh cũng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Biến chứng gần: viêm thanh khí phế quản, viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm tấy hạch dưới hàm, viêm tấy, áp-xe thành bên họng.

Biến chứng xa: viêm thận, viêm khớp, viêm tim, nhiễm khuẩn huyết. Biến chứng toàn thân: hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ nhỏ; amidan quá lớn gây khó nuốt, khó thở, khó phát âm.

Nếu bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, tùy từng trường hợp bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân thực hiện phẫu thuật cắt amidan. Với sự tiến bộ của y học, hiện giờ có nhiều phương pháp phẫu thuật cắt amidan an toàn, nhanh chóng và không tốn thời gian.

Hiện có phương pháp phẫu thuật cắt amidan bằng Plasma được các chuyên gia y tế đ.ánh giá cao do mang tính đột phá và hiệu quả triệt.

Để nhanh hồi phục sức khoẻ sau khi cắt amidan, PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An lưu ý những người bệnh cắt amidan cần có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, không nên nói chuyện ngay, vì nói chuyện sẽ khiến cho vết thương bị ảnh hưởng từ ngày thứ 2 trở đi bệnh nhân có thể bắt đầu tập nói dần.

– Vệ sinh sạch sẽ miệng để tránh gây nên bệnh viêm họng sau khi cắt viêm amidan vì vi khuẩn có thể tấn công gây n.hiễm t.rùng vùng họng bất kỳ lúc nào.

– Ăn những thức ăn mềm như (khoai tây luộc, khoai lang, cà rốt luộc), cháo, súp, bún, phở, không ăn thức ăn quá cay, nóng, lạnh hay thức ăn nhiều dầu mỡ, nước chứa cồn, ga, chất gây nghiện như cà phê.

– Nước lọc, sữa tươi, sữa chua, nước ép trái cây rất tốt cho người vừa phẫu thuật amidan.

Tuy nhiên, PGS Hoài An lưu ý cắt amidan cần được thực hiện tại các địa chỉ y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ lành nghề, trang thiết bị hiện đại.

Theo giadinhvietnam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *