Quan niệm ăn rau răm làm y.ếu s.inh l.ý, liệt dương có đúng?

Chuyên gia về y học cổ truyền khẳng định, khi ăn các món có rau răm hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị y.ếu s.inh l.ý hay liệt dương.

Rau răm là loại cây gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Việt, thường được ăn cùng với các món gỏi, nộm, trứng vịt lộn, canh thịt bò,… Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng ăn rau răm dẫn tới chứng y.ếu s.inh l.ý đã khiến không ít người, đặc biệt là các quý ông e ngại khi sử dụng loại rau gia vị này.

Theo lương y Bùi Đắc Sáng, Viện hàn lâm KH&CN Việt nam, Hội Đông y Hà Nội, lời đồn ăn rau răm bị y.ếu s.inh l.ý, liệt dương chỉ có đôi chút đúng về mặt lý thuyết.

Về lý thuyết, rau răm có thể gây ra nóng, giảm tinh khí, có thể làm suy yếu t.ình d.ục, kể cả nam và nữ. Đàn ông thì kém cường dương tráng khí, khô chân huyết, còn phụ nữ có thể mất chu kỳ k.inh n.guyệt. Tuy nhiên, để có các ảnh hưởng này thì phải nạp vào cơ thể lượng rau răm rất lớn (từ 0,5kg trở lên) và ăn thường xuyên, mỗi ngày.

“Thực tế, rau răm là loại rau gia vị nên thường được dùng với lượng ít. Do vậy, khi ăn các món có rau răm, hay ăn trứng vịt lộn với rau răm không có chuyện bị y.ếu s.inh l.ý, liệt dương”, lương y Bùi Đắc Sáng nhấn mạnh.

quan niem an rau ram lam yeu sinh ly liet duong co dung 35d2cd

Trứng vịt lộn ăn kèm rau răm, món ăn được nhiều người Việt yêu thích – Hình minh họa: vickypham.com

Trong Đông y, rau răm là vị thuốc tính vị đắng, cay, ấm, có tác dụng kích thích tiêu hóa, làm ngon miệng, ấm bụng, mạnh lưng gối, sáng mắt. Rau răm thường được dùng để chữa các chứng dạ dày lạnh, đầy hơi, đau bụng; chữa hắc lào, lang ben, chốc lở, sâu quảng (bệnh loét sâu ở chân); chữa rắn cắn hay chó dại cắn.

Một số bài thuốc có rau răm trong Đông y:

– Chữa bệnh thổ tả: hạt rau răm 20g, hương nhu 40g, tất cả sắc uống.

– Chữa bỗng dưng đau tim không chịu nổi: rễ rau răm 20g sắc lên, hòa với 1 chén rượu rồi uống.

– Chữa say nắng, khô khát: rau răm tươi lấy 1 lượng đủ dùng, giã, vắt lấy nước uống.

– Chữa hắc lào, lang ben, chốc lở, sâu quảng: rau răm lấy lượng đủ dùng, giã vắt lấy nước cốt rồi hòa với lượng rượu vừa đủ để bôi, dùng bã đắp ngoài.

Ngoài ra, theo lương y Bùi Đắc Sáng, rau răm còn là bài thuốc rất hữu hiệu để chữa sỏi thận theo công thức: Buổi sáng ngủ dậy, bệnh nhân uống thật nhiều nước lọc, uống càng nhiều càng tốt, bất cứ khi nào khát chỉ được uống nước lọc. Đến bữa trưa và chiều, nấu một bát canh rau răm ăn cùng với cơm (rau răm chỉ cần 1 bó nhỏ to bằng ngón tay áp út, thái nhỏ nấu với tôm hoặc thịt). Bệnh nhân cần ăn đều hàng ngày, cả 2 bữa trưa và chiều. Công thức này không làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh lý của người bệnh.

Liệu trình này kéo dài từ 8 – 15 ngày, bệnh nhân sẽ tiểu tiện ra viên sỏi. Lưu ý, trong thời gian trị liệu, người bệnh tuyệt đối không uống rượu, bia, cà phê, trà mạn. “Công thức này thích hợp với sỏi nhỏ và vừa (kích thước dưới 2cm) vì nếu sỏi quá to rất khó đào thải qua đường tiểu tiện”, lương y Sáng cho biết.

Ông Sáng nhấn mạnh thêm, rau răm tuy là một bài thuốc rất hữu hiệu trong điều trị một số chứng bệnh, tuy nhiên, có những trường hợp không nên dùng loại dược liệu này. Cụ thể, những người bị ốm hoặc m.áu nóng không nên dùng rau răm bởi nó có tính nóng. Phụ nữ đến ngày không nên dùng rau răm bởi có thể gây rong kinh.

Đặc biệt, rau răm có thể gây sảy thai nên phụ nữ đang mang bầu tuyệt đối không nên ăn loại gia vị này, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Nguyễn Liên

Theo vietnamnet

Thuốc trị một số bệnh nấm da thường gặp trong mùa nóng

Nấm gây bệnh da có nhiều loại và thường phát triển mạnh trong mùa nóng ẩm. Vì thế, thời tiết của mùa hè rất dễ mắc một số bệnh da do nấm như hắc lào, lang ben, nấm kẽ…

Khi da bị tổn thương do xây xước, bị thay đổi làm mất khả năng bảo vệ như bị nhiễm bẩn, bị tác động bởi các điều kiện thuận lợi như nóng, ẩm tạo điều kiện cho nấm phát triển, nhiễm nấm sẽ gây thành bệnh nấm. Bệnh nấm có thể bị ở mọi nơi trên da nhưng thường gặp ở một số nơi như bàn tay, bàn chân, bẹn… nơi da ẩm ướt, nóng và hay bị cọ sát sang chấn.

Nấm gây ngứa rất khó chịu, người bệnh thường gãi và chính điều này làm phát tán lan rộng các bào tử nấm trên da và lây lan cho người khác. Những nơi có tỷ lệ mắc nấm cao là do thiếu nguồn nước vệ sinh hoặc nguồn nước bị nhiễm bẩn (nước ao hồ, sông ngòi). Một số bệnh nấm sau thường gặp trong mùa hè:

Nấm hắc lào

Nguyên nhân do vi nấm Epidermophyton, Trichophyton hoặc Microsporum gây nên. Bệnh thường bị vào mùa hè. Vị trí thường gặp là ở các nếp kẽ lớn như ở bẹn, kẽ mông, thắt lưng, nách, nếp vú (ở phụ nữ), thân mình… Ban đầu khi bị hắc lào trên da thấy xuất hiện đám da đỏ hình tròn như đồng xu khoảng 1-2cm đường kính, sau lan to dần. Các đám tổn thương liên kết thành mảng lớn bằng lòng bàn tay hoặc to hơn nữa…

thuoc tri mot so benh nam da thuong gap trong mua nong 6cf24b

Tổn thương da do hắc lào.

Người bệnh thấy ngứa rất khó chịu, nhất là khi thời tiết nóng, ra nhiều mồ hôi. Bệnh tiến triển lành tính, nhưng nếu không điều trị kịp thời và triệt để dễ trở thành nấm da mạn tính hay tái phát.

Khi có dấu hiệu trên, người bệnh cần đi khám chuyên khoa da liễu để được chăm sóc và điều trị thích hợp. Các thuốc chống nấm có thể dùng thuốc toàn thân như ketoconazol, itraconazol, fluconazol và/hoặc kết hợp thuốc bôi tại chỗ clotrimazol…

Bôi và uống theo chỉ định của bác sĩ. Không nên cào, gãi, chà xát và giữ cho vùng da tổn thương luôn được thoáng mát. Cần lưu ý tới một số tác dụng phụ của thuốc như: buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, c.hảy m.áu đường tiêu hóa (ketoconazol). Các tác dụng này có liên quan đến liều dùng và có thể giảm thiểu nếu dùng thuốc cùng với thức ăn.

Ngoài ra, thuốc còn có nguy cơ gây độc gan. Biến chứng ở gan thường gặp nhiều hơn ở người cao t.uổi, phụ nữ, người nghiện rượu hoặc bị suy chức năng gan do những nguyên nhân khác. Vì vậy, cần định kỳ theo dõi enzym gan, ngừng thuốc nếu thấy bất thường và dấu hiệu viêm gan.

Nấm kẽ chân

Nấm kẽ chân (còn gọi là nước ăn chân) là một bệnh ngoài da thường gặp, nhất là vào mùa mưa bão, do chân luôn luôn bị ẩm ướt. Ngoài ra, bệnh còn hay gặp ở những người hay ra mồ hôi chân. Nguyên nhân gây bệnh thường do nấm Trichophyton rubrum.

Ban đầu thường bị ở kẽ ngón 3-4 bàn chân (sít nhau), da bợt trắng, ngứa, xuất hiện một số mụn nước, loét chợt ra chảy dịch. Nhiều khi do người bệnh gãi khiến cho tổn thương bị viêm nề, sưng tấy do nhiễm khuẩn thứ phát (bội nhiễm thêm tụ cầu và một số vi khuẩn khác). Lúc này người bệnh có thể bị sốt, hạch bẹn có thể sưng. Sau đó, tổn thương dần dần lan xuống mặt dưới các ngón chân và sang các kẽ chân khác.

Để điều trị nấm kẽ chân, khi trợt ướt bội nhiễm bôi dung dịch castellami hoặc tím metin 1%. Khi tổn thương khô bôi kem chống nấm như clotrimazol 1%, lamisil và kết hợp uống kháng sinh chống nấm như ketoconazol (nếu cần). Có thể phòng nấm kẽ chân bằng cách rắc bột mycoster, bột undecylenic vào kẽ chân.

Chú ý, khi dùng kem chống nấm clotrimazol bôi tại chỗ có thể xảy ra các phản ứng tại chỗ bao gồm bỏng nhẹ, kích ứng, viêm da dị ứng do tiếp xúc, đau rát vùng bôi thuốc ở da. Trường hợp nhẹ chỉ cần dùng dạng thuốc bôi ngoài, chỉ dùng thuốc uống khi bệnh nặng (theo chỉ định của bác sĩ).

Bôi thuốc đúng cách, vừa đủ lượng: Bôi một lớp mỏng, dàn đều lên bề mặt tổn thương là đủ. Nếu bôi quá nhiều thuốc có thể gây cảm giác nóng, rát ở tổn thương, gây lãng phí thuốc.

Để phòng nấm kẽ chân, không nên đi giày, tất nhiều giờ trong ngày. Vào mùa mưa, môi trường ẩm ướt, giày tất lâu khô, không được sử dụng đồ ướt tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển và bệnh lâu khỏi, dễ tái phát, tái nhiễm. Nếu chân ướt, phải hong khô, lau sạch bàn chân bằng vải mềm rồi mới đi tất, giày.

Nấm lang ben

Lang ben (Tinea versicolor, Pityriasis versicolor) là bệnh nấm nông thường gặp ở da. Biểu hiện lâm sàng đặc trưng bởi dát tăng sắc tố, giảm sắc tố hoặc dát hồng ở thân mình mà chủ yếu gặp ở nửa người trên. Bệnh thường ít khi gây ngứa, không đau nhưng có thể ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ. Căn nguyên gây bệnh lang ben là do nấm họ Malassezia gây nên. M. globosa là nhóm gây bệnh chủ yếu.

Tổn thương ban đầu là các chấm, vết hình tròn 1-2mm đường kính, thường có màu trắng, hồng (nhất là khi đi nắng ra nhiều mồ hôi). Lang ben thường bị ở các vị trí nửa người phía trên như ở cổ, vai, ngực, lưng, cánh tay, có khi lan xuống đùi.

Người bệnh bị nấm lang ben cũng rất ngứa, nhất là khi đi nắng về, khi nóng ra mồ hôi. Bệnh hay tái phát (do bào tử nấm còn sót lại trong nang lông), nhưng ít lây lan. Một số ít trường hợp bệnh lang ben có thể tự thuyên giảm, nhưng đa số bệnh có thể kéo dài nếu không được điều trị.

Điều trị bệnh chủ yếu là điều trị tại chỗ. Có thể bôi cồn BSI 2% hoặc cồn ASA kết hợp mỡ benzosali 15-20 ngày; hoặc thuốc chống nấm tại chỗ như ketoconazol (thường có hiệu quả sau vài ngày đến 4 tuần). Có thể tắm xà phòng nizoral, sastid để điều trị lang ben. Ngoài bôi thuốc có thể kết hợp thuốc uống (trong trường hợp tổn thương lan rộng, tái phát hoặc thất bại với điều trị tại chỗ).

Theo Sức khỏe đời sống

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *