Thị trường Tết luôn là cơ hội cho hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tung hoành đ.ánh lừa người tiêu dùng, nhất là các thực phẩm nhiều màu sắc.
Tác hại khi sử dụng thực phẩm nhiều màu sắc
Thông tin trên báo VnExpress, thị trường Tết luôn là cơ hội cho hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đ.ánh lừa người tiêu dùng. Trong khi đó nhu cầu tiêu thụ thực phẩm, đặc biệt các mặt hàng thiết yếu như thịt, chả, mứt bánh kẹo, rượu, nước giải khát… tăng đột biến.
Trước tình hình trên, Cục An toàn Thực phẩm khuyến cáo cẩn trọng với thực phẩm có màu sắc bắt mắt. Dù sử dụng phẩm màu để thức ăn trông đẹp hơn nhưng việc lạm dụng phẩm màu và sử dụng phẩm màu không nằm trong danh mục cho phép sẽ gây nhiều nguy hại cho sức khỏe.
Chia sẻ trên báo Hà Nội Mới trước đó, bác sĩ Lê Thị Lan Anh, khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho rằng, thông thường, không ai dùng phẩm màu tự nhiên quá ngưỡng cho phép vì nó quá đắt t.iền, nhưng thường dùng vượt ngưỡng đối với phẩm màu hóa học hoặc phẩm màu công nghiệp (loại màu tuyệt đối không được sử dụng cho thực phẩm). Khi sử dụng những loại thực phẩm có nhiều phẩm màu, người tiêu dùng có thể bị ngộ độc cấp tính với những triệu chứng như nôn, có khi nôn ra m.áu, đau bụng, đi ngoài nhiều lần (phân nước, có thể lẫn m.áu), thậm chí bị suy gan, suy thận…
Thực phẩm nhiều màu sắc có thể gây độc nên tránh mua ngày tết. Ảnh minh họa
Còn theo chuyên gia thực phẩm PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, những thức ăn có chứa phẩm màu trong danh mục được phép sử dụng làm phụ gia thực phẩm của Bộ Y tế, dưới mức giới hạn dư lượng cho phép, thì không gây ảnh hưởng cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu lạm dụng phẩm màu, hoặc sử dụng các phẩm màu ngoài danh mục cho phép để chế biến thực phẩm (đặc biệt là các phẩm màu tổng hợp) sẽ rất hại, có thể gây ngộ độc cấp tính, tích lũy chất độc lâu ngày dẫn đến ung thư… Điều lo lắng hiện nay là hoạt động buôn bán hương liệu, phẩm màu chưa được quản lý chặt chẽ. Người tiêu dùng dễ dàng tìm mua các loại phẩm màu không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không được phép sử dụng trong thực phẩm để cho ra đời các loại bánh, mứt, kẹo, nước giải khát, vịt quay, giò chả… với muôn vàn chủng loại, màu sắc “bắt mắt”.
Phòng ngừa tác hại của thực phẩm có phẩm màu
Để phòng ngừa tác hại của thực phẩm có nhuộm phẩm màu, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội khuyến cáo, người tiêu dùng cần chú ý sử dụng các chất màu tự nhiên có nguồn gốc thực vật. Không mua phẩm màu ngoài thị trường tự do, không rõ tên và nguồn gốc để chế biến thực phẩm tại gia đình. Chỉ mua các sản ph ẩm thực phẩm có nhãn mác và địa chỉ rõ ràng, hạn chế sử dụng các sản phẩm thực phẩm có màu sắc lòe loẹt.
Đối với các doanh nghiệp, khi chế biến thực phẩm nên dùng các màu tự nhiên cho các sản phẩm thực phẩm, chỉ dùng các phẩm màu nằm trong danh mục được phép sử dụng với liều lượng cho phép. Mặt khác, phẩm màu phải có độ tinh khiết cao và cần ghi rõ thành phần của sản phẩm thực phẩm, ghi rõ tên phẩm màu.
Còn PGS.TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cũng lưu ý, người tiêu dùng nên cẩn thận khi chọn mua và sử dụng thực phẩm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Nguyên tắc cơ bản là lựa chọn thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ, ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng rõ ràng, có nhãn mác thông tin đầy đủ, không hỏng mốc và có mùi khó chịu. Người tiêu dùng cũng cần hết sức thận trọng với các loại thực phẩm có màu sắc bắt mắt vì có thể những sản phẩm này có chứa phẩm màu, phụ gia độc hại cho sức khỏe. Và quan trọng là người dân cần chủ động hợp tác với các cơ quan chức năng khi phát hiện các loại thực phẩm nghi ngờ là hàng nhái, hàng giả cũng như các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm.
Khi mua bánh kẹo, chọn sản phẩm đã được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm bằng cách xem trên nhãn mác có ký hiệu: (số thứ tự)/(năm cấp YT tên viết tắt tỉnh, thành phố -XNCB). Quan sát kỹ thông tin trên bao bì bánh kẹo bao gồm nơi sản xuất, ngày sản xuất, ngày hết hạn, thành phần, cách bảo quản.
Mua giỏ quà cần chú ý chất lượng bánh kẹo bên trong, nên tự chọn bánh kẹo trước khi đóng thành giỏ quà.
Theo Cục An toàn thực phẩm, thực phẩm không đảm bảo vệ sinh có thể gây ngộ độc cấp tính cho người ăn, nguy hiểm hơn là cơ thể tích lũy chất độc hại, sau một thời gian sẽ phát bệnh. T.rẻ e.m, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn.
An Dương
Theo vietQ
Những điều chưa biết về trà sữa
Ngày càng nhiều vụ ngộ độc trà sữa – món đồ uống thời thượng của giới trẻ hiện nay, khiến nhiều người lo ngại. Thực chất đồ uống này là gì?
Thành phần chính của trà sữa như thế nào?
Cách đây không lâu, một vụ ngộ độc trà sữa xảy ra sau khi 50 học sinh liên hoan khiến 19 em Trường tiểu học Trần Phú, TP. Quảng Ngãi phải nhập viện. Vụ 29 em học sinh tiểu học ở TP.HCM ngộ độc do uống phải trà sữa nhiễm khuẩn của cơ sở sản xuất Liên Hoa (phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú) lại thêm hồi chuông cảnh báo.
Đau lòng nhất là trường hợp một em học sinh 11 t.uổi t.ử v.ong nghi do ngộ độc trân châu trong trà sữa. Em học sinh này được đưa vào cấp cứu tại BV đa khoa tỉnh Khánh Hòa trong tình trạng suy thận, suy gan, n.hiễm t.rùng tiêu hóa nặng. Gần đây, n.ữ s.inh 15 t.uổi ở TP.HCM đã cầu cứu bác sĩ da liễu vì mụn mọc khắp người do uống quá nhiều trà sữa. Vụ việc này thêm một lần nữa cảnh báo về trà sữa bẩn đang bủa vây học đường.
Người tiêu dùng nên chọn trà sửa ở cơ sở uy tín để tránh hóa chất độc hại
Trà sữa ngày càng quen thuộc với giới trẻ từ thành thị đến nông thôn. Đây là một món đồ uống có nguồn gốc từ Đài Loan từ những năm 1980. Thạc sĩ Lưu Liên Hương, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu – Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết, thành phần chính của trà sữa gồm: trà, sữa, trân châu, đường.
Các loại trà bao gồm trà đen, trà xanh, trà trắng và trà ô long; Với sữa, trừ những thương hiệu nổi tiếng sử dụng các loại sữa tươi, sữa đặc thì đa số các thương hiệu nhỏ đều sử dụng kem béo (không phải sữa); Còn hạt trân châu, thành phần chủ yếu là tinh bột lọc hoặc tinh bột sắn (chiếm khoảng 80%); đường cô đặc, hương liệu thực phẩm và chỉ dưới 1% thành phần của trân châu là chất xơ và protein (có thể tới 50g đường/cốc trà – tương đương 200 calo).
Ngày nay, thành phần của trà sữa còn được bổ sung thêm nhiều loại (gọi là topping) như pudding trứng, kem phô mai, thạch… Nếu uống các loại trà sữa có hương vị hoa quả thì các cửa hàng còn cho thêm các loại siro trái cây.
“Một ly trà sữa trân châu có thể cung cấp tới 335 calo. Do chứa nhiều đường và calo, nếu uống quá nhiều trà sữa, có thể làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, thiếu hụt dinh dưỡng. Đặc biệt với lứa t.uổi học sinh, đang là lứa t.uổi cần tích lũy chất dinh dưỡng, khi uống quá nhiều trà sữa (thậm chí có nhiều bạn trẻ uống trà sữa thay cho các bữa chính hằng ngày) có thể gây thiếu hụt dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển”, Ths Liên Hương nhấn mạnh.
Thành phần chủ yếu của trà sữa là dầu thực vật hydro hóa, một loại axit béo dạng trans (Trans Fatty Acids). Loại axit này sẽ làm giảm lượng hoóc-môn nam giới, khống chế sức sống của t.inh t.rùng. Khi mua nguyên liệu về tự chế nếu kết hợp với trà không đúng cách sẽ làm triệt tiêu các công dụng của trà. Các protein casein trong sữa sẽ làm suy giảm các hợp chất có tác dụng bảo vệ cơ thể chống các bệnh tim mạch có trong trà.
Nên chọn cơ sở uy tín
Ths Lưu Liên Hương cho biết, trà sữa là 1 loại thực phẩm dùng nhiều các chất phụ gia: Chống tạo bọt, tạo mùi, tạo vị, chống vón, tạo màu, làm ngọt… vì vậy tiềm ẩn nguy cơ nếu người sản xuất không tuân thủ quy định về ATVSTP. Hoặc vì lợi nhuận, nhiều cửa hàng trà sữa trân châu không dùng bột trà tự nhiên mà chế từ bột màu (chất tổng hợp hóa học), khi uống sẽ không khác với trà tự nhiên. Nếu tinh trà trong trà sữa không vượt quá tiêu chuẩn và sử dụng không thường xuyên thì không nguy hại nhiều tới sức khoẻ. Tuy nhiên, nếu thêm các chất phụ gia vượt ngưỡng hoặc uống quá nhiều sẽ là gánh nặng cho gan, thận.
“Trên thực tế, mặc dù có sử dụng trà thật, nhưng nhiều cửa hàng trà sữa lại thường tẩm thêm hương liệu (hương nhài, hương sen) vào trà để trà có thêm hương vị quyến rũ. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng loại trà hoặc hương liệu thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thì rất có thể những loại hương liệu này sẽ có chứa các hóa chất độc hại, bởi hóa chất hương nhài có gốc từ penzylacetat, hương sen từ P – dimethoxy penzin, đều là những chất độc hại gốc hữu cơ”, bà Liên Hương cảnh báo.
Bên cạnh đó, việc kiểm soát chất lượng nguồn nguyên liệu trà sữa không hề đơn giản. Nguồn nguyên liệu trà sữa như: bột sữa, hạt trân châu, hương liệu… đều có nguồn gốc nước ngoài, nếu chủ quán kinh doanh có hóa đơn mua bán hàng hóa (hóa đơn VAT) thì lực lượng quản lý thị trường không thể thu giữ, chỉ có thể xử lý vi phạm lỗi không có tem nhãn tiếng Việt. Đó là chưa kể trà sữa còn được pha chế từ rất nhiều nguyên liệu khác nhau nữa, nên việc kiểm soát chất lượng nguyên liệu lại càng trở nên khó khăn hơn. Một khó khăn nữa là, do phân cấp quản lý, việc kiểm tra, kiểm soát các quán kinh doanh thực phẩm ăn uống, bao gồm cả các quán trà sữa, do UBND các phường, xã đảm nhiệm, chứ không do các cơ quan quản lý ATVSTP đảm nhiệm. Vì thế, để lập được ban kiểm tra liên ngành thực hiện kiểm tra chất lượng nguồn nguyên liệu trà sữa cũng tương đối khó khăn.
Do đó, chỉ nên mua trà sữa của các thương hiệu lớn, có nguồn gốc nguyên liệu rõ ràng, được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP. Trà sữa không phải là món đồ uống có thể uống hằng ngày. Nên hạn chế uống trà sữa, không nên uống quá nhiều. Không nên cho trẻ nhỏ sử dụng trà sữa. Không sử dụng trà sữa thay cho các bữa chính./.
“Các loại topping có liên quan trực tiếp đến nguy cơ thừa cân béo phì. Ngoài ra, các loại topping cũng sẽ có nguy cơ mất ATVSTP vì để tạo ra các loại topping này, sẽ cần sử dụng nhiều hương liệu và phụ gia thực phẩm”. Ths Lưu Liên Hương
Theo VOV