Phòng chống ngộ độc histamine trong cá biển

Ăn các loại cá ngừ, cá thu, cá nục, cá trích,… khi bị ươn sẽ có nguy cơ bị ngộ độc do chúng tích trữ độc tố histamine. Để phòng chống ngộ độc, người dân chỉ nên ăn các loại cá tươi sống và được đông lạnh đúng cách.

Cá biển là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng thường xuyên. Trong cá biển chứa rất ít chất béo không có lợi, giàu omega-3, các loại vitamin và khoáng chất. Thế nhưng khi ăn cá biển bị ươn có nguy cơ bị ngộ độc cao do chúng chứa chất histamine gây hại.

phong chong ngo doc histamine trong ca bien 05017f

Ăn cá biển bị ươn có nguy cơ bị ngộ độ histamine.

Histamine là một loại amin sinh học có tính chịu nhiệt cao, không bị phát hủy khi nấu chín, đông lạnh, hun khói, tiệt trùng thực phẩm. Trong tư nhiên, histamine đươc tao thanh tư kêt qua cua sự chuyển hóa từ histidine thành histamine bởi các vi khuẩn sản sinh ra men histidine decarboxylase. Khi cá còn sống các vi khuẩn này tồn tại trong mang cá, ruột cá và không gây hại cho cá. Nhưng khi cá c.hết, vi khuẩn sinh trưởng và lây lan vào thịt cá, sản xuất men chuyển hóa histidine thành histadine trong thịt cá.

Ngộ độc histadine xảy ra khi cơ thể ăn phải cá biển chứa một lượng histamine cao vượt quá khả năng chấp nhận được của cơ thể. Ở người có cơ địa nhạy cảm thì chỉ cần ăn phải một lượng histamine nhỏ đã có thể bị di ứng. Đó là lý do vì sao nhiều người ăn cá biển lại dễ bị dị ứng hơn những người khác. Đây cũng là nội dung có trong tờ rơi tuyên truyền đảm bảo an toàn thực phẩm của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế năm 2019.

phong chong ngo doc histamine trong ca bien 1c7582

Cảnh báo khả năng ngộ độc do ăn cá biển chứa histamine của Cục An toàn thực phẩm.

Đôc tinh cua histamine phu thuôc va tổng lượng histamine ăn phải. Nếu lượng ăn vào từ 8 mg – 40 mg histamine, người nhạy cảm sẽ bị chảy nước mắt, nước bọt. Nếu lượng ăn vào từ 1.500 mg – 4.000 mg, người ăn có biêu hiên như nhức đầu, đau bụng, tiêu chảy, nổi ban. Trong trường hợp nặng có thể xuất hiện co thắt phế quản (khó thở), mạch nhanh, hạ huyết áp gây nguy hiểm tới tính mạng. Ngộ độc xảy ra sau khoảng 20 – 30 phút sau khi ăn cá biển chứ histamine.

Xử lý khi bị ngộ độc histamine: Trong trường hợp bị ngộ nhẹ có thể điều trị bằng thuốc kháng histamine (Clorpheniramin hoăc Claritin, Telfat). Trường hợp bị dị ứng sau khi ăn cá biển cần đưa ngay bệnh nhân tới bệnh viện để chuẩn đoán và điều trị. Nếu bị nặng như khó thở, hạ huyết áp cần được nhanh chóng điều trị hồi sức cấp cứu.

phong chong ngo doc histamine trong ca bien 431946

Cục An toàn thực phẩm hướng dẫn cách xử lý và phòng ngừa ngộ độc histamine.

Để phòng ngừa ngộ độc histamine, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo chỉ lựa chọn cá biển còn tươi, cá được bảo quản lạnh ngay sau khi đ.ánh bắt, thịt cá chắc, mắt trong, mang đỏ, cắt ra còn m.áu đỏ tươi, bụng cá còn kín, vây cá dính chặt vào thân. Khi chế biến cá cần phải rửa sạch và nấu chín kỹ, chế biến cá ngay sau khi mua về hoặc dã đông. Tuyệt đối không ăn cá biển ươn có biểu hiện mắt đục, bề mặt cá nhớt, mang thâm, thịt nhão, màu thịt nhợt nhạt.

Theo Thông tư số 29/2010/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày 6/5/2010, hàm lượng histamine cho phép trong các loại cá biển là 100mg/kg. Người tiêu dùng không nên sử dụng thịt cá chứa hàm lượng histamine vượt mức cho phép để bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc.

(Nguồn: Cục An toàn thực phẩm)

Theo nguoilaodong

Những ai tuyệt đối không nên ăn cá kẻo “hối không kịp”?

Cá là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, vitamin, protein, DHA… rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Hà Nội, những người mắc các bệnh sau không nên ăn nhiều cá.

Người mắc bệnh gout

Cá rất giàu purine, khi vào cơ thể nó sẽ phân giải thành axit uric. Do vậy, nếu ăn càng nhiều cá sẽ càng làm tăng nguy cơ bị gút hoặc làm cho bệnh nặng thêm nếu bạn đang mắc bệnh.

Người bị rối loạn tiêu hóa

nhung ai tuyet doi khong nen an ca keo hoi khong kip 6a9b1d

Những người thường xuyên có biểu hiện mân đo, nôi mê đay, ngưa da cũng không nên ăn quá nhiều cá.

Rối loạn tiêu hóa gây ra những cảm giác khó chịu, đau bụng và sốt. Không những thế, người bị biếng ăn, bụng đầy hơi làm cho cuộc sống hằng ngày gặp nhiều phiền toái.

Những người rối loạn tiêu hóa ăn cá nhiều sẽ khiến bệnh không thuyên giảm, ngược lại bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn do cá chứa nhiều đạm.

Người bị rối loạn tiêu hóa nên uống nhiều nước, khoảng 2,5-3 lít nước mỗi ngày, chia 6-8 lần trong ngày, nên uống vào buổi sáng sớm lúc đói bụng. Cũng có thể thay thế bằng nước khoáng có nhiều kali và magie thì càng tốt.

Ưu tiên các loại thịt trắng như thịt gia cầm, hạn chế ăn cá.

Người bị dị ứng với cá

Những người thường xuyên có biểu hiện mân đo, nôi mê đay, ngưa da, nôn oi, phu nê, hắt hơi nhiêu, kho thơ do co thăt khi phê quan, tụt huyết áp, sốc phản vệ là bị dị ứng.

Những người này không nên ăn quá nhiều cá, nhất là đối với người dị ứng với cá.

Người bị dị ứng nên kiêng nhưng thưc ăn co nhiêu đam như: tôm, cua, bo, ga, ca biên, hai san, đô hôp, lap xương, đâu lac, vưng, trưng, sưa, chocolate,…

Người tổn thương gan, thận

Cá chứa protein chất lượng cao, protein chúng ta tiêu thụ chủ yếu được chuyển hóa ở gan và thận. Đối với những người bị tổn thương chức năng gan và thận nghiêm trọng, nếu protein được tiêu thụ quá mức, nó sẽ làm tăng gánh nặng cho gan và thận. Đặc biệt là các loại cá biển như: Cá trích, cá ngừ, á mòi… sẽ khiến tình trạng bệnh xấu đi và có chiều hướng trầm trọng hơn.

Người mắc bệnh xương khớp

Cá có nhiều dinh dưỡng, chứa nhiều protein, sắt, kẽm….Nhưng ăn quá nhiều sẽ bị thừa đạm, đau khớp, sưng tấy….

Diệu Thu

Theo baogiaothong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *