Cha mẹ cùng mách nhau những bài thuốc từ các loại thực phẩm tự nhiên, dễ kiếm trị ho hiệu quả cho trẻ trong mùa đông.
Vào mùa đông những ngày lạnh hiện tượng ho luôn xảy ra với nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Đông y, Y học cổ truyền có rất nhiều phương pháp chữa ho hiệu quả mà không lo tác dụng của thuốc.
Sự kết hợp giữa một số thực phẩm tự nhiên có thể giúp giảm ho, sốt, đờm cho trẻ một cách hiệu quả. Dưới đây là những bài thuốc từ những loại thực phẩm tự nhiên, làm ‘dễ ợt’:
Rau diếp cá và nước vo gạo
Một nắm lá diếp cá, rửa sạch, giã nhuyễn, sau đó trộn đều với một bát nước vo gạo và đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút. Cuối cùng, lọc lấy nước cho bé uống.
Húng chanh lợi phế, thông cổ
Sử dụng một nắm lá húng chanh, rửa sạch, mang thái nhỏ sau đó hấp cùng đường phèn hoặc mật ong. Để nguội rồi cho trẻ uống, mỗi ngày 2 lần.
Lá xương sông
Bài thuốc như sau: búp non của lá xương sông bạn hấp cách thủy lên, nếu khó uống bạn có thể cho chút đường, và đạt hiệu quả tốt hơn thì bạn cho cả lá hẹ vào hấp cùng, mỗi lần uống 1 chén khoảng 100ml và ngày uống 3 lần, triệu chứng ho sẽ giảm.
Quất xanh hấp đường phèn
Dùng quất xanh hấp đường phèn hoặc mật ong sẽ có tác dụng chữa ho do nhiễm lạnh.Sử dụng2-3 quả quất xanh, rửa sạch, cắt ngang, để nguyên cả vỏ và hạt. Mang quất trộn với đường phèn hoặc mật ong rồi hấp cách thủy đến khi quất chín.
Trà cam thảo dịu cổ họng
Cam thảo có chứa thành phần kháng khuẩn, làm dịu cổ họng. Trà cam thảo có vị ngọt, nên các mẹ có thể yên tâm khi cho trẻ uống. Loại trà này sẽ giúp cơ thể trẻ ấm hơn và dịu họng hơn.
Hoa hồng bạch trộn đường phèn
Lấy cánh hoa hồng bạch rửa sạch trộn với một ít đường phèn, cộng với một ít nước lọc, đem hấp cách thủy. Cho bé uống mỗi lần 1 thìa, mỗi ngày từ 3 đến 4 lần.
Lá hẹ và đường phèn
Chọn khoảng 5-10 lá hẹ và một ít đường phèn. Tất cả cho vào bát, rồi mang hấp cách thủy. Sau đó, lấy nước cho bé uống. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 thìa.
Đối với t.rẻ e.m có thể dùng giảm bớt một nửa liều lượng so với người lớn hoặc dùng nước hỗn hợp đã hấp nóng này cho bé uống mỗi lần 1 -2 thìa cà phê, bé sẽ rất nhanh giảm ho và tiêu đờm.
Cần lưu ý, người bị ho có đờm nên uống nhiều nước mỗi ngày, tránh ở môi trường khô và lạnh, tránh các yếu tố gây kích thích như khói thuốc, khói than, bụi, mùi khí lạ, ăn uống đồ quá nóng, nên giữ ấm cổ, ngực. Nếu có thể nên kết hợp xông hơi nóng bằng các loại lá có tinh dầu như Bạc hà, Khuynh diệp… sẽ giúp làm loãng chất nhày, chất đờm đặc giúp khạc đờm dễ hơn. Nên nghỉ ngơi, ăn, uống các loại quả như chanh, cam giúp bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Tuy nhiên nếu tình trạng ho không bớt hoặc bệnh diễn tiến nặng cần đến những cơ sở y tế khám chuyên khoa hô hấp để có phương pháp điều trị phù hợp.
Thiên Thanh
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Phòng tránh nguy cơ đột quỵ mùa lạnh
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng: nhiệt độ thay đổi lạnh đột ngột khiến nguy cơ m.áu đông và tắc nghẽn động mạch tăng cao, nhiệt độ cứ giảm khoảng 2,9 độ C ngoài trời trong khoảng thời gian 24 giờ có thể tăng nguy cơ đột quỵ lên cao.
Mùa đông, nhiệt độ giảm, nguy cơ đột quỵ tăng cao
Những ai có nguy cơ?
Trong thời điểm lạnh giá, nhiệt độ thay đổi thất thường, nguy cơ đột quỵ thường tiềm ẩn ở những người cao t.uổi do lưu lượng m.áu qua não ở người già giảm rất thấp bởi xơ cứng động mạch, các chức năng khác của cơ thể suy yếu nên khó thích nghi với những thay đổi của thời tiết. Người cao t.uổi lại thường có sẵn nhiều bệnh lý như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, suy tim, xơ vữa động mạch, đái tháo đường… là những yếu tố làm tăng thêm nguy cơ đột quỵ não trong mùa lạnh.
Không chỉ người cao t.uổi mà những ai có t.iền sử tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch đều có nguy cơ. Những người có rối loạn mỡ m.áu, béo phì, lạm dụng rượu bia, t.huốc l.á… cũng rất dễ bị đột quỵ tấn công.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Nhiều chuyên gia khẳng định: 85% trường hợp đột quỵ có thể phòng ngừa nếu tuân thủ đúng những khuyến cáo như:
Giữ ấm cơ thể: Nên giữ nhiệt độ trong nhà thấp nhất là từ 16 đến 18 độ C, thường xuyên uống một ly nước nóng trước khi ngủ và dùng các thực phẩm và đồ uống nóng có thể giúp tăng năng lượng, đồng thời giúp giữ ấm cho cơ thể. Mặc nhiều áo mỏng có thể giúp giữ ấm cho cơ thể hơn là mặc một chiếc áo dày. Giữ ấm cho đầu và cổ, hai vị trí dễ bị ảnh hưởng nhất khi nhiệt độ thay đổi.
Kiểm soát bệnh lý: Kiểm soát huyết áp, cần phải thực hiện chế độ ăn ít muối, giảm cân, giảm căng thẳng và uống thuốc điều trị liên tục. Kiểm soát đường huyết bởi nguy cơ bị đột quỵ ở bệnh nhân tiểu đường cao gấp 3 lần so với người bình thường. Kiểm soát cholesterol trong m.áu bằng chế độ ăn thích hợp (kiêng mỡ, các loại dầu ăn và các thức ăn giàu cholesterol). Sử dụng các loại thuốc chuyên biệt có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ.
Thay đổi lối sống: Giảm uống rượu bia đến mức tối đa, bỏ hút t.huốc l.á và tránh hút t.huốc l.á thụ động. Tăng hoạt động thể lực sẽ cải thiện tình trạng tim mạch và cải thiện các yếu tố nguy cơ tim mạch như rối loạn lipid m.áu, béo phì, tăng huyết áp… Nên tập thể dục tối thiểu 30 phút/ngày. Tránh căng thẳng trong cuộc sống và thay đổi chế độ ăn nhạt để tốt cho tim mạch và huyết áp, góp phần làm giảm nguy cơ đột quỵ. Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi hàng ngày, không sử dụng mỡ động vật để chế biến thức ăn.
Những dấu hiệu đột quỵ não và xử lý trước cấp cứu
Đột quỵ não thường khởi phát đột ngột. Người bệnh bỗng nhiên có các triệu chứng như: Nhức đầu nghiêm trọng kèm theo nôn mửa, chóng mặt; Cảm giác tê yếu một bên mặt, một bên cơ thể, không giữ được thăng bằng… Nặng hơn, bệnh nhân đột nhiên bị ngã hoặc bỗng nhiên mất phối hợp trong các động tác như đang ăn làm rơi đũa, rơi bát; Liệt nửa mặt, một bên mép xệ xuống, liệt nửa người; Khó nuốt; Khó nói, nói ngọng; Mắt đột nhiên nhìn mờ, nhìn thấy hình đôi hoặc đen… Tùy theo đột quỵ não do thiếu m.áu não hay do xuất huyết não, nhồi m.áu não mà các triệu chứng có thể biểu hiện từ mức độ nhẹ tăng dần hay ồ ạt, nặng ngay từ đầu.
Đột quỵ não là một cấp cứu tối khẩn cấp, từng giờ từng phút đều ảnh hưởng tới nguy cơ tổn thương não và t.ử v.ong. Do vậy, khi thấy các dấu hiệu nghi đột quỵ, bệnh nhân cần được đưa đi cấp cứu ngay. Trong thời gian chờ đợi trợ giúp của y tế, cần đặt người bệnh lên mặt phẳng cứng, không nên để đầu trên gối mềm, đệm mềm. Ủ ấm cho bệnh nhân. Quay nghiêng mặt bệnh nhân sang một bên để tránh nôn ói gây ngạt thở. Nếu có thể, kiểm tra nhịp tim, huyết áp của người bệnh. Kiểm tra xem người bệnh còn tỉnh hay hôn mê. Nếu thấy không còn thở có thể sơ cứu hô hấp nhân tạo miệng-miệng. Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn hay uống bất cứ loại thuốc gì cho đến khi được đưa tới bệnh viện.
Theo anninhthudo