Bác sĩ Nguyễn Văn Lượng (Khoa Chấn thương tổng hợp, Viện chấn thương chỉnh hình – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) cho biết, với phương pháp mới có thể kéo dài chân thêm 16cm.
Vài năm gần đây, ở Việt Nam rộ lên thông tin về việc kéo dài chân. Thực chất, phẫu thuật kéo dài chân có mặt ở Việt Nam từ những năm 60 của thế kỷ trước, song mục đích chủ yếu vẫn chỉ là điều trị bệnh lý. Đáp ứng nhu cầu về chiều cao của nhiều người, trong nhiều năm gần đây, phẫu thuật kéo dài chân với mục đích thẫm mỹ ở Việt Nam đã phổ biến hơn. Việc kéo dài chân là kỹ thuật khó trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình mà không phải bệnh viện nào cũng đủ chuyên môn cũng như trang thiết bị y tế để thực hiện được.
Theo TS.BS Nguyễn Văn Lượng (Khoa Chấn thương tổng hợp, Viện chấn thương chỉnh hình – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), khoa tiếp nhận khá nhiều bệnh nhân đến kéo dài chân. Theo đó, kéo dài chân có thể kéo ở hai nơi: cẳng chân và đùi. Cẳng chân có thể kéo dài được 8 – 8,5cm. Sau khi hoàn thành xong quá trình kéo dài ở cẳng chân, nếu bệnh nhân có nhu cầu có thể tiếp tục kéo dài ở đùi. Tối đa cho việc kéo dài ở đùi cũng là 8cm.
Ảnh một bệnh nhân kéo dài chân ở Bệnh viện 108.
Các bác sỹ khẳng định rằng, phần xương kéo dài hoàn toàn ổn định, người bệnh sau khi kéo dài xương, hoàn toàn có thể vận động thoải mái, thậm chí là đá bóng. Hiện nay, sau khi hết thời gian căng giãn xương, các bác sĩ đều tiêm cho bệnh nhân tế bào gốc để hỗ trợ nhanh hơn quá trình liền xương.
Độ t.uổi tốt nhất để một người tiến hành phẫu thuật kéo dài chân là từ 18 – 35 t.uổi. Đây là giai đoạn xương đã hết t.uổi phát triển và có khả năng phục hồi tốt. Đối với các bạn gái, 8cm chiều cao là một sự thay đổi rất đáng kể về ngoại hình. Vì vậy, rất ít người có nhu cầu kéo dài cả cẳng chân và đùi. Hầu hết các trường hợp chỉ kéo dài ở cẳng chân.
Các bác sĩ cho biết, những bệnh nhân đến kéo dài chân có chiều cao từ khoảng 1m43 đến 1m63, thuộc cả hai giới tính. Việc phẫu thuật kéo dài chân xuất phát từ hai nhu cầu cơ bản: hoặc là yếu tố tâm lý, hoặc là do yếu tố thẩm mỹ, nguyên nhân lựa chọn nghề nghiệp.
Vị bác sĩ này cho hay, nhiều người lầm tưởng rằng, khi đi phẫu thuật kéo dài chân sẽ phải mất cả năm “nằm bất động” và cần có người phục vụ. Tuy nhiên hiện nay người kéo dài chân chỉ phải bỏ ra tổng cộng 1,5 tháng cho mỗi cm chiều cao tăng thêm. Để kéo dài chân thêm 8cm, ta sẽ mất tổng cộng 1 năm điều trị.
Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là người kéo dài chân phải nằm bất động. Các bác sĩ luôn khuyến khích bệnh nhân của mình vận động nhưng với cường độ nhẹ nhàng và đúng phương pháp. Đối với những bệnh nhân có nghề nghiệp không đòi hỏi sự di chuyển nhiều như công việc về phần mềm hay công nghệ thông tin thì việc thực hiện phẫu thuật kéo dài chân không quá ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Vì với phương pháp mới hiện đang được Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 áp dụng thì thời gian nằm viện tổng cộng của mỗi bệnh nhân chỉ khoảng 3 – 4 tuần.
Phim X-quang bệnh nhân sau khi thực hiện kéo dài chân.
Nhiều người bị hạn chế về chiều cao rất muốn thực hiện loại hình phẫu thuật này song vẫn còn lo sợ sự đau đớn. Thực tế, tại xương không có các dây thần kinh cảm giác nên việc cắt xương không gây ra sự đau đớn. Bệnh nhân chỉ đau tại mô ở vết mổ, hoặc trong quá trình nẹp khung cố định bị viêm chân đinh xuyên qua da. Tuy nhiên, hiện nay, trường hợp này rất ít xảy ra.
Bệnh nhân Nguyễn Q.A (20 t.uổi – Hải Phòng) thực hiện việc phẫu thuật kéo dài chân đầu tháng 11/2018 vừa qua cho biết, cô chỉ đau trong hai ngày đầu do vết mổ. Sau đó, không còn thấy đau nữa đến nay thì Q.A. đã quen dần.
Các bác sĩ tại bệnh viện cho biết, số t.iền phẫu thuật không lớn bởi hiện nay theo chính sách của Bệnh viện TWQĐ 108, phẫu thuật kéo dài chân vẫn được xếp vào dạng phẫu thuật điều trị. Còn đối với một số bệnh viện khác, nếu xếp kéo dài chân vào phẫu thuật thẩm mỹ thì chi phí sẽ lớn hơn khá nhiều.
Dĩ nhiên, không có gì là dễ dàng. Không phải tự nhiên mà ai đó có thể tăng được đến 5 – 6% chiều cao của mình như vậy. Tất cả những bệnh nhân phẫu thuật kéo dài chân đều phải có quyết tâm và ý chí rất lớn.
Bất tiện lớn nhất của bệnh nhân phẫu thuật kéo dài chân là sự hạn chế vận động trong một thời gian dài. Trước đây, mỗi bệnh nhân khi thực hiện phẫu thuật này buộc phải đeo khung cố định trong suốt thời gian điều trị. Chiếc khung này khá lớn và cồng kềnh, ngoài việc đi lại khó khăn thì cũng gây thêm phiền phức về lựa chọn trang phục.
Thêm vào đó, việc thực hiện phẫu thuật theo phương pháp cũ với chiếc khung lớn, đinh có chu vi 4,5mm tạo ra khả năng n.hiễm t.rùng chân đinh cao hơn. Đối với những người quen vận động, việc phải “giam mình” trong chiếc khung cồng kềnh đó thực sự là một trở ngại lớn.
Tuy nhiên, hiện nay, các bác sĩ cho biết đã áp dụng phương pháp mới, với thời gian mang khung ít hơn, chỉ khoảng 3 tháng và sử dụng đinh nội tủy. Điều này không chỉ giúp các bệnh nhân thuận tiện hơn trong sinh hoạt cuộc sống mà giảm thiểu đáng kể nguy cơ n.hiễm t.rùng chân đinh.
Các bác sĩ nhận định việc phẫu thuật kéo dài chân ở Việt Nam hiện nay có thể được coi là khá an toàn. Trong vòng hơn 10 năm trở lại đây không có những ca điều trị thất bại, bị biến dạng khung xương hay xương bàn chân. Tuy vậy, mọi người vẫn nên cân nhắc trước sự lựa chọn này. Sự tự tin và hạnh phúc nằm trong chính bạn, chứ không hoàn toàn bởi chiều cao.
Theo saostar
1.000 ngày vàng “phán quyết” – Nếu bỏ lỡ không gì có thể bù đắp được
Y học hiện đại và nghiên cứu khoa học nghiêm túc thừa nhận, 1.000 ngày đầu đời là giai đoạn quyết định đến sự phát triển thể chất, chiều cao của trẻ.
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định đến việc phát triển chiều cao của trẻ. Ảnh minh hoạ
Dinh dưỡng 1.000 ngày vàng đóng vai trò then chốt
1.000 ngày vàng của béđược chia như sau: 270 ngày mẹ mang thai 365 ngày nuôi con năm đầu tiên 365 ngày nuôi con năm thứ 2.
GS.TS Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng cho hay, có 2 nhóm yếu tố quyết định đến chiều cao của trẻ đó là gene (chỉ khoảng 20%) và ngoại cảnh (dinh dưỡng, bệnh tật, vận động, môi trường…). Trong đó, gene là yếu tố khó thay đổi (cho đến thời điểm hiện nay), trong khi những yếu tố như dinh dưỡng, vận động… đều có thể tác động để cải thiện tầm vóc.
Mặc dù ngay từ khi chuẩn bị có thai, phụ nữ cần được chuẩn bị và chăm sóc tốt; trẻ sau 1.000 ngày đầu tiên vẫn cần chăm sóc đến khi dậy thì nhưng giai đoạn 1.000 ngày vàng được y học hiện đại và các nghiên cứu khoa học nghiêm túc nhất thừa nhận là giai đoạn quyết định.
“Đây là giai đoạn chúng ta can thiệp tích cực để sau này người trưởng thành đạt chiều cao theo tiềm năng di truyền. Bỏ lỡ chăm sóc tốt trong 1.000 ngày vàng đầu đời thì không gì có thể bù đắp được”, GS.TS Lê Danh Tuyên nói.
Thông tin từ website suckhoetoandan.vn – trang thông tin chính thức của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho thấy, trong 3 năm đầu đời, chiều cao của trẻ có thể tăng gấp đôi (từ 50cm lúc sinh và đạt 96cm lúc 3 t.uổi), cân nặng tăng gấp năm so với lúc mới sinh (từ 3kg lên 15kg), não bộ phát triển 85% thể tích và tăng 1g trọng lượng mỗi ngày.
Đồng thời, bé sẽ phát triển về nhận thức, cấu tạo nên cơ bắp, hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa, chuyển hóa các cơ quan. Việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho bé trong thời gian này sẽ giúp bé tăng khả năng vượt qua bệnh tật nguy hiểm đến tính mạng gấp 10 lần. Cải thiện điểm số trung bình lên 4,6 lần.
Dinh dưỡng phù hợp trong 1.000 ngày này đóng vai trò then chốt cho sự tăng trưởng và phát triển của bé, không chỉ tác động đến sức khỏe hiện tại mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe lâu dài.
4 giai đoạn phân bổ dinh dưỡng cần lưu ý gì?
Vì mỗi bé có một sự phát triển khác nhau, do vậy, 1.000 ngày “phán quyết” này được chia thành 4 giai đoạn hợp lý hơn cho việc phân bổ dinh dưỡng: Mẹ mang thai, Mẹ cho con bú, Bé cai sữa, Bé tập đi.
GS.TS Nguyễn Gia Khánh, Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam giai đoạn 1.000 ngày đầu đời có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phòng bệnh không lây nhiễm suốt đời. Ở giai đoạn t.iền sản, thiếu bổ sung vi chất dinh dưỡng cho mẹ, cân nặng thấp khi sinh dẫn đến các bệnh không lây nhiễm sau này. Trong giai đoạn này, những gì bé ăn và trải nghiệm có tác động đến nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, còi xương, tiểu đường, dị ứng, tim mạch khi trưởng thành.
Giai đoạn mang thai, các mẹ bầu cần ăn nhiều rau màu xanh đậm, cam, các loại đậu, bổ sung 400ug a-xít folic trước khi mang thai và trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ để phòng khuyết tật ống thần kinh cho bé.
Giai đoạn 6 tháng đầu sau sinh cần cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất và giúp tăng cường hệ miễn dịch để trẻ chống lại bệnh tật.
Đây chính là giai đoạn mà mẹ đang giúp con giảm nguy cơ đối mặt với chứng suy dinh dưỡng thể béo phì, giữ dáng chuẩn cho thân hình của bé.
PGS. TS.BS Nguyễn Anh Tuấn Phó trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi đồng I có đưa nghiên cứu chỉ ra rằng: Thời gian bú mẹ của trẻ càng lâu thì tỷ lệ thừa cân béo phì khi trưởng thành càng thấp. Tỷ lệ thừa cân béo phì liên quan tới nồng độ đạm trong thức ăn, nồng độ đạm càng cao thì cơ thể càng tăng cân nhanh, nguy cơ thừa cân béo phì sau này càng cao. Nồng độ đạm trong sữa mẹ thấp nhất so với các loại sữa từ động vật khác như: sữa bò, sữa ngựa, sữa dê…
Khi bé bú sữa mẹ, mẹ đã tạo cho bé cơ hội sống khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc chứng cao huyết áp, cao cholesterol, loại bỏ 2 nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì khi bé lớn lên. Nghiên cứu đã chứng minh, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ tiếp thu kiến thức tốt hơn các trẻ khác. Những bé này cũng có rất nhiều lợi ích cho bản thân hơn như: Giảm tỷ lệ mắc ung thư vú, buồng trứng và thừa cân sau này.
Giai đoạn ăn dặm, các bậc phụ huynh bắt đầu cho bé ăn các thực phẩm như bột, cháo, rau củ, trái cây, thịt, cá, trứng theo nguyên tắc từ tinh đến thô, từ loãng đến đặc. Lúc này, cần bổ sung sữa công thức để đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho sự phát triển hệ miễn dịch, tiêu hóa của trẻ. Giai đoạn tập đi, bé cần nhiều dưỡng chất như sắt, can-xi và a-xít béo hơn cho sự phát triển thể chất và trí não trong giai đoạn này.
Để con được phát triển tối đa, cha mẹ cần tạo môi trường môi trường tự nhiên tốt, đủ ánh sáng, không gian đủ rộng cho sự vui chơi vận động, sẽ tạo điều kiện kích thích sự phát triển; Khuyến khích trẻ vận động và chơi thể thao; Giúp trẻ có sự phát triển tâm thần kinh tốt: tinh thần ổn định, ngủ sớm để có giấc ngủ sâu vừa cơ thể tiết kiệm năng lượng vừa tạo điều kiện để kích thích tuyến yên tiết ra hormon tăng trưởng GH. Và đặc biệt hãy để ý cân đo trẻ đều đặn hàng tháng để kịp phát hiện ngay khi trẻ chậm lớn.
Trong Chương trình Sức khoẻ Việt Nam được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý là nội dung ưu tiên đầu tiên trong số 11 nội dung ưu tiên giai đoạn 2018-2030. Theo đó, Việt Nam phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ dưới 5 t.uổi suy dinh dưỡng thể thấp còi xuống dưới 20% (năm 2025) và giảm thêm 5% vào năm 2030.
Để đạt mục tiêu này, chăm sóc dinh dưỡng cho 1.000 ngày vàng đầu đời là giải pháp được đưa ra, bao gồm: Thực hiện chăm sóc và bảo đảm dinh dưỡng hợp lý cho bà mẹ trước, trong và sau sinh; nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; ăn bổ sung hợp lý cho trẻ dưới 2 t.uổi; định kỳ theo dõi tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Cùg đó, giám sát tình trạng dinh dưỡng, bổ sung vi chất dinh dưỡng cho t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi, phụ nữ có thai; phát hiện và giải quyết kịp thời các vấn đề dinh dưỡng trong tình trạng khẩn cấp.
Theo giaoducthoidai