10 ca cấp cứu đầy ấn tượng của ngành y tế TP.HCM năm 2019

Lần đầu tiên, Sở Y tế TP.HCM tổng hợp 10 ca nguy kịch được cứu sống ấn tượng.

Đây cũng là 10 ca đầy ấn tượng vì đã phát huy hiệu quả quy trình báo động đỏ nội viện, liên viện và tinh thần hết lòng vì người bệnh của tập thể nhân viên ngành y tế.

1. Phẫu thuật cứu bàn tay đứt lìa cho bé chưa đầy 1 t.uổi

Bé TĐK (ngụ Đồng Tháp) được ba mẹ gửi bà nội và chú trông chừng. Trong lúc bà đi vắng, người chú để bé trong phòng rồi đem xe máy mới mua để thay nhớt, chạy rô đa…

10 ca cap cuu day an tuong cua nganh y te tphcm nam 2019 5d0ab4

Bàn tay và ngón trỏ bị dập, đứt lìa của bé K. Ảnh: TTO

Trong lúc người chú không chú ý, bé K. bò đến chiếc xe, đặt tay trái vào dây sên và bị quấn vào khiến bàn tay và ngón trỏ dập, đứt lìa. Bé được đưa đến BV Chấn thương chỉnh hình TP.HCM lúc 23 giờ 50 ngày 28-9.

BV đã nhanh chóng kích hoạt quy trình báo động đỏ nội viện và kịp thời phẫu thuật cứu bàn tay, ngón tay bé K.

2. Giành sự sống cho b.é g.ái Bình Thuận bị ngưng tim ngay khi đến BV

Ngày 25-10,xe cứu thương của BV tỉnh Bình Thuận vừa tới khoa Cấp cứu BV Nhi đồng 1 (TP.HCM) cũng là lúc nhịp tim b.é g.ái VNTO (12 t.uổi) rời rạc và ngưng đ.ập.

10 ca cap cuu day an tuong cua nganh y te tphcm nam 2019 ead783

B.é g.ái được theo dõi tại BV. Ảnh: PLO

Lúc này, bác sĩ (BS) của BV Chợ Rẫy cũng có mặt khi nhận kích hoạt báo động đỏ liên viên từ BV Nhi đồng 1.

Sau khi được đặt nội khí quản, bé O. được các BS của BV Nhi đồng 1 và Chợ Rẫy tiến hành kỹ thuật ECMO cứu bé thoát khỏi cửa tử.

3. Cứu người bệnh bị xuất huyết não nặng bằng robot Modus V Synaptive

Ngày 16-6, BV Nhân dân 115 TP.HCM tiếp nhận bệnh nhân nữ 62 t.uổi với chẩn đoán xuất huyết não ngày hai. Bệnh nhân bị lơ mơ và liệt nửa người trái.

Các BS quyết định phẫu thuật lấy m.áu tụ bằng phương pháp xâm lấn tối thiểu với sự hỗ trợ của robot Modus V Synaptive và sử dụng ống “brain path” để lấy khối m.áu tụ.

4. Cứu sống và điều trị triệt để cho bệnh nhi bị rối loạn nhịp bẩm sinh bằng kỹ thuật can thiệp điện sinh lý

Ngày 4-12, BV Nhi đồng 1 tiếp nhận bé LMK (bảy tháng t.uổi, ngụ Bình Dương) trong tình trạng nguy kịch do loạn nhịp nhanh và dị tật Ebstein (một loại tim bẩm sinh tím nặng).

10 ca cap cuu day an tuong cua nganh y te tphcm nam 2019 82ee96

Bé K. sau khi được các bác sĩ cứu chữa. Ảnh: HOÀNG LAN

Chẩn đoán bé K. mắc hội chứng Wolff-Parkinson-White (một dạng loạn nhịp có thể dẫn đến đột tử), các BS sử dụng hai loại thuốc chống loạn nhịp để điều trị nhưng thất bại.

Sau đó bé K. được chỉ định thực hiện thăm dò điện sinh lý tim và được các BS tiến hành can thiệp đốt ổ loạn nhịp thành công.

5. Cứu sống bệnh nhân ngưng tim do nhồi m.áu cơ tim cấp

Vào lúc 20 giờ 35 ngày 10-7, BV quận Thủ Đức (TP.HCM) tiếp nhận ông NVĐ (69 t.uổi, ở TP.HCM) trong tình trạng huyết áp tụt, mạch chậm.

Các BS chẩn đoán ông Đ. bị nhồi m.áu cơ tim thành dưới thất phải giờ thứ nhất và diễn tiến nặng do nhịp tim chậm.

Các BS sử dụng thiết bị tạo nhịp qua da để đảm bảo được tần số tim. Tiếp theo, các BS luồn dây dẫn qua tổn thương tắc do huyết khối để khai thông dòng chảy nhánh động mạch vành và đã thành công.

6. Cứu sống ca bị đa chấn thương nặng do tai nạn giao thông

Tháng 5-2019, BV quận 2 (TP.HCM) tiếp nhận bệnh nhân nam 27 t.uổi bị đa chấn thương rất nặng do tai nạn giao thông. Nhận định bệnh nhân rất nguy kịch, BV này kích hoạt báo động đỏ liên viện với BV Nhân dân Gia Định (TP.HCM).

Các BS của hai BV nhanh chóng hồi sức và phẫu thuật cấp cứu. Sau hơn hai tiếng căng thẳng, các BS đã cứu sống bệnh nhân này.

7. Giành sự sống cho cháu bé đa chấn thương do bị container cán ngang

Ngày 20-9, bé QTBN (11 t.uổi, tỉnh Long An) được đưa vào BV Nhi đồng TP.HCM trong tình trạng tím tái, sốc nặng, mạch nhẹ khó bắt, chi lạnh tím, rối loạn tri giác, hôn mê do bị xe container cán ngang người.

10 ca cap cuu day an tuong cua nganh y te tphcm nam 2019 5f372b

Các bác sĩ BV Nhi đồng TP.HCM đang cấp cứu bé N. bị xe container cán qua người. Ảnh: BV CUNG CẤP

Sau khi kích hoạt quy trình báo động đỏ nội viện, các BS nhanh chóng đặt nội khí quản giúp thở, thiết lập hai đường truyền tĩnh mạch lớn và truyền dịch, truyền m.áu chống sốc.

Tiếp theo, các BS xử lý những thương tổn bàng quang, niệu đạo, xương mu… Bé N. được truyền gần 1.500 ml m.áu, năm bịch huyết tương.

8. Can thiệp kịp thời trẻ sơ sinh bị ngạt do sa dây rốn

Ngày 27-10, sản phụ LTKM (28 t.uổi, ở TP.HCM) được đưa vào BV huyện Củ Chi (TP.HCM) để sinh. Tuy nhiên, qua hôm sau (28-10), sản phụ đột ngột vỡ nước ối tự nhiên, lượng vừa, màu trắng đục.

Nhận định đây là trường hợp suy thai cấp diễn tiến nhanh và có nguy cơ sa dây rốn, các BS nhanh chóng mổ bắt con để bé không bị ngạt. Chỉ trong vòng 30 giây bé đã được bắt ra. Các BS ghi nhận dây rốn nằm ép chặt giữa đầu bé và thành trên tử cung.

9. Bệnh nhân bị nhồi m.áu cơ tim cấp được cứu sống nhờ hướng dẫn điều trị từ xa qua Viber

Tháng 3-2019, BV huyện Cần Giờ (TP.HCM) tiếp nhận bà LTH (58 t.uổi) bị đau ngực, khó thở và ngất. Các BS chẩn đoán bà H. bị nhồi m.áu cơ tim cấp thành dưới.

BV nhanh chóng liên hệ và hội chẩn qua điện thoại với BV Nguyễn Tri Phương (TP.HCM). Bên cạnh đó, kết quả đo điện tim của bà H. cũng được gửi tới BV Nguyễn Tri Phương thông qua ứng dụng Viber.

Trên đường đi, BS của hai BV liên tục trao đổi từ xa qua điện thoại về bệnh tình bà H. và hướng xử lý. Vừa tới BV Nguyễn Tri Phương, các BS đặt một stent trên động mạch vành phải cho bà H.

Sau can thiệp, bà H. tỉnh táo, hết đau ngực, mạch huyết áp về mức bình thường.

10. BV Hùng Vương hỗ trợ chuyên môn cứu sống sản phụ đột ngột hôn mê sâu sau mổ bắt con

Ngày 13-9, BV huyện Bình Chánh (TP.HCM) tiến hành mổ bắt con cho sản phụ TTTT (35 t.uổi, ở TP.HCM) do ối vỡ và chuyển dạ ngừng tiến triển.

Tuy nhiên, sau mổ bắt con, thai phụ đột ngột hôn mê sâu và ngưng thở. BV tiến hành sơ cấp cứu và kích hoạt báo động đỏ đến BV Hùng Vương. BS của hai BV nhanh chóng hồi sức tích cực và cứu sống được sản phụ.

TRẦN NGỌC

Theo PLO

Sai lầm không ăn mỡ lợn, ảnh hưởng đến sức khỏe ít ai ngờ

Nhiều người cho rằng việc ăn mỡ lợn là nguồn gốc của nhiều bệnh tật. Thực tế chỉ ra rằng, mỡ lợn hay mỡ động vật có ích lợi không kém với dầu thực vật.

Theo bác sĩ Ngô Quang Trúc – Viện Y học bản địa Việt Nam, không ăn mỡ động vật, như bỏ mỡ lợn ra khỏi thực đơn hàng ngày và thay bằng dầu thực vật là quan niệm sai lầm. Mỡ động vật cũng có tác dụng hoàn thiện trí não ở trẻ nhỏ và các nghiên cứu đều chỉ ra rằng cả mỡ thực vật và mỡ động vật nên cùng có trong khẩu phần.

sai lam khong an mo lon anh huong den suc khoe it ai ngo 6f69ed

Trong mỡ lợn có nhiều chất béo tốt cho sức khỏe.

Tỉ số mỡ động vật và mỡ thực vật nên là 1/1,5. Trong khi đó, bác sĩ Trúc lại cho rằng từ lâu tới nay người dân hay bị “ru ngủ” bởi các chuyên gia, các nhà tư vấn dinh dưỡng… chỉ ăn dầu thực vật, không ăn mỡ động vật.

Việc ăn mỡ động vật được khuyến cáo cần thiết và theo giai đoạn của đời người. Ví dụ ở giai đoạn kiến tạo cơ thể của trẻ, tỉ số mỡ động vật/mỡ thực vật = 70/30; Giai đoạn cơ thể đã trưởng thành tới lúc trung niên, tỉ lệ mỡ động vật/mỡ thực vật = 50/50; Giai đoạn người có t.uổi, cao t.uổi, tỉ lệ mỡ động vật/mỡ thực vật = 30/70.

Bác sĩ Trúc kể, người dân miền núi họ vẫn sử dụng mỡ lợn và ông chiêm nghiệm thấy cũng tốt cho sức khỏe nhất là về mắt. Ngày nay các nhà khoa học trên thế giới đã khẳng định rằng: trong mỡ động vật có nhiều chất Cholesterol cần thiết cho cấu trúc của tế bào, tạo nội tiết tố, đặc biệt là tế bào thần kinh, mà trong dầu thực vật không có hoặc nếu có thì cũng rất ít.

Hơn nữa, các axít béo no trong trong mỡ nếu được sử dụng ở mức độ vừa phải sẽ có tác dụng làm bền vững các mao mạch m.áu, bảo vệ tuần hoàn của cơ thể, dự phòng bệnh tai biến mạch m.áu não (xuất huyết não…) và các bệnh tim mạch, theo Tổ chức y tế thế giới bệnh tim mạch, ung thư và tai biến mạch m.áu não là ba nhóm bệnh đứng hàng đầu gây t.ử v.ong cho con người. Nếu chỉ dùng dầu thực vật mà không sử dụng mỡ động vật thì các tác dụng tốt này của mỡ đối với cơ thể chúng ta sẽ bị suy giảm, có hại cho sức khỏe.

Làm thế nào để tinh chế mỡ lợn chất lượng cao?

Tốt nhất là sử dụng 100% chất béo của lợn đồng cỏ, hoặc để đảm bảo nguồn hữu cơ, không có hormone và kháng sinh.

Sử dụng thịt mỡ lợn, ắt thành những lát nhỏ, đun trong 5-10 cho đến khi mỡ trong lợn chảy ra trở thành dung dịch trong. Khuấy thường xuyên và tiếp tục đun trong 30 phút. Cho đến khi thịt mỡ teo thành tóp mỡ và dòng mỡ trắng xuất hiện nhiều hơn.

Cho đến khi mỡ hoàn toàn biến thành tóp thì tắt bếp, lọc tách mỡ và tóp mỡ. Thêm một chút ớt bột, hoặc chút muối, đường vào mỡ lợn trước khi đông đặc có thể giúp bảo quản lâu hơn.

Không sử dụng đi sử dụng lại mỡ lợn nhiều lần. Mỡ lợn chỉ nên được sử dụng trong khoảng 2-3 tháng.

Diệu Tâm

Theo Đời sống Plus/GĐVN

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *