1.000 ngày vàng “phán quyết” – Nếu bỏ lỡ không gì có thể bù đắp được

Y học hiện đại và nghiên cứu khoa học nghiêm túc thừa nhận, 1.000 ngày đầu đời là giai đoạn quyết định đến sự phát triển thể chất, chiều cao của trẻ.

1000 ngay vang phan quyet neu bo lo khong gi co the bu dap duoc cc5741

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định đến việc phát triển chiều cao của trẻ. Ảnh minh hoạ

Dinh dưỡng 1.000 ngày vàng đóng vai trò then chốt

1.000 ngày vàng của béđược chia như sau: 270 ngày mẹ mang thai 365 ngày nuôi con năm đầu tiên 365 ngày nuôi con năm thứ 2.

GS.TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng cho hay, có 2 nhóm yếu tố quyết định đến chiều cao của trẻ đó là gene (chỉ khoảng 20%) và ngoại cảnh (dinh dưỡng, bệnh tật, vận động, môi trường…). Trong đó, gene là yếu tố khó thay đổi (cho đến thời điểm hiện nay), trong khi những yếu tố như dinh dưỡng, vận động… đều có thể tác động để cải thiện tầm vóc.

Mặc dù ngay từ khi chuẩn bị có thai, phụ nữ cần được chuẩn bị và chăm sóc tốt; trẻ sau 1.000 ngày đầu tiên vẫn cần chăm sóc đến khi dậy thì nhưng giai đoạn 1.000 ngày vàng được y học hiện đại và các nghiên cứu khoa học nghiêm túc nhất thừa nhận là giai đoạn quyết định.

“Đây là giai đoạn chúng ta can thiệp tích cực để sau này người trưởng thành đạt chiều cao theo tiềm năng di truyền. Bỏ lỡ chăm sóc tốt trong 1.000 ngày vàng đầu đời thì không gì có thể bù đắp được”, GS.TS Lê Danh Tuyên nói.

Thông tin từ website suckhoetoandan.vn – trang thông tin chính thức của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho thấy, trong 3 năm đầu đời, chiều cao của trẻ có thể tăng gấp đôi (từ 50cm lúc sinh và đạt 96cm lúc 3 t.uổi), cân nặng tăng gấp năm so với lúc mới sinh (từ 3kg lên 15kg), não bộ phát triển 85% thể tích và tăng 1g trọng lượng mỗi ngày.

Đồng thời, bé sẽ phát triển về nhận thức, cấu tạo nên cơ bắp, hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa, chuyển hóa các cơ quan. Việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho bé trong thời gian này sẽ giúp bé tăng khả năng vượt qua bệnh tật nguy hiểm đến tính mạng gấp 10 lần. Cải thiện điểm số trung bình lên 4,6 lần.

Dinh dưỡng phù hợp trong 1.000 ngày này đóng vai trò then chốt cho sự tăng trưởng và phát triển của bé, không chỉ tác động đến sức khỏe hiện tại mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe lâu dài.

4 giai đoạn phân bổ dinh dưỡng cần lưu ý gì?

Vì mỗi bé có một sự phát triển khác nhau, do vậy, 1.000 ngày “phán quyết” này được chia thành 4 giai đoạn hợp lý hơn cho việc phân bổ dinh dưỡng: Mẹ mang thai, Mẹ cho con bú, Bé cai sữa, Bé tập đi.

GS.TS Nguyễn Gia Khánh, Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam giai đoạn 1.000 ngày đầu đời có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phòng bệnh không lây nhiễm suốt đời. Ở giai đoạn t.iền sản, thiếu bổ sung vi chất dinh dưỡng cho mẹ, cân nặng thấp khi sinh dẫn đến các bệnh không lây nhiễm sau này. Trong giai đoạn này, những gì bé ăn và trải nghiệm có tác động đến nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, còi xương, tiểu đường, dị ứng, tim mạch khi trưởng thành.

Giai đoạn mang thai, các mẹ bầu cần ăn nhiều rau màu xanh đậm, cam, các loại đậu, bổ sung 400ug a-xít folic trước khi mang thai và trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ để phòng khuyết tật ống thần kinh cho bé.

Giai đoạn 6 tháng đầu sau sinh cần cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất và giúp tăng cường hệ miễn dịch để trẻ chống lại bệnh tật.

Đây chính là giai đoạn mà mẹ đang giúp con giảm nguy cơ đối mặt với chứng suy dinh dưỡng thể béo phì, giữ dáng chuẩn cho thân hình của bé.

PGS. TS.BS Nguyễn Anh Tuấn Phó trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi đồng I có đưa nghiên cứu chỉ ra rằng: Thời gian bú mẹ của trẻ càng lâu thì tỷ lệ thừa cân béo phì khi trưởng thành càng thấp. Tỷ lệ thừa cân béo phì liên quan tới nồng độ đạm trong thức ăn, nồng độ đạm càng cao thì cơ thể càng tăng cân nhanh, nguy cơ thừa cân béo phì sau này càng cao. Nồng độ đạm trong sữa mẹ thấp nhất so với các loại sữa từ động vật khác như: sữa bò, sữa ngựa, sữa dê…

Khi bé bú sữa mẹ, mẹ đã tạo cho bé cơ hội sống khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc chứng cao huyết áp, cao cholesterol, loại bỏ 2 nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì khi bé lớn lên. Nghiên cứu đã chứng minh, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ tiếp thu kiến thức tốt hơn các trẻ khác. Những bé này cũng có rất nhiều lợi ích cho bản thân hơn như: Giảm tỷ lệ mắc ung thư vú, buồng trứng và thừa cân sau này.

Giai đoạn ăn dặm, các bậc phụ huynh bắt đầu cho bé ăn các thực phẩm như bột, cháo, rau củ, trái cây, thịt, cá, trứng theo nguyên tắc từ tinh đến thô, từ loãng đến đặc. Lúc này, cần bổ sung sữa công thức để đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho sự phát triển hệ miễn dịch, tiêu hóa của trẻ. Giai đoạn tập đi, bé cần nhiều dưỡng chất như sắt, can-xi và a-xít béo hơn cho sự phát triển thể chất và trí não trong giai đoạn này.

Để con được phát triển tối đa, cha mẹ cần tạo môi trường môi trường tự nhiên tốt, đủ ánh sáng, không gian đủ rộng cho sự vui chơi vận động, sẽ tạo điều kiện kích thích sự phát triển; Khuyến khích trẻ vận động và chơi thể thao; Giúp trẻ có sự phát triển tâm thần kinh tốt: tinh thần ổn định, ngủ sớm để có giấc ngủ sâu vừa cơ thể tiết kiệm năng lượng vừa tạo điều kiện để kích thích tuyến yên tiết ra hormon tăng trưởng GH. Và đặc biệt hãy để ý cân đo trẻ đều đặn hàng tháng để kịp phát hiện ngay khi trẻ chậm lớn.

Trong Chương trình Sức khoẻ Việt Nam được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý là nội dung ưu tiên đầu tiên trong số 11 nội dung ưu tiên giai đoạn 2018-2030. Theo đó, Việt Nam phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ dưới 5 t.uổi suy dinh dưỡng thể thấp còi xuống dưới 20% (năm 2025) và giảm thêm 5% vào năm 2030.

Để đạt mục tiêu này, chăm sóc dinh dưỡng cho 1.000 ngày vàng đầu đời là giải pháp được đưa ra, bao gồm: Thực hiện chăm sóc và bảo đảm dinh dưỡng hợp lý cho bà mẹ trước, trong và sau sinh; nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; ăn bổ sung hợp lý cho trẻ dưới 2 t.uổi; định kỳ theo dõi tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Cùg đó, giám sát tình trạng dinh dưỡng, bổ sung vi chất dinh dưỡng cho t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi, phụ nữ có thai; phát hiện và giải quyết kịp thời các vấn đề dinh dưỡng trong tình trạng khẩn cấp.

Theo giaoducthoidai

4 tháng t.uổi – cột mốc quan trọng đ.ánh dấu sự phát triển vượt bậc về thể chất và nhận thức của bé

Trong tháng thứ tư của cuộc đời, bé sẽ chính thức tìm hiểu mọi thứ ở xung quanh và học được nhiều điều mới mẻ khiến cha mẹ bất ngờ về mình.

4 thang tuoi cot moc quan trong danh dau su phat trien vuot bac ve the chat va nhan thuc cua be 07e223

Bốn tháng t.uổi được xem là một cột mốc quan trọng trong hành trình lớn lên của em bé, nó đ.ánh dấu sự phát triển vượt bậc về thể chất và trí não. Trong tháng thứ tư của cuộc đời, bé sẽ chính thức tìm hiểu mọi thứ ở xung quanh.

Đó là những trải nghiệm tự nhiên như cách bé cầm đồ chơi trong tay và thả xuống hoặc bỏ nó vào trong miệng. Đồng thời, trong khoảng thời gian này, bé ngày càng tỉnh táo hơn vào ban ngày. Bé 4 tháng t.uổi thích thể hiện bản thân thông qua cười mỉm, cười khúc khích hoặc những tiếng rên rỉ. Điều cha mẹ cần làm là hãy cố gắng đảm bảo con mình được an toàn vì hiện giờ bé đã biết lật, thậm chí đã biết trườn lùi.

1. Bé phát triển về nhận thức: Học cách thuyết phục người khác, hiểu nguyên nhân – kết quả và nắm bắt được cảm xúc của người đối diện

4 thang tuoi cot moc quan trong danh dau su phat trien vuot bac ve the chat va nhan thuc cua be cb7677

Mỉm cười với mẹ để khiến mẹ mỉm cười lại với mình có nghĩa là bé đang học cách thuyết phục người khác (Ảnh minh họa).

Phương thức giao tiếp của đ.ứa t.rẻ 4 tháng t.uổi rất tinh tế. Vì chưa biết nói nên bé phải dựa vào những kỹ năng mà bé có để cố gắng thu hút sự chú ý của cha mẹ. Đó là khả năng khóc, rên rỉ, vồ lấy, thả, ném, cười khúc khích, mếu và nhìn chằm chằm.

Những phương thức giao tiếp này không phải lúc nào cũng dễ chịu và đáng yêu. Ví dụ như việc phải đi nhặt đồ chơi nhiều lần hay phải dỗ bé khóc liên tục không bao giờ là niềm vui của cha mẹ. Mặc dù vậy, đây là những hành vi rất quan trọng vì chúng báo hiệu con của bạn đã phát triển một số kỹ năng quan trọng. Mỉm cười với mẹ để khiến mẹ mỉm cười lại với mình có nghĩa là bé đang học cách thuyết phục người khác. Đ.ánh rơi đồ vật để bố nhặt giúp là minh chứng cho thấy bé đã đạt được sự hiểu biết về nguyên nhân và kết quả. Nhìn vào khuôn mặt và lắng nghe giọng nói của cha mẹ trước khi đưa ra cách phản ứng của riêng mình là biểu hiện bé đang bắt đầu hiểu cảm xúc của người đối diện.

Khi một đ.ứa t.rẻ bỗng nhiên giao tiếp nhiều hơn, theo cách đặc biệt của bé, điều đó có nghĩa là sự phát triển thể chất và phát triển nhận thức của bé bắt đầu hoạt động một cách hòa hợp và nhịp nhàng. Và khi các hệ thống này kết hợp với nhau, chúng bắt đầu kết nối bé với thế giới rộng lớn ở bên ngoài. Điều quan trọng cha mẹ cần lưu ý là không phải tất cả mọi em bé đều có chung một kiểu giao tiếp, vì vậy, bạn hãy quan sát và lắng nghe thật nhiều để dò ra được “tần số” giao tiếp đặc biệt của con mình.

4 thang tuoi cot moc quan trong danh dau su phat trien vuot bac ve the chat va nhan thuc cua be 89958c

Bên cạnh đó, cha mẹ cần nhớ rằng bé không quan tâm đến những gì bạn nói, cái bé cần trong cuộc giao tiếp chỉ là sự chú ý của cha mẹ. Bạn chỉ cần nói chuyện với con những câu chuyện bình thường hàng ngày là được.

Dấu hiệu nguy hiểm: Nếu một đ.ứa t.rẻ không nhìn theo sự chuyển động của đồ vật, không phát âm hoặc không phản ứng với khuôn mặt của cha mẹ khi được 4 tháng t.uổi thì có thể bé có vấn đề với sự phát triển nhận thức. Mặc dù không có lý do gì để quá lo lắng nếu em bé vẫn phát triển các kỹ năng khác, nhưng để yên tâm thì cha mẹ cũng nên trao đổi thêm với bác sĩ nhi khoa của bé.

2. Bé phát triển mạnh mẽ về thể chất

Giống như một cái mô tơ đã được khởi động, thể chất của bé phát triển toàn diện từ đầu đến chân, từ trong ra ngoài một cách mạnh mẽ. Nghĩa là bé đã biết kiểm soát và điều khiển khéo léo tay, chân, đầu… Nếu để ý, cha mẹ sẽ thấy con mình sẽ nắm lấy bất cứ thứ gì trong tầm tay với, đồng thời còn biết chuyền đồ từ tay này sang tay kia, hoặc cầm đồ chơi lắc qua lắc lại.

Em bé 4 tháng t.uổi cũng rất thích nếm mọi thứ, bởi đó là cách để bé khám phá thế giới xung quanh. Điều cha mẹ cần làm là không nên để những món đồ chơi hoặc đồ vật có kích thước nhỏ trong tầm với của bé, để tránh tai nạn bé cho đồ vào miệng và bị hóc nghẹn.

4 thang tuoi cot moc quan trong danh dau su phat trien vuot bac ve the chat va nhan thuc cua be cde3e1

Ở độ 4 tháng t.uổi, bé đã kiểm soát đầu khá tốt. Bằng chứng là khi lật sấp, bé đã giữ đầu và ngực thẳng đứng. Bé cũng có thể đã biết co chân để đẩy cơ thể mình lên. (Ảnh minh họa).

Ngoài ra, ở thời điểm này, bé đã kiểm soát đầu khá tốt. Bằng chứng là khi lật sấp, bé đã giữ đầu và ngực thẳng đứng. Bé cũng có thể đã biết co chân để đẩy cơ thể mình lên. Thậm chí, có một số bé còn tìm ra cách chuyển từ nằm sấp thành nằm ngửa.

Bé 3 tháng t.uổi chưa biết làm những việc này thì cần đưa con đi thăm khám, cha mẹ hết sức lưu tâmĐọc ngay

Chưa kể, nếu được cha mẹ giữ 2 cánh tay kéo nửa người trên để ngồi thì trông bé khá ổn định và rất thích thú khi nhìn ngó xung quanh một cách tự do. Còn khi được bế đứng, bé đủ khỏe để đỡ cơ thể bằng 2 chân của mình.

Dấu hiệu nguy hiểm: Đúng là không phảibé 4 tháng t.uổi nào cũng biết lăn người từ nằm sấp sang nằm ngửa, nhưng nếu một em bé có cử động thất thường, dường như không kiểm soát được đầu, tay chân nắm chặt, mềm yếu, thì cha mẹ nên suy nghĩ đến việc cho con đi gặp bác sĩ.

Ngoài 2 cột mốc phát triển quan trọng ở trên, ở thời điểm 4 tháng t.uổi, bé đã có chu kỳ ngủ rõ ràng với vài giấc ngủ vào ban ngày và ngủ xuyên suốt ban đêm. Tuy nhiên, khái niệm ngủ xuyên đêm ở đây không có nghĩa là bé sẽ không tỉnh giấc vào ban đêm. Bé vẫn sẽ tự nhiên thức dậy giữa các chu kỳ ngủ giống như người lớn. Điều cha mẹ cần làm là đừng vội lao vào dỗ con, mà hãy chờ xem con có tự ngủ lại được hay không.

Theo Helino

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *