Phát hiện 1 mẫu đất có khuẩn Whitmore tại gia đình có 3 trẻ t.ử v.ong

Mẫu đất nhiễm khuẩn Whitmore được lấy ở độ sâu dưới 90cm trong khu vực sinh hoạt của gia đình ở thôn Đô Lương, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Chuyên gia nhận định nguy cơ lây nhiễm là rất khó.

Liên quan đến vụ 3 trẻ trong cùng một gia đình t.ử v.ong trong thời gian ngắn, trong đó 2 trẻ dương tính với khuẩn gây bệnh Whitmore, Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hà Nội đã phối hợp các chuyên gia của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương lấy mẫu đất, nước tại các khu vực có nguy cơ cao của hộ gia đình. Vi khuẩn này sống sâu dưới lòng đất nên các chuyên gia phải lấy mẫu ở độ sâu ít nhất 30-90cm.

Kết quả phát hiện có một mẫu có vi khuẩn gây bệnh Whitmore. Đây là mẫu đất được lấy ở độ sâu dưới 90cm nằm trong khu vực sinh hoạt của gia đình.

phat hien 1 mau dat co khuan whitmore tai gia dinh co 3 tre tu vong c1b36d

Vi khuẩn Whitmore sống sâu dưới lòng đất.

Theo TS.BS Ngũ Duy Nghĩa, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, nguy cơ lây nhiễm là rất khó. Ngoài ra cũng chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh bệnh Whitmore lây từ người sang người.

Bệnh không gây thành dịch mà xảy ra tản phát ở từng cá thể, đặc biệt nhóm người có vết xước, tổn thương trên da tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc nước bị ô nhiễm có vi khuẩn Whirmore mà không sử dụng các biện pháp phòng hộ như đi ủng cao su, găng tay chống nước, quần áo dài khi lao động…

Trước đó, đầu tháng 4 một gia đình tại thôn Đô Lương, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội có một b.é g.ái 7 t.uổi t.ử v.ong với chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết hoại tử đường ruột chỉ sau 3 ngày có biểu hiện sốt. Sau đó trong vòng chưa đầy một tháng (từ ngày 27/10 đến ngày 16/11), cũng tại hộ gia đình này có liên tiếp hai con trai t.ử v.ong cũng với biểu hiện ban đầu là sốt.

Hai trường hợp sau được lấy mẫu xét nghiệm và cho kết quả dương tính với khuẩn Burkholderia pseudomallei gây bệnh Whitmore.

phat hien 1 mau dat co khuan whitmore tai gia dinh co 3 tre tu vong 9672dc

Whitmore là một bệnh nguy hiểm có tỉ lệ t.ử v.ong cao. Bệnh không thành dịch, khó lây từ người sang người.

Theo Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế con người có thể mắc bệnh Whitmore khi tiếp xúc trực tiếp với đất và nước bề mặt bị nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei. Người và động vật có thể nhiễm khuẩn mắc phải do hít phải hạt nước hoặc bụi có nhiễm vi khuẩn, uống nguồn nước nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc trực tiếp với đất nhiễm khuẩn, đặc biệt là qua xây xước nhỏ ngoài da.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh đa dạng bao gồm sốt, với các kiểu như sốt cơn hoặc sốt kèm theo lạnh run, sốt kéo dài, suy hô hấp, loét da, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, áp xe ở gan, lách, n.hiễm t.rùng huyết, suy đa phủ tạng.

Để chủ động phòng bệnh Whitmore, người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

– Hạn chế tiếp xúc với đất hoặc nước bùn, đặc biệt là những nơi bị ô nhiễm nặng.

– Sử dụng giày, dép và găng tay đối với những người thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao.

– Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.

– Những người có bệnh mạn tính như tiểu đường, suy giảm miễn dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

– Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện, xét nghiệm xác định nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei và điều trị kịp thời.

Hà An

Theo Dân trí

Sắp diễn ra Hội thảo Khoa học bệnh Whitmore toàn cầu lần thứ 9

Từ ngày 16-18/10/2019, tại Hà Nội, Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Viện Vệ sinh, Vi sinh và Môi trường Y học – Đại học Y khoa Graz – Áo đăng cai tổ chức Hội thảo Khoa học bệnh Whitmore toàn cầu lần thứ 9.

sap dien ra hoi thao khoa hoc benh whitmore toan cau lan thu 9 5bd16a

Bệnh nhân bị Whitmore ăn cánh mũi

Hội thảo lần này bao gồm 65 bài báo cáo trình bày tại 11 phiên họp và 103 bài báo cáo poster thông tin về bệnh Whitmore của hơn 100 nhà khoa học đến từ 26 quốc gia. Đây cũng là Hội thảo Khoa học lớn nhất toàn cầu về các nghiên cứu bệnh Whitmore, được tổ chức thường kỳ 3 năm 1 lần, thu hút các nhà khoa học đầu ngành ở các nước trên thế giới tham dự và trình bày các kết quả nghiên cứu tiêu biểu và nổi bật nhất về bệnh Whitmore trong vòng 3 năm qua.

Whitmore (hay còn gọi là bệnh melioidosis) là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do loài vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Whitmore có bệnh cảnh lâm sàng rất đa dạng, tiến triển nhanh và có thể gây t.ử v.ong nhanh với tỷ lệ t.ử v.ong cao nếu bệnh nhân không được chẩn đoán đúng và điều trị kháng sinh phù hợp. Whitmore có dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng đa dạng, khó phát hiện nên thường bị chuẩn đoán nhầm thành lao phổi, ung thư phổi, ung thư gan,… Thời gian qua, Whitmore được lan truyền nhanh chóng trên các phườn tiện truyền thông với những thông tin sai sự thật, vô căn cứ, thiếu tính khoa học, gây hoang mang dư luận và tạo tâm lý lo lắng cho người dân.

Tuấn Anh

Theo infonet

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *