Bác sĩ nhi giải thích vì sao không nên nêm 1 hạt muối nào khi chế biến đồ ăn dặm cho con

Có 3 lý do để các mẹ không nên cho trẻ dưới 1 t.uổi ăn đồ ăn dặm có nêm mắm muối mà nhiều người vẫn hiểu lầm.

bac si nhi giai thich vi sao khong nen nem 1 hat muoi nao khi che bien do an dam cho con 8d6fa5

Hầu hết các mẹ đều biết rằng nêm muối vào đồ ăn dặm của con là không tốt nhưng vì xung đột với ông bà khi chăm sóc con cái nên vẫn “tặc lưỡi” để con ăn những bát cháo có nêm nước mắm, nêm muối. Quan niệm của đa số thế hệ trước là “Cho trẻ ăn nhạt thế sao nó nuốt nổi”, “Nêm mắm muối vào mới vừa miệng chứ”…

Trong quá trình thăm khám cho các bệnh nhi, bác sĩ Nguyễn Thanh Sang (hiện đang công tác tại Bệnh viện ĐH Y dược TP. Hồ Chí Minh) đã bắt gặp không ít trường hợp trẻ dưới 1 t.uổi ăn đồ ăn dặm có nêm mắm muối. Bác sĩ Sang kể: “ Chiều nay, khi đang khám cho 1 bé 10 tháng viêm phổi, tôi vô tình thấy bà ngoại mang hộp đồ ăn dặm vào, mở nắp ra cho nguội. Tôi ngửi thấy mùi nước mắm nêm thơm lừng. “Cho hỏi hộp này nấu cho con đúng không bà?”. “Dạ. Đúng rồi bác”, bà trả lời. “Bà có nêm nước mắm đúng không?”, “Dạ bác”, “Ôi trời. Sau này đừng nêm nữa nha. Trẻ dưới 12 tháng không nêm muối hay nước mắm vào đồ ăn“.

bac si nhi giai thich vi sao khong nen nem 1 hat muoi nao khi che bien do an dam cho con df303d

Và đây là những lý do bác sĩ Nguyễn Thanh Sang giải thích vì sao không nên nêm 1 hạt muối nào vào đồ ăn dặmcủa trẻ dưới 12 tháng t.uổi:

Thứ nhất, thận của trẻ dưới 12 tháng t.uổi chưa trưởng thành như người lớn nên khả năng đào thải muối không tốt.

Chức năng thận của t.rẻ e.m chưa hoàn thiện ngay từ lúc mới sinh ra mà chỉ đạt chức năng ngang người lớn sau 3 t.uổi. Nghĩa là nếu như con bạn dưới 12 tháng t.uổi, độ lọc của thận chỉ bằng 1/3 người lớn. Muối lọc qua thận, thận trẻ con chưa lọc nổi muối, việc nêm muối ấy khiến con bạn quá tải muối trong cơ thể, trước mắt thì gây tổn thương thận và lâu dài là gây các bệnh lý mạn tính như tim mạch, huyết áp….

Thứ hai, quan niệm nêm muối vào đồ ăn cho trẻ ăn ngon miệng là sai lầm. Ngon với người lớn chứ cực mặn với trẻ con. Đừng bao giờ áp dụng chế độ ăn người lớn cho con nít. Chúng ta hay nêm muối vào thức ăn vì đó là 1 trong 5 vị căn bản để giúp thức ăn ngon hơn. Một nồi canh nhạt nhẽo sẽ chẳng người trưởng thành nào nuốt nổi nhưng với trẻ con là hoàn toàn bình thường. Cũng giống như bạn thử uống sữa mẹ sẽ thấy nó lợ lợ và tanh đến nỗi nôn ói ra. Nhưng trẻ con vẫn bú 100% mỗi ngày và cao lớn đó thôi.

Số lượng cơ quan cảm nhận vị giác của t.rẻ e.m cao hơn người lớn rất nhiều, nghĩa là, cùng một kích thích nhưng vị giác trẻ con nhận được sẽ mạnh và nhanh hơn người lớn. Đó là lí do vì sao đôi khi chỉ 1 ít tiêu hoặc hành trong cháo nhưng những đ.ứa t.rẻ vẫn không thể ăn là vậy.

bac si nhi giai thich vi sao khong nen nem 1 hat muoi nao khi che bien do an dam cho con 757e1a

Ảnh minh họa 1gr muối.

Thứ ba, quan niệm nêm muối cho trẻ thêm cứng cáp là càng sai thêm. Các nghiên cứu đều ghi nhận vùng nào lượng NaCl tiêu thụ càng nhiều thì tỷ lệ bệnh tim mạch, tăng huyết áp và đột quỵ càng cao. Và Việt Nam ta là một trong những nước ăn mặn khủng khiếp!

Trẻ dưới 12 tháng chỉ cần 1gram muối mỗi ngày, nhưng mẹ không cần nêm thêm vì lượng Nacl này đã có sẵn trong bột ăn dặm, sữa công thức hay trái cây… Việc nêm muối chỉ làm thận con bạn trở nên quá tải và nó phải tăng thải muối ra ngoài qua nước tiểu. Thận chỉ thực sự hoàn thiện chức năng sau 3 t.uổi.

Khuyến cáo của NHS (Trung Tâm Y tế Quốc gia của Anh) thì lượng muối tối đa theo t.uổi như sau:

– Dưới 12 tháng t.uổi: 1g muối/ngày (

– 1 đến 3 t.uổi: 2g muối/ngày (0.8g Natri)

– 4 đến 6 t.uổi 3g muối/ngày (1.2g Natri)

– 7 đến 10 t.uổi 5g muối/ngày (2g Natri)

– Trên 11 t.uổi 6g muối/ngày (2.4g Natri)

Theo như khuyến cáo trên thì đ.ứa b.é 11 t.uổi mới cần 1 muỗng nêm cà phê muối mỗi ngày mà thôi.

Tóm lại:

1. Thận trẻ chỉ thực sự trưởng thành sau 3 t.uổi.

2. Nêm muối cho bé dưới 12 tháng t.uổi là sai.

3. Quan niệm nêm muối vào đồ ăn cho trẻ ăn ngon miệng là sai.

bac si nhi giai thich vi sao khong nen nem 1 hat muoi nao khi che bien do an dam cho con 8a5562

4. Quan niệm nêm muối vào đồ ăn cho trẻ cứng cáp càng sai.

5. Món ăn quá mặn là một trong những nguyên nhân khiến con uống nhiều nước và nôn trớ sau đó.

6. Món ăn quá mặn là một trong những nguyên nhân khiến con biếng ăn và sợ ăn cháo.

7. Nếu ông bà vẫn giữ quan niệm nêm muối vào đồ ăn dặm cho con thì CHÍNH MẸ hãy là người nấu những bữa ăn cho con. Hãy bỏ ra 15 phút để nấu nồi cháo khoa học cho chính con mình.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang nhắc lại rằng: “ Con là con của mình. Mình là mẹ và là người chịu trách nhiệm cao nhất cho cuộc đời con. Nếu có nấu đồ ăn dặm cho bé thì đừng nêm muối vào đồ ăn cho con dưới 12 tháng t.uổi“.

Theo helino

Cách ăn dặm vừa đủ chất cho trẻ, vừa khiến bé ‘ăn thun thút’

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất đối với trẻ, vì vậy các bà mẹ đừng quan niệm sai lầm rằng cho trẻ ăn dặm sớm để trẻ sớm cứng cáp. Không nên cho trẻ ăn dặm sớm trước 3 tháng t.uổi vì sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.

cach an dam vua du chat cho tre vua khien be an thun thut f1fc72

Ảnh minh họa: Internet

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất đối với trẻ, vì vậy các bà mẹ đừng nôn nóng hoặc vội vàng quan niệm sai lầm rằng cho trẻ ăn dặm sớm để trẻ sớm cứng cáp. Không nên cho trẻ ăn dặm sớm trước 3 tháng t.uổi vì điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Cũng nên cho trẻ ăn dặm quá muộn sau 7 tháng t.uổi khiến trẻ bị thiếu dinh dưỡng.

Thời gian ăn dặm của trẻ tốt nhất là khi trẻ được 6 tháng t.uổi. Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, nên tập cho trẻ quen dần với thức ăn mới, ban đầu nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng sau đó đặc dần. Nên cho trẻ ăn số lượng bữa ăn, khối lượng thức ăn từ ít đến nhiều, tăng dần theo độ t.uổi.

Cần phối hợp nhiều loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, hợp với khẩu vị của trẻ, thức ăn phải mềm, dễ nhai và dễ nuốt. Bột, cháo chế biến bữa ăn cho trẻ nên thay đổi thường xuyên về màu sắc như xanh của rau, vàng của trứng, đỏ của cà rốt, nâu của tôm, cua, vị béo của dầu mỡ, mùi thơm của gia vị khiến trẻ thèm ăn và không bị nhàm chán mỗi bữa ăn. Đảm bảo đủ những yếu tố này sẽ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể trẻ phát triển,

Khi trẻ bị ốm nên chí suất ăn dặm ra làm nhiều bữa, và nên bớt số lượng của mỗi bữa ăn này so với bình thường để trẻ hấp thụ tốt nhất chất dinh dưỡng mà không bị mệt, nôn trớ. Nên tăng cường cho trẻ ăn, uống nhiều chất lỏng nhất là khi trẻ bị sốt cao và tiêu chảy. Không nên kiêng khem quá mức khiến trẻ đã yếu vì bệnh lại thêm suy dinh dưỡng do chế độ ăn không cung cấp đủ chất.

Không nên cho trẻ uống nước ngọt, ăn bánh kẹo trước bữa ăn vì dễ làm trẻ đầy bụng, có thể bỏ bữa hoặc ăn ít đi.

BÁC SỸ NGUYỄN THỊ NHÂN

Theo T.iền phong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *